25/11/2024
Phát triển các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) từ cây dược liệu đang trở thành một hướng đi tiềm năng để khai thác hiệu quả giá trị kinh tế và văn hóa của địa phương, đồng thời góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá.
Từng địa phương chú trọng sản xuất sản phẩm từ cây dược liệu
Huyện Cam Lộ là địa phương có thế mạnh về trồng, chế biến cây dược liệu. Đến cuối năm 2023, toàn huyện trồng được hơn 127 ha cây dược liệu các loại, trong đó duy trì ổn định 30 ha cây chè vằng, 17,5 ha cây an xoa, 10 ha cây cà gai leo, 5 ha cây tràm năm gân, đang trồng thử nghiệm cây quế, đàn hương, đinh lăng, ba kích tím, hà thủ ô... để từng bước khẳng định giá trị và nhân rộng.
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ Trần Hoài Linh, địa phương phấn đấu đến năm 2025 trở thành trung tâm dược liệu của tỉnh với quy mô 500 ha, trong đó tập trung phát triển một số cây dược liệu cho giá trị kinh tế cao như chè vằng, an xoa, cà gai leo, tràm năm gân và một số cây khác. Nhiều sản phẩm chế biến từ cây chè vằng, tràm, cà gai leo, tinh bột nghệ... đã đạt OCOP 3 - 4 sao cấp tỉnh.
Thời gian tới, huyện tiếp tục tăng cường chỉ đạo các địa phương phát triển thêm sản phẩm OCOP từ cây dược liệu. Bên cạnh đó, chú trọng tuyên truyền, vận động người sản xuất rừng bảo tồn, khoanh nuôi và khai thác hợp lý các cây dược liệu dưới tán rừng để liên kết với các cơ sở, hợp tác xã chế biến gắn với đổi mới công nghệ chế biến, xây dựng thương hiệu tham gia vào chuỗi sản phẩm OCOP huyện, tỉnh và cả nước.
Qua kết quả khảo sát, điều tra trên địa bàn, bước đầu đã thống kê được hơn 230 loài cây dược liệu, trong đó có 199 loài thuộc danh mục dược liệu được Bộ Y tế quy định tại Thông tư số 48/2018/TTBYT ngày 28/12/2018. Cây dược liệu tập trung ở 5 huyện gồm Hướng Hóa, Đakrông, Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh.
Toàn tỉnh hiện có hơn 4.000 ha dược liệu với khoảng 40 loài dược liệu đã được nghiên cứu ứng dụng, mở rộng quy mô sản xuất, khai thác trong tự nhiên để chế biến và tiêu thụ, trong đó kết nối với Công ty Cổ phần sản xuất và xuất khẩu quế hồi Việt Nam (VINASAMEX) trồng và tiêu thụ 114 ha cây quế; liên kết với Công ty CP Agi-Dynamics Việt Nam trồng và tiêu thụ 10 ha cây an xoa; Công ty TNHH tinh dầu Bắc Hiền Lương trồng hơn 40 ha tràm năm gân; đã chứng nhận chuyển đổi hữu cơ 2 ha cây ba kích tím...
Tỉnh xác định tập trung phát triển 14 loài dược liệu gồm chè vằng, tràm, nghệ, sả, cà gai leo, an xoa, dây thìa canh, bảy lá một hoa, đẳng sâm, sâm cau, giảo cổ lam, quế, sâm bố chính, khôi tía và một số cây dược liệu khác tạo thành sản phẩm cổ truyền của dân tộc trong tỉnh đạt tiêu chí là sản phẩm OCOP.
Tổng quan kiến thức về chiết xuất dược liệu
Chiết xuất dược liệu là gì?
