12/08/2021
Cây ngải cứu còn được gọi là cây thuốc cứu, cây thuốc cao hay ngải điệp, là một loại cây họ cúc. Cây ngải cứu có rất nhiều tác dụng trong cuộc sống. Ngải cứu từ lâu đã được coi là một cây thuốc dân gian có thể sử dụng trong nhiều bài thuốc, món ăn để trị bệnh hiệu quả.
CÔNG DỤNG CỦA NGẢI CỨU
Ngải cứu có vị đắng hơi cay, mùi hắc, tươi thì tính ấm, khô thì tính nóng có tác dụng làm tan hàn thấp, thông kinh, sát trùng... Cây ngải cứu đã được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và trong Đông y như:
Trong châm cứu: Sử dụng làm ngải cứu làm điếu ngải giúp hỗ trợ các bệnh đau cơ, đau khớp, thoái hóa cột sống...
Trong trị liệu massage: Sử dụng ngải cứu làm tinh dầu ngải, giúp giảm đau mỏi chân tay, nhức mỏi khớp, tăng cường lưu thông khí huyết...
Trong thực phẩm: Sử dụng ngải cứu làm món ăn chữa bệnh, giúp giảm đau bụng, tăng cường tuần hoàn máu lên não, giảm đau do thấp khớp, hỗ trợ an thai... Ngoài ra, nước ngải cứu còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ, trị ho, cảm cúm, đau họng, đau đầu...
Trong làm đẹp: Sử dụng lá ngải cứu tươi đắp mặt sẽ giúp trị mụn nhọt, mẩn ngứa.
Trong Đông y: Sử dụng ngải cứu để làm cao ngải cứu, tinh dầu ngải, sắc hay kết hợp với các vị thuốc Đông y khác để làm thành các bài thuốc cực kỳ hiệu quả trong chữa bệnh thường gặp như điều hòa kinh nguyệt, trị ho hoặc cảm cúm do lạnh, điều trị chứng chán ăn, suy nhược cơ thể, giảm mụn trứng cá, làm đẹp da... Lá ngải cứu giã nát, đắp lên vết thương sẽ giúp cầm máu, mau lành hơn. Ngải cứu còn được nhiều người dùng để xông hơi bởi có nhiều hiệu quả trong việc làm thông kinh lạc, dưỡng sinh, tăng khả năng miễn dịch...
Trong cuộc sống thường ngày: Sử dụng ngải cứu làm tinh dầu ngải để xông thơm phòng, làm sạch không khí, tránh các bệnh dị ứng và các bệnh đường hô hấp...
Cây ngải cứu là cây dược liệu có nhiều tác dụng đến sức khỏe của con người. Cây ngải cứu ngoài việc được chiết xuất thành tinh dầu còn được điều chế thành cao dược liệu nhằm phục vụ nhu cầu sức khỏe, làm đẹp của mọi người. Quy trình tách chiết cao từ cây ngải cứu đang được nhiều đơn vị nghiên cứu và sản xuất.
CAO NGẢI CỨU - CAO DƯỢC LIỆU LÀ GÌ?
Cây ngải cứu là một trong những loại dược liệu có dược tính tác dụng tích cực đến sức khỏe của con người, vậy nên ngải cứu được nghiên cứu và điều chế thành cao.Cao ngải cứu là sản phẩm được bào chế bằng cách chiết xuất, cô hoặc sấy đến thể chất quy định các dịch chiết thu được từ dược liệu với các dung môi theo tỉ lệ tiêu chuẩn đã định. Trước khi chiết xuất cao dược liệu, cần phải xử lý cẩn thận nguồn nguyên liệu dược liệu (được làm sạch sẽ, phơi hoặc sấy khô và được chia nhỏ theo kích thước nhất định).
Cao ngải cứu
Lưu ý: Có một số thảo dược có chứa các chất men, chúng ta cần làm sạch chất men bằng cách dùng hơi nước hoặc hơi cồn sôi hoặc những cách thức khác phù hợp tiêu chuẩn, khi các thảo dược đã được làm sạch hết chất men rồi mới đưa vào vào sử dụng chiết xuất thành cao.
