06/03/2021
Cây sả chanh mang lại lợi ích về môi trường vì là loại cây trồng thích nghi với nhiều loại đất và có thể trồng ở nhiều loại địa hình khác nhau, từ bắc đến nam, từ vùng đất cằn cỗi đến vùng đất đá cao nguyên. Bên cạnh đó, bộ rễ phân bố rộng nên có khả năng hút nước, giữ nước tốt, có tác dụng giữ đất, chống xói mòn, rửa trôi hiệu quả. Vì thế, cây sả không chỉ thích ứng nơi hạn hán vùng đồi núi miền Bắc, mà còn chịu được trong điều kiện ngập mặn ở Tiền Giang hoặc Vĩnh Long, cho năng suất cao và mùi hương tinh dầu khá đặc biệt.
Thu hoạch sả chanh ở Đak Lak
Mô hình khởi nghiệp với cây sả chanh
Qua nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn, nhiều cơ sở sản xuất tinh dầu sả đã thực hiện quy trình sản xuất tinh dầu theo mô hình mới, vừa thu được lượng tinh dầu tối đa trong cây sả, vừa tận thu nguồn lợi dồi dào từ bã sả. Theo như chia sẻ của người dân Tiền Giang, Sả được chưng cất thu tinh dầu, phần bã sả được phơi khô còn 20% độ ẩm, một phần đem làm nghiền nhỏ làm đệm lót sinh học cho trang trại gia súc của gia đình anh, phần còn lại được chuyển tới cơ sở sản xuất phân bón gần đó… Có rất nhiêu cách để tận thu lợi ích từ cây sả, giúp tăng thu nhập đồng thời bảo vệ môi trường, giảm nguồn rác thải trong sản xuất.
- Lá sả, Thân cây sả chưng cất thu tinh dầu nguyên chất
- Bã sả làm đệm lót sinh học, phân bón hữu cơ
- Tận dụng bã sả làm giá thể nấm, tăng năng suất chất lượng của nấm rơm
Thu hoạch nấm từ bã thải lá sả ở Tiền Giang
Quy trình chưng cất tinh dầu sả chanh
KAG Việt Nam đã kết hợp giữa phương pháp truyền thống và hiện đại trong Máy chưng cất tinh dầu sả, được hoàn thiện theo nhiều công suất từ mini tới công nghiệp để phục vụ nhu cầu của người dân. Theo đó, thiết bị sử dụng công nghệ chưng cất lôi cuốn hơi nước kèm hệ thống cảm biến nhiệt lượng và rơ le tự ngắt, giúp giảm lượng điện tiêu thụ đồng thời gia tăng năng suất tinh dầu trong quá trình sản xuất
Quy trình chưng cất tinh dầu và tận thu phụ phẩm từ lá sả
Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu sả cho quá trình chưng cất
Lựa chọn lá sả tươi, đủ tiêu chuẩn, không cất sả quá già hoặc quá non để đảm bảo sả cho lượng tinh dầu thành phẩm nhiều nhất. Tiêu chuẩn lá sả là lúc đầu lá (tính từ ngoài vào) đã khô từ 5 -10 cm thì cắt.
Bước 2: Làm héo nguyên liệu sả
Lá sả được phơi héo đến độ ẩm còn 50 % so với ban đầu. Bởi vì, ở độ ẩm này, lá sả bảo quản được một số ngày ở nơi cất, hơn nữa, cất lá sả héo sẽ giảm được 35 % nhiên liệu và 27 % thời gian chưng cất.
Bước 3: Chưng cất sả phơi
Đưa nguyên liệu đã phơi khô vào nồi cất sẽ có các khay chứa nguyên liệu. Lưu ý, trước khi cho nguyên liệu vào Máy chưng cất tinh dầu sả cần để ý có lẫn cỏ dại hay loại lá khác không, cần loại bỏ ngay để tránh ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu.
Tỉ lệ nguyên liệu chưng cất 180-200kg nguyên liệu/ dung tích nồi 1000 lit. Thời gian chưng cất 2,5-3h/mẻ.
Bã tinh dầu sả sẽ được phơi khô để làm nhiên liệu.
Bước 4: Ngưng tụ chất đốt
Sau khoảng thời gian 2,5-3h, lượng tinh dầu thành phẩm sẽ bay hơi cùng với nước qua ống dẫn hơi và đến bồn làm lạnh ngưng tụ, cần khống chế nhiệt độ nước làm lạnh trong khoảng 35 – 40 độ C.
Nồi chưng cất tinh dầu tại Đak Lak
Bước 5: Phân ly
Hỗn hợp tinh dầu và nước sẽ được tách ra bằng thiết bị phân ly.
Bước 6: Tách tinh dầu loại 2
Sau khi tách tinh dầu và nước bằng thiết bị phân ly, nước chưng còn lại sẽ được đưa vào bể xử lý để tách tinh dầu loại II. Tinh dầu thô được lắng để tách tạp chất lớn và được làm khô bằng Na2SO4 khan, lượng Na2SO4 tùy thuộc vào hàm lượng nước trong tinh dầu sả, thường thì 25 – 50 gam/kg tinh dầu. Sau đó tinh dầu được đem lọc để tách Na2SO4 ra, Na2SO4 tách ra được đem rửa hai lần bằng nước ấm rồi cho vào túi vải bỏ vào Nồi chưng cất tinh dầu để tận thu tinh dầu.
Tinh dầu thô và Tinh dầu tinh khiết thu được sau quá trình tách
Bước 7: Sấy và lọc tinh dầu sả đóng chai
Tinh dầu thu được sẽ đem sấy khô và bảo quản trong bình kín. Tinh dầu sả khử hết nước có màu sáng, được đóng chai bảo quản.
Một số lưu ý khi đưa sản phẩm tinh dầu ra thị trường
Ngoài thủ tục xin cấp Giấy phép sản xuất, các cơ sở sản xuất tinh dầu còn cần thực hiện thủ tục lưu hành sản phẩm, vừa là hình thức chứng minh sản phẩm chất lượng tốt với người tiêu dùng, vừa đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Điều kiện để đăng ký lưu hành sản phẩm tinh dầu
- Bản tự công bố sản phẩm
- Giấy phép đăng ký kinh doanh có ngành nghề sản xuất và kinh doanh sản phẩm tinh dầu
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất tinh dầu
- Mẫu sản phẩm cần công bố (Xét nghiệm sản phẩm các chỉ tiêu có trong sản phẩm tinh dầu, kiểm nghiệm tại các trung tâm được BỘ Y TẾ chấp thuận)
- Ghi rõ nơi sản xuất/ xuất xứ của sản phẩm.
- In nhãn sản phẩm đúng như trên hồ sơ công bố đã đăng ký
- Cam kết trong các thành phần sản xuất không có các chất cấm và các chất hạn chế phải nằm trong giới hạn cho phép.
Bên cạnh việc công bố tiêu chuẩn cơ sở, để có chỗ đứng vững vàng trên thị trường sản xuất tinh dầu đa dạng như hiện này, các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tinh dầu cần có Đăng kí nhãn hiệu, Nhận diện thương hiệu, Quy trình sản xuất, Kỹ thuật tiên tiến nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
0 nhận xét