27/01/2023
Thuốc rượu là dạng thuốc thể lỏng, chế bằng cách dùng rượu để rút hoạt chất của thuốc, như đem các vị thuốc ngâm vào rượu hoặc dùng rượu nhưng cách thủy, sau đó bỏ bã lấy rượu uống hay để xoa bóp bên ngoài. Trên thị trường hiện nay, rượu thuốc dùng để uống bồi bổ sức khoẻ, hỗ trợ điều trị bệnh...
Quy trình làm rượu thuốc, rượu ngâm dược liệu
Bước 1: Dược liệu trước khi cho vào ngâm trong rượu cần được sơ chế, làm sạch, loại bỏ tạp chất bằng Máy rửa Dược liệu, sau đó cắt, thái nhỏ cho phù hợp với dung tích và hình dáng của bình chứa.
Bước 2: Cho dược liệu đã chế biến vào bình, thêm rượu vào. Thường tỉ lệ giữa dược liệu và rượu là 1 : 5 tức là dược liệu 1 phần, rượu 5 phần. Nếu dược liệu có độc như Phụ tử… thì tỉ lệ là Dược liệu một phần, Rượu 10 phần.
Bước 3: Đậy kín, để nơi mát, ngâm ít nhất từ 10 ngày đến 100 ngày. Trong thời gian ngâm, thỉnh thoảng khuấy, lắc cho đều thuốc và luôn phải đậy kín bình đựng để khỏi bị bay hơi.
Rượu thuốc để lâu thường có cặn. Nên dùng Máy Lọc Rượu Thuốc để loại bỏ hoàn toàn cặn bã rượu, cặn lơ lửng, giúp rượu trong hơn, đặc biệt thích hợp với loại rượu thuốc dùng để uống.
Rượu thuốc đúng nghĩa là thuốc Đông y, có thang có vị, các vị thuốc kết hợp trong một bài thuốc và được ngâm rượu là nhằm chiết suất hoạt chất. Vì vậy, rượu thuốc nên được kê đơn bởi thầy thuốc và ngâm, uống theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc như tất cả các loại thuốc khác.
- Chọn nguyên liệu ngâm rượu chất lượng tốt, có xuất xứ nguồn gốc, tốt nhất là hỏi ý kiến thầy thuốc Đông y tránh những chất có thể gây ra độc tố, hoặc là ngâm phải các loại kỵ nhau.
- Tránh tuyệt đối việc tiện đâu mua thuốc ở đó, không mua tại các điểm tham quan, du lịch rồi về tự ngâm uống.
- Khi ngâm rượu thuốc, cần phải kiểm soát chất lượng của rượu gạo, dùng rượu có nguồn gốc rõ ràng và có nồng độ cồn vừa phải, trên 38 độ, không nên dùng loại cồn công nghiệp, rượu độ cồn quá cao.Rượu phải đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng 7043:2013, tức là đã qua xử lý độc tố, hàm lượng methanol dưới 2.000mg/l.
- Dược liệu ngâm rượu đều phải rửa sạch phơi khô, cắt nhỏ hoặc vò nát vo viên trước khi ngâm. Những loại vỏ, cành, rễ thuốc, đều cắt thành miếng dày khoảng 3 ly, rễ cây cỏ thì cắt thành chiều dài 3 cm, nếu là hạt thì giã nát, có một số loại dược liệu phải qua xử lý bào chế.
3 loại rượu ngâm được ưa chuộng dịp Tết
1. Rượu ngâm hạt sen
Hiện nay rượu sen được xem như 1 loại thần dược trong việc hỗ trợ và điều trị các bệnh như: an thần, thích hợp sử dụng cho người mắc chứng mất ngủ, tim đập nhanh, tỳ vị hư yếu. Giúp ăn ngon miệng, giảm bớt căng thẳng, tăng cường sức khỏe. Các bước ngâm rượu hạt sen gồm có:
Bước 1: Bóc từng cánh sen, giữ lại đài sen và nhụy sen cùng các hạt trắng (gạo sen) ở đầu nhụy, đây là nơi lưu hương của sen do đó để có được gạo sen ưng ý thì sen phải được hái từ khi mặt trời chưa mọc.