QUY TRÌNH ĐIỀU CHẾ CAO NGẢI CỨU
Bước 1: Thu hái dược liệu
Thu hái toàn bộ lá ngải cứu tươi khi hoa chưa nở, lá đang tươi tốt, cắt lấy lá đem sấy khô thì được ngải diệp. Loại lá ngải khô, mặt dưới màu vàng trắng tro; lá có nhiều lông nhung, mùi thơm đậm, không lẫn cành già, không lẫn tạp chất, không mốc vụn là tốt. Lá ngải phải là toàn lá hoặc chỉ lẫn ít cành non, nhỏ, đường kính dưới 2 mm. Theo kinh nghiệm nhân dân, lá ngải cứu càng để lâu càng tốt. Sau khi thu hái đem đi rửa sạch sau đó sấy khô ngải cứu bằng máy sấy dược liệu.
Bước 2: Nấu dược liệu
Sau khi chuẩn bị dược liệu sạch sẽ đảm bảo yêu cầu, dược liệu sẽ được cho vào nồi nấu cao dược liệu. Dược liệu dùng cần phải chế biến (thái, bào, sao tẩm…) theo yêu cầu từng loại. Lượng nước sử dụng không được quá số lượng cần thiết vì sẽ rút hoạt chất, thông thường gấp 4 đến 6 lần trọng lượng dược liệu vì nếu sử dụng quá nhiều nước thì thời gian cô đặc cao phải kéo dài, độ nóng và không khí sẽ làm hỏng phẩm chất cao thuốc.
Trước đây, khi ninh cao, ninh xương, ninh dược liệu người nấu phải sử dụng các nồi nấu thông thường cỡ to, đun bếp ga hoặc sử dụng bếp than gây mất thời gian và vất vả bởi thời gian ninh cao dược liệu phải ninh lâu, qua đêm, người nấu mất cả đêm canh thời gian đun nấu cao.
Nhưng với nồi nấu cao dược liệu của KAG Việt Nam, người sử dụng chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu, cài đặt nhiệt độ để nồi nấu tự vận hành và ninh nước. Vừa tiết kiệm được thời gian, công sức, lại sạch sẽ hơn rất nhiều so với sử dụng bếp than hay bếp ga.
Việc hoạt động bằng điện năng vừa mang đến sự sạch sẽ cho không gian chế biến dược phẩm, thực phẩm được vệ sinh sạch sẽ, vừa đảm bảo sức khỏe khi tránh phải tiếp xúc nhiều với khí thải độc hại. Hộp điện điều khiển của nồi nấu thuốc có chức năng điều chỉnh nhiệt độ, hẹn giờ. Khi nồi sôi sẽ tự động giảm nhiệt độ để sôi nhỏ, giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
Sử dụng Nồi ninh cao dược liệu được làm từ inox 304 cao cấp có 3 lớp cách nhiệt chống cháy, dễ dàng điều chỉnh thời gian và nhiệt độ. Cho nguyên liệu vào nồi, đổ lượng nước gấp 4 – 6 lần khối lượng nguyên liệu (ngập trên dược liệu 5-10cm). Thời gian nấu ngải cứu trong khoảng 4 giờ (đối với những loại dược liệu là cành, rễ cứng thì ninh trong 6h; xương động vật 8-24h). Sau khi nấu xong mở van dưới đáy nồi để lấy được dung dịch nước thuốc. Sau khi nấu nước cốt thì lọc bỏ các loại cặn bã dư thừa để cao được trong, không vẩn đục, không chứa bã dược liệu.
Sử dụng nồi nấu cao dược liệu quá trình nấu sẽ đơn giản và rút ngắn thời gian
Bước 3: Cô cao thuốc, cô cao nước dược liệu
Với các dung dịch cần đun nấu lâu nhưng dễ bị đóng cặn hay cháy khét gây hao hụt, cần được khuấy trộn đều và đảo liên tục để không bị cháy hay bám nồi, không làm mất nhiều thời gian và công sức thì nên sử dụng nồi cô cao cánh khuấy.
Để cô cao thuốc cần phải cô thuốc ở nhiệt độ thấp và thường xuyên khuấy đảo, sử dụng Nồi cô cánh vét sẽ dễ dàng hơn trong quá trình đun nấu. Đổ nước thuốc vào khoảng ¾ nồi, lấy tỉ lệ là 1 lít nước cao bằng 4 – 6kg dược liệu. Cài đặt thời gian, nhiệt độ thích hợp rồi bật máy, hệ thống motor và gia nhiệt tự động sẽ khuấy đảo và cô thuốc.
