28/04/2023
Cô đặc chân không là một quy trình được ứng dụng nhiều trong các ngành sản xuất hóa chất, thực phẩm hay dược phẩm, giúp tăng nồng độ dung dịch. Công nghệ này mang lại nhiều lợi ích và phục vụ cho nhiều ứng dụng, bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về công nghệ cô đặc chân không.
Tổng quan về thiết bị cô đặc chân không
Hoạt động dựa trên lực ly tâm, chân không và nhiệt để loại bỏ dung môi và cô đặc các chất hòa tan, giúp dung dịch không bị biến chất ở nhiệt độ cao; đặc biệt hữu ích cho ứng dụng có axit và bazơ mạnh trong hóa học tổ hợp.
Thiết bị cô đặc chân không áp dụng chân không trong hệ thống để giảm điểm sôi của dung môi để chất lỏng hóa hơi xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn, ví dụ, nước sôi ở –7,5 ° C ở áp suất 10 mbar. Quá trình cô đặc có thể xảy ra ở mọi nhiệt độ sôi và mọi áp suất. Với áp suất chân không, dung dịch cần cô đặc phải có nhiệt độ sôi dưới 100 độ C.
Một số các sản phẩm, hoạt chất thực phẩm, dược liệu bị biến tính ở nhiệt độ cao. Quá trình biến tính này thường thì: Biến tính về màu sắc, mùi vị, thành phần hoạt chất, độ nhớt làm giảm chất lượng sản phẩm thành phẩm và mất giá trị của sản phẩm. Ví dụ nếu cô đặc nước thốt nốt ở máy cô đặc thường thì màu sắc dịch mật thốt nốt sau cô rất đen. Tuy nhiên khi cô đặc chân không thì màu sắc trắng đục, khi pha ra nồng độ ban đầu thì giống như màu sắc nước thốt nốt ban đầu.
Cô đặc chân không là gì?
Cô đặc chân không (Vacuum concentration) là quá trình cô đặc, thay vì sử dụng nhiệt độ để làm bay hơi nước như phương pháp thông thường, cô đặc chân không được thực hiện ở áp suất chân không để làm giảm nhiệt độ sôi của dung dịch cô đặc, giúp cho dung dịch giữ được chất lượng, không bị biến chất do nhiệt độ cao.
Phương pháp cô đặc chân không có thể làm bay hơi nước ở nhiệt độ phòng hoặc thấp hơn. Do dưới áp suất chân không, nước hoặc dung dịch có thể sôi và bay hơi ở nhiệt độ phòng.
Cấu tạo và phân loại thiết bị cô đặc chân không
Cấu tạo chung của một hệ thống cô đặc chân không bao gồm:
- Khoang đun nóng nguyên liệu
- Khoang chứa hơi
- Khoang nước ngưng
Có nhiều cách để phân loại thiết bị cô đặc chân không. Theo cấu tạo, thiết bị cô đặc chân không được chia thành hai loại sau:
Hệ thống cô đặc chân không nhiều nồi: Phương pháp này có thể tiết kiệm hơi đốt, hơi thứ có thể sử dụng để tạo nhiệt đốt cho nồi tiếp theo. Phương pháp này có hiệu quả kinh tế tốt hơn so với sử dụng hơi đốt cho 1 nồi. Tuy nhiên số lượng nồi không nên quá lớn vì sẽ làm giảm hiệu quả. Thiết bị cô đặc chân không 3 nồi loại sử dụng tương đối phổ biến hiện nay.
Thiết bị cô đặc chân không 1 nồi: có thể hoạt động theo phương pháp liên tục hay gián đoạn. Hệ liên tục thường dùng cho vùng nồng độ và độ nhớt dung dịch thấp hay tương đối thấp. Còn hệ một nồi gián đoạn dùng khi cần nâng cao nồng độ sản phẩm (sản phẩm keo, sệt, paste).
Phương pháp hoạt động của thiết bị cô đặc chân không
Thiết bị cô đặc chân không sử dụng sự kết hợp của nhiệt, chân không và lực ly tâm để làm bay hơi các mẫu dễ bay hơi. Phương pháp này được sử dụng để làm bay hơi, làm khô, tinh chế và đặc biệt là cô đặc sản phẩm nhanh.
