07/03/2024
Nguyên liệu là lá rừng, các vị thuốc Bắc cùng với bột gạo… nhưng đồng bào Thái đã tạo ra thứ rượu men lá độc đáo, đặc trưng của dân tộc mình. Trong cái lạnh miền sơn cước, nhấp bát rượu men lá thơm nồng, ngọt hậu mà chếnh choáng men say vị núi rừng...
Từ lâu, bản Xiềng, xã Đôn Phục, huyện Con Cuông (Nghệ An) được biết đến là “thủ phủ” của rượu men lá. Rượu được bà con nấu quanh năm, nhưng những ngày này, làng nghề nấu rượu men lá bản Xiềng, xã Đôn Phục tất bật hơn với những mẻ rượu phục vụ Tết. Vào bất cứ gia đình nào dịp này, cũng dễ dàng bắt gặp cảnh người dân đang chẻ củi, đắp lò, đỏ lửa suốt ngày để chưng cất rượu phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Rượu men lá bản Xiềng được người tiêu dùng ưa chuộng bởi hương vị đặc trưng, được tạo nên từ những viên men lá.
Theo các cụ cao tuổi trong bản, thì men nấu rượu được làm từ lá rừng, các vị thuốc Bắc và bột gạo. Mỗi mẻ men cần đến 20 - 30 loại cây, lá rừng khác nhau, là những loại lá thuốc có lợi cho sức khỏe. Những loại lá này phải vào rừng sâu để thu hái.
Quan sát kỹ, chúng tôi nhận thấy, lá rừng sau khi thu hái về được rửa sạch, băm nhỏ, hong nắng, phơi sương (nếu không có nắng thì hong khô bằng khói bếp). Khi lá đã khô, thì giã mịn, còn thân cây thì nấu sắc lấy nước để ngâm gạo. Gạo làm men phải là thứ nếp nương thơm, sau khi ngâm với nước lá cây rừng một ngày, thì vớt ra nghiền thành bột. Bột này đem trộn đều với nước lá và nặn thành những viên men. Phía ngoài phủ một lớp “bột áo” để men không bị bám dính, không bị nát.
Men sau khi đã được nặn sẽ xếp ra một cái nong to có trải rơm khô bên dưới, xếp men xong tiếp tục phủ một lớp rơm lên trên, vào mùa hè phủ thêm một lớp chăn mỏng; còn mùa Đông thời tiết lạnh, cần phải ủ hai ngày mới ra được men. Men sau khi ủ xong đem trải đều trên nong để chỗ thoáng mát cho khô dần, hoặc đem ra phơi nắng ít nhất 5 - 7 ngày mới dùng để nấu rượu.
Để có được mẻ rượu ngon, không thể thiếu gạo nếp nương. Gạo được đồ thành xôi, xới tung chờ nguội rồi giã men lá thật mịn rắc vào, ủ chừng 25 - 30 ngày mới đem chưng cất thành rượu. Nước nấu rượu là loại nước suối đầu nguồn trong và ngọt. Khi nấu phải đun đều lửa, lửa nhỏ thì không đủ hơi nóng để ra rượu, lửa to dễ bị trào, sục chua, khê.
Rượu men lá trở nên quý, vì cách làm kỳ công từ khâu tìm kiếm nguyên liệu, cách làm men và cách nấu. Trong đó, khâu làm men là công phu nhất, đòi hỏi độ kiên trì, chịu khó và kinh nghiệm, bí quyết riêng của mỗi gia đình. Mỗi viên men lá là vị thuốc quý, rất lành, tạo nên hương vị đặc trưng riêng của rượu bản Xiềng.
Bà Vi Thị Hồng, Tổ trưởng Tổ nấu rượu men lá bản Xiềng cho hay: Chúng tôi đã có quy định riêng để giữ gìn nghề truyền thống. Đó là, men ủ cơm rượu phải là men lá rừng, cơm nấu rượu phải là nếp nương và quá trình ủ, nấu không sử dụng bất cứ hóa chất, phụ gia nào khác. Mặt khác, các hộ dân cũng không được pha trộn rượu của các nơi khác vào để bán.
