30/11/2017
Rượu chuối hột rừng là loại thức uống vừa ngon vừa có công dụng chữa rất nhiều bệnh. Dưới đây KAG xin chia sẻ cách ngâm rượu chuối hột rừng an toàn cho sức khỏe.
1. TÁC DỤNG CỦA RƯỢU CHUỐI HỘT RỪNG
Như đã biết chuối hột rừng là loại quả thiên nhiên có tác dụng cực tốt cho sức khỏe, đặc biệt ngâm rượu chuối hột rừng còn trị được rất nhiều bệnh khó chữa hiện nay:
- Trị bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang.
- Rượu chuối hột rừng giúp bổ thận, lợi tiểu
- Chữa đau lưng, nhức mỏi xương khớp, cơ địa mệt mỏi,...
- Ngoài ra, rượu chuốt hột còn có tác dụng khác như: giảm táo bón trẻ em, bệnh gút (thống phong), bệnh hắc lào, xổ giun, tiêu cơm...
2. CÁCH NGÂM RƯỢU CHUỐI HỘT RỪNG
Để ngâm rượu chuối hột rừng an toàn sức khỏe, bạn cần chọn nguyên liệu ngâm và quy trình ngâm rượu đúng cách.
Lựa chọn nguyên liệu và tỉ lệ ngâm rượu chuối hột rừng:
- Cách chọn quả chuối hột ngâm rượu:
lựa chọn quả đúng của rừng 100% thì quá tuyệt với, còn nếu không có thì chọn chuối hột nhà nhưng là chuối của những đám chuối lâu năm. Chọn quả còn nhỏ còn tốt, bẻ đôi quả chuối hột ra nhìn chi chít hột, quả chín không cần quá chín, nếu quả chín tới có thể sơ chế luôn thì rất tốt.
- Cách chọn rượu để ngâm:
Chọn rượu để ngâm chuối hột để đạt được độ ngon tốt nhất phải có nồng độ từ 45-47 độ. Không nên ngâm dưới 40 độ nếu có thể thì chọn loại rượu nếp là ngon nhất.
Nếu tính hạ thổ rượu hay hạ thủy thì nên chọn loại rượu có nồng độ mạnh, tốt nhất là từ 50 độ trở lên, không nên chọn dưới 45 độ.
Còn nếu dự định ngâm bình thường trên 6 tháng sử dụng thì ngâm rượu khoảng 47-50 độ là tốt nhất.
Điều đặc biệt nên sử dụng rượu có nguồn gốc rõ ràng, là loại rượu đã loại bỏ được hàm lượng andehit, metanol, rượu bậc cao,... bằng thiết bị máy lọc rượu.
- Tỉ lệ ngâm rượu chuối hột: Ngâm theo tỉ lệ 1 phần chuối, 4 phần rượu vì theo tỉ lệ này rượu sẽ cho màu đẹp nhất, và rượu cũng không quá ngọt.
Quy trình ngâm rượu chuối hột rừng
- Nếu sử dụng chuối hột nguyên buồng từ rừng hay chuối hột nhà thì nên chọn buồng chuối mới chín tới, sau đó cắt từng quả ra rửa sạch để ráo nước.
- Thái lát mỏng quả chuối tầm 1 centimet lưu ý là bạn không nên thái ra quá mỏng vì khi thái lát mỏng khi phơi khô sẽ bị nát, vụn có nhiều bột làm cho khi ngâm làm cho bình rượu không có màu sáng đẹp.
- Sắp các lát chuối đã thái ra phơi, phía trên nên để 1 cái màng mỏng nhằm tránh bụi bặm, cũng như ruồi nhặng bám vào khi phơi làm mất vệ sinh. Thời gian phơi từ 5-7 nắng tùy theo thời tiết nắng gắt hay không và phụ thuộc vào lát cắt của quả chuối dày hay mỏng.