Có hai phương pháp hoạt động của thiết bị cô đặc chân không:
- Phương pháp cô đặc bằng nhiệt: Dưới tác dụng của nhiệt, dung môi từ trạng thái lỏng sẽ chuyển thành hơi nước.
- Phương pháp cô đặc lạnh: Khi hạ thấp nhiệt độ, dung môi kết tinh thành dạng rắn làm tăng nồng độ cho dung dịch.
Nguyên tắc của thiết bị cô đặc chân không
- Tiến hành với áp suất chân không
- Dung dịch cần cô đặc phải có nhiệt độ sôi dưới 100 độ C. Từ đó, dung dịch tách bằng phương pháp cô đặc tuần hoàn tốt, dung môi ít tạo cặn và có sự bay hơi liên tục.
Những ưu điểm của nồi cô chân không ứng dụng vào sản xuất
- Cô đặc ở áp suất giảm chân không – nhiệt độ thấp
- Tốc độ bay hơi nhanh
- Thu hồi được dung môi
- Thao tác đơn giản, giảm chi phí nhân công
- Đạt các tiêu chuẩn trong thực phẩm và dược phẩm
- An toàn lao động
Ứng dụng thiết bị cô đặc chân không
Thiết bị cô đặc chân không giúp đảm bảo quy trình cô đặc chân không diễn ra hiệu quả. Chúng được ứng dụng trong các lĩnh vực sản xuất khác nhau: công nghệ thực phẩm, công nghiệp hóa chất, y dược,…
Hệ thống cô đặc chân không dùng để cô đặc các sản phẩm: nước mắm, sữa tươi; các loại dung dịch, chất hóa học trong ngành thực phẩm và dược phẩm; cô đặc các loại nước ép trái cây, cà phê; nước sốt hay tương ớt;…..
Một số sản phẩm cô đặc trong ngành công nghiệp hóa học như: Muối NaCl, NaOH, muối vô cơ,…
Trong ngành thực phẩm sử dụng nồi cô chân không để giữ nguyên được màu sắc và hương vị
Các yêu cầu cơ bản về thiết bị của công nghệ cô đặc chân không
Hệ thống máy cô đặc chân không đòi hỏi các đặc điểm:
- Đảm bảo thanh trùng, an toàn và vệ sinh.
- Tốc độ nhanh, nhiệt độ bay hơi chân không thấp.
- Thiết kế và phụ kiện đáng tin cậy.
- Hiệu suất của thiết bị ổn định, ít hư hỏng.
- Dễ vận hành, theo dõi.
- Yêu cầu sản phẩm: Đạt nồng độ và độ tinh khiết theo yêu cầu, thành phần hoạt chất không bị thay đổi, biến chất, giữ nguyên các chất dinh dưỡng.
Các hệ thống chân không đảm bảo yêu cầu sản phẩm: đạt nồng độ và độ tinh khiết yêu cầu, thành phần hóa học chủ yếu không thay đổi, giữ nguyên dinh dưỡng.
Hệ thống nồi ninh, nồi cô chân không, nồi cô cánh khuấy, máy chiết rót dịch đặc
Trên thị trường hiện nay, các hệ thống máy cô đặc chân không có 2 dòng chính: nhập khẩu nguyên đai hoặc các công ty chế tạo trong nước sản xuất. Ngoài ra, cũng có rất đa dạng kết cấu (1 nổi, nhiều nồi) và đa dạng công suất của nồi cô đặc.
Do đó, thang giá cho các hệ thống này cũng khá đa dạng, từ loại rẻ từ 30 triệu đến các hệ thống công nghiệp hàng trăm triệu đồng. Để có được hệ thống máy cô đặc tối ưu nhất cho nhu cầu sử dụng, bạn nên liên hệ đến các đơn vị cung cấp để được tư vấn và báo giá chính xác hơn.
CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ KAG VIỆT NAM
Hotline: 0904685252
Website: www.maythucphamkag.com - www.xuyena.vn
Email: Kagtechvn@gmail.com
Địa chỉ: Số 115/509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà NộI
0 nhận xét