Với công suất bình quân khoảng 200-300 lít rượu trên ngày; mỗi tháng bình quân từ 6-7 nghìn lít. Hình thức sản xuất thủ công truyền thống, men lá được ủ lên từ 12 thảo dược tự nhiên, công cụ đơn giản, dễ sử dụng và không gây ô nhiễm môi trường.
Thu nhập bình quân của hộ làng nghề là hơn 28 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân mỗi lao động là 18 triệu đồng/người/năm. Thị trường tiêu thụ chủ yếu trong huyện, tỉnh và một số tỉnh khác trong nước.
Sau khi đi kiểm tra thực tế sản xuất của 2 làng nghề nói trên, các thành viên Hội đồng thẩm định đã nhất trí Làng nghề Rượu men lá ở bản Xiềng, xã Đôn Phục và Làng nghề rượu cần ở bản Chòm Muộng, xã Mậu Đức cơ bản đáp ứng đủ các tiêu chí để Hội đồng thẩm định cấp bằng công nhận làng nghề.
Tuy nhiên, các thành viên Hội đồng cũng đề nghị chính quyền huyện Con Cuông, xã Đôn Phục và xã Mậu Đức nên chú trọng xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cụ thể; các hộ gia đình làng nghề cần quan tâm xây dựng quy chế chặt chẽ cho người dân khi tham gia làng nghề; tận dụng nguồn nguyên liệu ở địa phương, chú trọng vấn đề xử lý môi trường, cải tiến mẫu mã… để nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Phó Chủ tịch UBND xã Đôn Phục huyện Con Cuông Lữ Ngọc Chi chia sẻ: "Được công nhận làng nghề, đó là niềm vinh dự của bà con, là cơ hội để bảo tồn, phát huy nghề truyền thống, phát triển kinh tế từ nghề. Để tạo dựng thương hiệu riêng cho rượu men lá bản Xiềng, chính quyền đã chỉ đạo, hướng dẫn bà con sản xuất bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng chất lượng sản phẩm; cải tiến mẫu mã, cách đóng gói và hoàn thiện tem, nhãn mác, đăng ký bảo hộ sản phẩm. Đồng thời, từng bước xây dựng rượu men lá bản Xiềng thành sản phẩm OCOP của địa phương".
Hiện nay, ở nước ta chính quyền địa phương đang đẩy mạnh khuyến khích xây dựng mô hình phát triển Làng nghề, Hợp Tác Xã (HTX), mô hình HTX kiểu mới hiện cũng đang trở thành một xu thế phát triển chung. Đứng trước những yêu cầu cấp thiết về việc mở rộng thị trường, hình thành nên các chuỗi khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá tập trung… thì việc liên kết, thành lập nên các Làng nghề, HTX lại càng trở thành điều tất yếu.
Một số HTX đẩy mạnh quy mô đầu tư các thiết bị sản xuất rượu của KAG Việt Nam, HTX rượu men lá Bằng Phúc là ví dụ điển hình cho việc đầu tư thiết bị máy móc hiện đại của công ty KAG Việt Nam phục vụ cho niềm đa mê sản xuất kinh doanh, tiêu thụ rượu. Những thiết bị cần thiết để phục vụ việc sản xuất kinh doanh rượu phải có: Tủ nấu cơm, nồi nấu rượu, máy lọc rượu, máy chiết rót… việc thành lập kinh doanh theo mô hình HTX có rất nhiều ưu điểm, việc đầu tư ban đầu được đóng góp của cả HTX không chịu vốn đầu tư nhiều như tự các gia đình làm, trong đó khi hình thành mô hình HTX sẽ có thể mở rộng quy mô sản xuất, tiêu thụ rộng hơn ra thị trường tiềm năng ở nước ta.
Nếu mọi người quan tâm đến những máy móc thiết bị nấu rượu hiện đại chất lượng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vẫn, hỗ trợ.
CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ KAG VIỆT NAM
Hotline: 0904685252
Website: www.maythucphamkag.com - www.xuyena.vn
Email: Kagtechvn@gmail.com
Địa chỉ: Số 115, ngõ 509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
0 nhận xét