- Dùng nước vôi, có thể mua vôi rất dễ ngoài hàng tạp hóa rửa sạch lát chuối sau khi phơi khô. Mục đích của nước vôi để là để khử chất tanin có trong vỏ quả chuối, vì nếu không khử thì chất tanin trong vỏ chuối hột nhiều sẽ gây ra táo bón nặng hoặc ngộ độc. Tuy nhiên vì sao ta nên giữ vỏ chuối mà không nên loại bỏ đi vì cũng chính thành phần chất tanin có trong vỏ chuối sẽ giúp rượu ngon hơn nhưng quá nhiều sẽ gây các tác dụng không tốt trên
- Đối với chuối hột khô nguyên quả thì không cần rửa qua nước vôi, và bỏ quả các bước ở trên. Và cũng có nhiều bạn hỏi nên bỏ vỏ chuối hay để thì khi đọc tới đây sẽ có câu trả lời. Trong vỏ chuối có rất nhiều chất tanin, nếu để nguyên vỏ chuối mà không khử bằng cách rửa vôi thì có thể ngộ độc hoặc tiêu chảy, và bản chất trong hột của quả chuối cũng có chất này một ít nên chuối hột rừng thường họ lột vỏ ra phơi thứ nhất là nhanh khô, thứ 2 là nhìn rất đẹp, thứ 3 là nếu để võ mà phơi thì nhìn quả chuối nhơi nhớt lắm và quan trọng nhất là khử được Tanin rất nhiều trong vỏ chuối rừng..
- Sao lại lát chuối sau khi rửa nước vôi ráo nước và khô.
Chuối hột rừng đã được thái lát và sao khô trước khi ngâm rượu.
- Sắp xếp chuối hột vào chum lọ hoặc bình thủy tinh theo từng lớp theo tỷ lệ ¼. Tức 1 phần chuối hột và 4 phần rượu. Vì sao phải theo tỉ lệ 1/4 hay tỉ lệ khác có một số nơi bảo 2/3 thì nên tỉ lệ nào. Tỉ lệ 1/4 chính là tỉ lệ vàng trong khi ngâm rượu chuối hột vì với 1 phần chuối và 4 phần rượu sẽ giúp màu sắc rượu không quá đục, không quá trong, cũng như độ ngọt của rượu phù hợp. Nếu cho quá nhiều chuối hột mà ít rượu thì rượu rất ngọt mất đi cái vị ngon của rượu và không thể "Kích hoạt" hết các chất có trong quả chuối.
- Sau khi cho chuối hột vào thì tiến hành cho rượu vào. Luôn lưu ý là rượu nên từ 42-47 độ hơn thì còn tốt, không nên dưới 40 độ. Sau đó bịt kín hủ rượu để vào nơi có nhiệt độ ổn định từ 20-25 độ. Tại sao người xưa phải cho rượu hạ thủy hoặc hạ thổ hoặc có điều kiện thì làm riêng cho mình 1 hầm rượu lý do là khi làm như vậy nhiệt độ sẽ luôn được ổn định, ít bị thay đổi theo thời tiết nên rượu cho ra rất ngon và chất.
3. BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG RƯỢU CHUỐI HỘT RỪNG ĐÚNG CÁCH
- Bảo quản rượu ngâm chuối hột: sau khi ngâm, rượu chuối hột hừng được bảo quản trong chum, lu, vại, có thể hạ thổ hoặc để chỗ kín, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ từ 20-25 độ C.
- Cách sử dụng: Rượu chuối hột là một vị thuốc không nên lạm dụng uống quá nhiều. Mỗi ngày sử dụng 40ml hoặc 50ml tùy vào thể trạng của từng người. Thời gian sử dụng là mỗi ngày 1 lần sau bữa ăn tối 1h đồng hồ.
Xem thêm bài viết ngâm rượu hữu ích khác:
- Hướng dẫn ngâm rượu sâu chít chuẩn nhất
- Cách ngâm rượu hạt gấc tự cứu mình khỏi 3 căn bệnh kinh niên
- Quy trình ngâm rượu thuốc và những lưu ý để ngâm rượu thuốc đúng cách
0 nhận xét