Đây là tiến trình sử dụng các phương pháp khác nhau nhằm chiết, tách tinh chất quý từ các thảo mộc, dược liệu tự nhiên. Sau đó, các thành phần này được sử dụng để tổng hợp thành thuốc, thực phẩm sức khỏe… Nhờ đó, con người có những sản phẩm bổ dưỡng để bổ sung, nâng cao và cải thiện tình hình bệnh tật… Các bộ phận của thảo dược được dùng để tách chiết gồm: Hoa, quả, lá, rễ, thân, củ…
Mục đích chiết xuất dược liệu
Thực hiện chiết xuất dược liệu nhằm tách riêng biệt các phần dinh dưỡng, bổ dưỡng. Chúng được xem là nguyên liệu để sản xuất các chế phẩm an toàn và có tính giá trị sức khỏe cao. Mục đích của chiết xuất dược liệu nhằm cung cấp nguyên liệu cho ngành dược phẩm. Nhờ đó, con người có nhiều sản phẩm chất lượng, bổ dưỡng để phục vụ quá trình nâng cao sức khỏe và cải thiện tình trạng bệnh.
Những lý do cần thực hiện hoạt động chiết xuất
Chiết xuất dược liệu nhằm tạo ra nhiều chế phẩm an toàn, đảm bảo các tiêu chuẩn cụ thể. Thông thường, sau quá trình này, người dùng thu được dạng dung dịch hoặc dạng cao dược liệu. Nhờ đó, dược liệu có tác dụng mạnh hơn, hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn.
Hệ thống chiết xuất dược liệu là gì?
Hệ thống chiết xuất dược liệu được hiểu là tổng thể các thành phần để thực hiện quá trình chiết xuất. Chúng gồm nhiều bộ phận khác nhau, mỗi phần sẽ đảm nhiệm những chức năng nhất định.
Máy chiết xuất
Máy chiết xuất có nhiều kích cỡ và kích thước khác nhau. Thông thường, các đơn vị sản xuất ở Việt Nam còn nhỏ lẻ. Lúc này, lựa chọn máy chiết xuất mini được xem là hướng đi hiệu quả, vừa tiết kiệm chi phí đầu tư, vừa tiết kiệm chi phí vận hành. Kinh nghiệm khi mua máy chiết xuất là cần quan tâm đến dòng máy, đặc tính tiết kiệm điện năng và mức nhiệt độ thiết bị.
Thiết bị cô đặc
Thiết bị cô đặc là máy công nghệ cao không thể thiếu cho quá trình chiết xuất dược liệu. Máy cô đặc giúp cô đặc nồng độ của dung dịch loãng thu được. Nhờ đó, dược liệu viên có thể kiểm soát thành phẩm thu được hiệu quả hơn.
Dây chuyền chiết xuất
Dây chuyền chiết xuất công nghệ cao được sử dụng nhiều hiện nay là dây chuyền chiết xuất dược liệu chân không được thực hiện trong phòng sạch dược phẩm và phải đảm bảo các tiêu chuẩn kiểm duyệt theo GMP. Sản phẩm cần được chế tạo từ nguyên liệu là inox cao cấp, không han gỉ với bề mặt bóng loáng. Ngoài ra, về hiệu quả thì hệ thống này cần có hiệu suất chiết cao, có thể chiết kiệt 100% hoạt chất quý giá trong sản phẩm.
Một số hướng đi và giải pháp cụ thể để đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP
Khai thác nguồn nguyên liệu dược liệu bền vững
- Trồng và bảo tồn cây dược liệu bản địa: Xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác nhằm nâng cao năng suất và chất lượng. Ưu tiên các loài cây bản địa, quý hiếm như sâm Ngọc Linh, quế, hồi, đinh lăng, atiso...
- Bảo vệ đa dạng sinh học: Hạn chế khai thác tự nhiên quá mức, kết hợp bảo tồn và phát triển các loài cây dược liệu trong môi trường tự nhiên.
Đẩy mạnh chế biến và nâng cao chất lượng sản phẩm
- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ chế biến: Sử dụng công nghệ tiên tiến để tạo ra các sản phẩm dược liệu đa dạng như trà thảo dược, cao dược liệu, tinh dầu, mỹ phẩm thiên nhiên...
