19/05/2023
Các loại quế
Ở nước ta hiện nay có 3 loại giống quế phổ biến như: giống quế Trung Quốc, Quế Srilanka, quế Thanh (trồng nhiều ở Yên Bái).
Giống quế Trung Quốc
Quế Trung Quốc hay còn gọi là quế đơn thân, cây trưởng thành cao từ 12-17 mét. Giống quế này thường được trồng ở các tỉnh như: Yên Bái, Quảng Ninh, Quảng Nam và sử dụng làm gia vị và thực phẩm. Giống quế này có thể đạt năng suất 15 – 30kg vỏ tươi (tương đương 8 – 15kg vỏ khô).
Giống quế Srilanka
Quế Srilanka là giống quế dễ trồng và chăm sóc, cây trưởng thành thường cao từ 20-25 mét. Loại quế này được trồng nhiều nhất các tỉnh như: Nghệ An, Thanh Hóa, Tây Ninh, Vũng Tàu. Quế Srilanka là loại quế thân nhỏ, hàm lượng tinh dầu ít và kém năng xuất.
Giống quế Thanh
Quế thanh là giống quế mang lại năng suất khá ổn định có thể đạt 30 - 50kg vỏ tươi (15 - 20kg vỏ khô) được trồng nhiều ở Yên Bái. Giống quế thanh này cũng được đánh giá là ít sâu bệnh, dễ chăm sóc.
Sơ chế và bảo quản, chế biến các sản phẩm từ quế
Quế là một trong những loại dược liệu thông dụng được sử dụng phổ biết trong đời sống hằng ngày, là nguyên liệu dược phẩm, mỹ phẩm… Có thể nói, nguồn lợi kinh tế từ cây quế là vô cùng lớn
1. Sơ chế
Sau khi khai thác vỏ Quế đưa về khu vực rửa để làm sạch bụi bẩn và bào tử nấm mốc bám vào vỏ Quế. Quá trình rửa kết hợp với phân loại sản phẩm, loại dùng để làm rượu, loại dùng chưng tinh dầu, loại dùng để làm dược liệu hoặc gia vị, loại nào là phế phẩm…
2. Sấy khô quế thành dược liệu, gia vị thực phẩm
Quế được cắt nhỏ, sấy trong Máy sấy dược liệu khay tròn tự động xoay, giúp làm khô, không bị ẩm mốc. Sấy ở nhiệt độ thấp, trong thời gian dài không làm bay hơi tinh dầu, giảm bớt mùi thơm của quế.
3. Chưng cất tinh dầu quế
Cành lá, vỏ được ủ trong kho khoangr 1 tháng để đảm bảo chất lượng tinh dầu tốt nhất, khi đó mới đưa tới hệ thống chưng cất để sản xuất tinh dầu. Nguyên liệu quế được cho vào giỏ lưới đựng nguyên liệu, sau khi cho đầy nguyên liệu thì giỏ được đưa vào nồi. Thêm nước vào nồi nhưng không nên để nước ngập nguyên liệu sẽ làm hydrat hóa, tạo thành hợp chất khác.
Nồi nấu nguyên liệu được đậy kín và sau đó siết chặt khi đưa nguyên liệu vào. Nồi chưng cất tinh dầu quế được KAG Việt Nam sản xuất đủ tiêu chuẩn áp lực cần thiết vì chiết xuất tinh dầu quế cần áp lực hơi cao, nếu nồi không đủ tiêu chuẩn sẽ làm móp méo biến dạng, hoặc nổ nồi hơi, rất nguy hiểm.
Quá trình chưng cất hoàn thành thu được hỗn hợp tinh dầu quế. Dung dịch này sẽ được chứa vào bình tách tinh dầu. Vì tinh dầu quế nặng hơn nước nên sẽ chìm xuống dưới, tách lấy tinh dầu đã lắng ra bình chứa sau đó tiếp tục tách để lọc được tinh dầu tinh khiết.
4. Ngâm rượu quế
Rượu quế có nhiều bài thuốc khác nhau, mỗi bài thuốc có công dụng khác nhau, một trong số đó nổi tiếng là rượu quế Bạch Phục Linh gồm rượu trắng 45 đến 50 độ ngâm với vỏ quế, Bạch phục linh, Cam cúc, Thiên môn đông, Thạch xương bồ, Nhân sâm, Ngưu tất, Sinh địa hoàng, Hoàng tinh.
Ngâm trong khoảng 15 - 30 ngày là rượu có thể dùng được. Để rượu được ngon hơn, không có bã dược liệu đọng dưới đáy thì nên lọc bằng Máy lọc rượu thuốc cho màu rượu tươi hơn, tinh tế hơn. Rượu được chiết rót, đóng chai thuỷ tinh, chai sành sứ, hoặc chum vò giúp tăng tính thẩm mỹ, tạo sự chuyên nghiệp và uy tín hơn.
Liên hệ Công ty KAG Việt Nam để được tư vấn và báo giá cụ thể
Hotline 090 468 5252
Địa chỉ số 115 ngõ 509 Vũ Tông Phan - Thanh Xuân - Hà Nội
Website www.maythucphamkag.com
0 nhận xét