Để rút ngắn thời gian cô cao, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, Nồi cô cao đặc được sử dụng để cô thuốc dạng mềm và đặc. Miệng nồi rộng giúp khả năng bay hơi nước nhanh hơn, cùng cánh khuấy có khả năng đảo trộn và vét từ đáy nồi đến thành nồi. Thiết kế 3 lớp tương tự như phương pháp đun cách thủy, không làm cao bị cháy khê, có mùi khét.
Nồi cô cao dược liệu có thể xoay nghiêng
Hệ thống làm nóng gia nhiệt riêng biệt để sử dụng thiết bị như nồi gia nhiệt, nồi đun thông thường hoặc như một thiết bị khuấy trộn đơn thuần. Điểm đặc biệt của nồi cô cao dược liệu kiểu mới là khả năng nghiêng một góc 90°, dễ dàng đổ nguyên liệu đun nấu ra ngoài, dễ thao tác vét sạch nguyên liệu bám trong nồi.
Bước 4: Chiết rót cao
Sau khi thêm các thành phần quan trọng khác để có thể hoàn thiện cao thành phẩm. Để chiết rót vào các hũ, chai nhỏ nên sử dụng máy chiết rót dung dịch đặc. Với những ưu điểm, ứng dụng của máy chiết rót dung dịch đặc sẽ mang lại những hiệu quả cao trong sản xuất.
Máy chiết cao dược liệu
Máy chiết rót dung dịch đặc 2 vòi dễ dàng sử dụng, dễ điều khiển, thao tác đơn giản, lượng chiết rót chính xác, bảo dưỡng thuận tiện. Máy được ứng dụng rộng rãi đóng rót các loại dung dịch đậm đặc như cao đặc.
Năng suất của máy chiết rót dịch đặc được kiểm chứng là khá cao vì mỗi thời gian chu trình khá ngắn chỉ từ 04-30s. Dung dịch chiết càng lỏng thì máy chiết càng nhanh và ngược lại nếu dịch chiết đặc máy chiết sẽ chậm hơn. Cài đặt thời gian càng ngắn năng suất càng cao nhưng bạn chỉ nên cài đặt tối thiểu 4 giây để đảm bảo hiệu suất cao nhất.
Để giảm độ ẩm trong cao thuốc, nên sử dụng Tủ sấy để sấy cao đạt độ ẩm cẩn thiết cũng như bảo quản không làm hỏng cao thuốc.
Cao dược liệu - cao thuốc phải được đóng gói kín cẩn thận trong thùng hoặc các loại bao bì kín, để ở nơi thoáng và khô, mát, tránh ánh sáng, ở nhiệt độ thích hợp không thay đổi hoặc thay đổi rất ít. Nhãn: Theo qui định hiện hành và có ghi tên bộ phận dùng của thảo dược và cây thuốc, tên dung môi, hàm lượng (tính theo tỉ lệ %) của hoạt chất hoặc của hợp chất nhận dạng được quy định theo từng chuyên luận riêng, tên và nồng độ của chất bảo quán thêm vào.
Khi hoạt chất chưa biết, tỷ lệ giữa dược liệu và sản phẩm cuối cùng phải dược nêu rõ. Đối với cao đặc và cao khô loại và số lượng tá dược thêm vào cùng được nêu ra và tỷ lệ phần trăm của cao tự nhiên cũng phải được ghi rõ dàng. Để đáp ứng yêu cầu chế biến và cung cấp sản phẩm nấu cao dược liệu, hãy tư hệ thống hệ thống nồi nấu và cô dược liệu đạt tiêu chuẩn VSATTP theo quy định của Bộ Y Tế.
Trên đây là những chia sẻ của KAG Việt Nam về công dụng của cây ngải cứu cũng như cách điều chế cao ngải cứu đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn GMP. Nếu quý khách còn bất cứ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.
CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ KAG VIỆT NAM
Hotline: 0904685252
Website: www.maythucphamkag.com - www.xuyena.vn
Email: Kagtechvn@gmail.com
Địa chỉ: Số 115, ngõ 509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Bài viết liên quan
Nồi ninh cao dược liệu bằng hệ thống điện tự động
Nồi cô cao dược liệu có cánh khuấy tự động
Nồi cô cao cánh vét sản phẩm mang tính đột phá mới
Top 6 thiết bị cần thiết trong sản xuất dược liệu, dược phẩm
0 nhận xét