28/05/2021
Thông số kỹ thuật Nồi chưng cất tinh dầu 100L
- Điện áp : 220V / 380V
- Công suất điện trở: 4-7Kw
- Dung tích 50-100 lit
- Thời gian chưng cất: tùy nguyên liệu
- Vật liệu: toàn bộ được làm bằng Inox SUS304 có 3 lớp
- Bảo hành: 1 năm
Hướng dẫn sử dụng nồi chưng cất tinh dầu gia đình
Bước 1: Thu hoạch lá sả
Lựa chọn lá sả tươi, không cất sả quá già hoặc quá non để đảm bảo sả cho lượng tinh dầu thành phẩm nhiều nhất. Chú ý loại bỏ các loại cỏ dại để tránh ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu.
Bước 2: Làm héo nguyên liệu sả
Lá sả được phơi héo đến độ ẩm còn 50 % so với ban đầu. Bởi vì, ở độ ẩm này, lá sả bảo quản được một số ngày ở nơi cất, hơn nữa, cất lá sả héo sẽ giảm được 35 % nhiên liệu và 27 % thời gian chưng cất.
Bước 3: Chưng cất lá sả
Sả được bó chặt lại thành từng bó nhỏ, đưa vào nồi chưng cất theo tỉ lệ 180 - 200kg nguyên liệu/ dung tích nồi 1000 lit. Thời gian chưng cất 3 – 4 giờ mỗi mẻ.
- Giai đoạn đầu: 1 – 1,5 giời đầu tiên, cài đặt nhiệt ở mức 70 -75°C để chín đều lá sả, đồng thời phá vỡ mô chứa tinh dầu.
- Giai đoạn 2: từ 2 – 2,5 giờ tiếp theo để nhiệt độ cao hơn từ 80-85°C. Giai đoạn này bắt đầu quá trình ngưng tụ tạo ra tinh dầu thô, thu hồi đa số hàm lượng tinh dầu trong lá sả.
- Giai đoạn 3: kéo dài khoảng 0,5 giờ, là giai đoạn tận thu những tinh dầu còn sót lại, kiểm tra nước thoát ra không còn váng tinh dầu thì ngừng
Chú ý: Nước trong bồn mát, bồn ngưng tụ cần được tuần hoàn để giữ nhiệt độ trong khoảng 30 – 40°C, đảm bảo quá trình ngưng tụ được diễn ra liên tục
Bước 4: Phân ly
Hỗn hợp tinh dầu có chứa nước sẽ được tách ra bằng thiết bị phân ly. Tinh dầu sả nhẹ hơn nước nên nổi lên trên, sử dụng bình tách loại bỏ nước sẽ thu được tinh dầu sả nguyên chất.
Bước 5: Tách tinh dầu loại 2
Sau khi tách tinh dầu và nước bằng thiết bị phân ly, nước chưng còn lại sẽ được đưa vào bể xử lý để tách tinh dầu loại II. Tinh dầu thô được lắng để tách tạp chất lớn và được làm khô bằng Na2SO4 khan, lượng Na2SO4 tùy thuộc vào hàm lượng nước trong tinh dầu sả, thường thì 25 – 50 gam/kg tinh dầu. Sau đó tinh dầu được đem lọc để tách Na2SO4 ra, Na2SO4 tách ra được đem rửa hai lần bằng nước ấm rồi cho vào túi vải bỏ vào nồi chưng cất tinh dầu để tận thu tinh dầu.
Bước 6: Sấy và lọc tinh dầu sả đóng chai
Tinh dầu thu được sẽ đem sấy khô và bảo quản trong bình kín. Tinh dầu sả khử hết nước có màu vàng nhạt, được đóng chai tối màu bảo quản nơi khô mát.
Cách tận dụng triệt để nguồn lợi từ cây sả
Sả là cây trồng được sử dụng nhiều để chiết suất tinh dầu, trong quá trình sản xuất tinh dầu, các bã thải, vỏ thừa, lá úa được cho là phế phẩm nông nghiệp có khả năng gây ô nhiễm ô
Bã sả làm đệm lót sinh học, Bã sả làm phân bón hữu cơ
Trước đây người dân trồng sả chỉ với mục đích lấy thân, củ cây sả còn phẩn lá bị bỏ đi, chất đống để đốt. Từ khi có công nghệ chưng cất tinh dầu, người dân dần sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có để sản xuất tinh dầu, đồng thời dùng bã sả làm phân bón sinh học, làm lớp lót chuồng trong chăn nuôi. Một số hộ dân chăn nuôi kết hợp trồng sả cho biết, bã sả làm đệm lót giúp tăng sức đề kháng, giảm khả năng nhiễm bệnh của vật nuôi, đồng thời khi thu gom phân thải cũng dễ dàng hơn. Toàn bộ đệm lót chuồng lại được sử dụng tiếp để bón phân cho sả, hoàn thành quy trình sản xuất khép kín.
Tận dụng bã sả làm giá thể nấm, tăng năng suất chất lượng của nấm rơm
Với việc sử dụng để trồng nấm, trung bình 10 tấn lá sả sau khi chiết xuất tinh dầu sẽ thải ra khoảng 10 tấn phế phẩm. Phế phẩm này được dùng làm giá thể trồng nấm, sau khoảng 30 ngày là có thể thu hoạch được. Với quy trình khép kín và đồng bộ, việc trồng nấm bằng bã thải của lá sá rất đơn giản và cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với các phương pháp truyền thống.
Mô hình khép kín này được áp dụng tại nhiều địa phương, mô hình trồng sả - nấu tinh dầu – tận thu phế phẩm được người dân phát triển mạnh, tận dụng tối các sản phẩm nông nghiệp, vừa đảm bảo môi trường vừa tăng năng suất chất lượng nông sản.
0 nhận xét