- Chứng nhận chất lượng và an toàn: Tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn hữu cơ, ISO, GMP (Good Manufacturing Practice), giúp nâng cao giá trị và tính cạnh tranh của sản phẩm.
Tăng cường xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu
- Xây dựng thương hiệu OCOP: Đăng ký bảo hộ thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, xây dựng các câu chuyện sản phẩm gắn liền với văn hóa địa phương để tạo sự khác biệt.
- Quảng bá sản phẩm: Tận dụng các kênh thương mại điện tử, triển lãm OCOP, hội chợ và các nền tảng mạng xã hội để giới thiệu sản phẩm đến khách hàng.
- Kết nối thị trường: Xây dựng mạng lưới phân phối trong nước và quốc tế, đặc biệt là các thị trường tiềm năng như châu Âu, Nhật Bản, và Hoa Kỳ.
Hỗ trợ và liên kết các chủ thể OCOP
- Hỗ trợ đào tạo: Tăng cường tập huấn cho các hộ dân, hợp tác xã, doanh nghiệp về kỹ năng quản lý, chế biến, và marketing sản phẩm OCOP.
- Liên kết chuỗi giá trị: Hình thành các chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm, tạo sự gắn kết giữa nông dân, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý.
Phát triển du lịch kết hợp dược liệu
- Du lịch trải nghiệm: Tổ chức các tour du lịch tham quan vườn dược liệu, quy trình sản xuất, và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe như spa thảo dược, tắm thuốc.
- Kết nối văn hóa và sản phẩm OCOP: Lồng ghép câu chuyện văn hóa, lịch sử vào các sản phẩm để thu hút khách du lịch.
Chính sách hỗ trợ từ nhà nước
- Đầu tư hạ tầng: Xây dựng cơ sở chế biến, kho bãi, và phòng thí nghiệm tại các vùng trồng dược liệu.
- Ưu đãi tài chính: Cấp vốn vay ưu đãi, miễn giảm thuế cho các cơ sở sản xuất và chế biến sản phẩm OCOP.
- Thúc đẩy hợp tác quốc tế: Học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển, đồng thời kêu gọi đầu tư từ các tổ chức quốc tế.
Chiết xuất dược liệu hiện là tiến trình được sử dụng thường xuyên để thu lại các thành phẩm giá trị, giàu dinh dưỡng. Đây là hoạt động không thể thiếu trong ngành chế tạo thuốc và thực phẩm bổ sung.
Việt Nam có lợi thế về cây dược liệu nhưng chưa biến lợi thế thành kinh tế do thiếu công nghệ, thiết bị để chế biến dược liệu đạt tiêu chuẩn. Cùng với đó là sự phát triển của các ngành hàng mỹ phẩm thiên nhiên, dược phẩm…làm gia tăng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng các sản phẩm dược liệu, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm thiên nhiên. Tuy nhiên, với nguồn lực hạn chế, không phải cơ sở nào, doanh nghiệp nào cũng có thể tự mình xây dựng đội ngũ kinh doanh, marketing, sale, chuyên viên cùng nhà xưởng đầy đủ trang thiết bị đạt chuẩn nên các xưởng gia công mỹ phẩm - nơi cung cấp dịch vụ sản xuất dược mỹ phẩm theo yêu cầu càng càng phát triển, đây cũng là Mô hình sản xuất dược liệu, chế biến dược phẩm mà nhiều người quan tâm, lựa chọn.
Để có được uy tín của người tiêu dùng, thiết bị sản xuất, chế biến dược phẩm cần đảm bảo VSATTP, đáp ứng yêu cẩu GMP, và thiết bị của KAG Việt Nam đáp ứng tốt nhu cầu của người sản xuất. Nếu bạn đang tìm hiểu hệ thống thiết bị chế biến dược phẩm quy mô vừa và nhỏ, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.
CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ KAG VIỆT NAM
Hotline: 0904685252
Website: www.maythucphamkag.com - www.xuyena.vn
Email: Kagtechvn@gmail.com
Địa chỉ: Số 115, ngõ 509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
0 nhận xét