Bước 2: Sau khi tách đài sen, đem phơi một nắng rồi ngâm trong rượu trắng. Nên sử dụng rượu nấu thủ công nồng độ từ 45 độ trở lên, ngâm ủ trong chum sành hoặc chum gốm. Để đảm bảo rượu không có độc tố, làm ảnh hưởng tới sức khỏe nên cho rượu chạy qua Máy lọc rượu trước khi ngâm để giảm nồng độ Aldehyde, Methanol trong rượu
Bước 3: Sau 3-4 tháng, men rượu quyện hương sen cho mùi thơm đặc trưng là có thể uống được. Rượu sen sẽ được đem ra sử dụng sau thời gian ngâm khoảng 6 tháng. Sau khi lên men, rượu trắng hơi ngả sang vàng như nắng sớm, trong vắt, vô cùng đẹp mắt. Hương sen thanh nhã quyện trong rượu nồng khiến cho rượu sen có một mùi thơm đặc trưng khó quên.
Xem thêm Công thức làm Rượu Sen Hồ tây siêu đặc biệt của người Hà Nội
2. Rượu đòng đòng
Rượu Đòng Đòng là một loại rượu đặc sản nổi tiếng của vùng quê Bắc Bộ. Rượu được ngâm bằng rượu nếp với bông lúa nếp non vụ mùa, ra màu xanh vàng nhạt, vị ngọt ngậy và thơm của sữa lúa nếp non, dưới đây là 3 bước dễ làm để có được bình rượu đòng đòng tươi xanh màu lúa nếp non.
Rượu đòng đòng là rượu nếp men thuốc bắc ngâm với cây lúa non mới trổ bông, cho rượu màu xanh đẹp mắt, uống dịu và thơm
Bước 1: Tách lấy mỗi phần bông lúa nếp non hoặc để cả lá non của cây lúa. Nếu muốn ngon và rượu thanh, nên lấy phần bông lúa non. Rửa sạch, rửa nhẹ nhàng, tránh làm đòng dập sẽ không thẩm mỹ, để ráo nước. Bí quyết làm rượu đòng đòng xanh màu lá mạ: Rượu đòng đòng có chút vị đắng, để có màu xanh đẹp cần ngâm cả lá non, nếu vẫn chưa đủ xanh bạn có thể cho thêm là nếp, xay lá nếp lọc lấy nước bỏ vào ngâm.
Bước 2: Chuẩn bị chum sành hoặc bình gốm mộc, bình thủy tinh rửa sạch bằng nước muối. Xếp những bông đòng đòng thành từng lớp vào chum cho gọn gàng để tiết kiệm diện tích vì những bông đòng nhẹ hơn rượu, dễ nổi lên trên bề mặt.
Bước 3: Đổ rượu nếp đã có vào ngập lớp đòng trong chum, đậy nắp cho kín và để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời. Để rượu ngâm trong khoảng hơn 100 ngày là có thể sử dụng. Có thể hạ thổ để rượu ngon hơn, an toàn hơn; hoặc dùng Máy lão hóa rượu để rút ngắn thời gian hạ thổ.
Xem thêm Cách ngâm rượu đòng đòng, rượu lúa nếp non cho màu xanh lá mạ
3. Rượu ngâm rượu chuối hột
Chuối hột rừng là loại quả thiên nhiên có tác dụng cực tốt cho sức khỏe, đặc biệt ngâm rượu chuối hột rừng còn trị được rất nhiều bệnh khó chữa như trị bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, giúp bổ thận, lợi tiểu; Chữa đau lưng, nhức mỏi xương khớp, cơ địa mệt mỏi,.. 4 bước đơn giản để ngâm rượu chuối hột an toàn, bồi bổ sức khỏe:
Bước 1: Bóc vỏ, thái lát, sấy chuối sơ để khô chuối.
Bước 2: Rửa nước vôi ráo nước và sấy khô lần 2
Chuối hột rừng đã được thái lát và sấy khô bằng Tủ sấy thực phẩm 20 khay
Bước 3: Xếp chuối hột vào chum lọ hoặc bình thủy tinh theo tỷ lệ 1 phần chuối hột và 4 phần rượu, nên dùng rượu trên 40 độ.
Bước 4: Bảo quản rượu ở nơi có nhiệt độ 20-25 độ từ 6 tháng - 1 năm là có thể sử dụng.
Xem thêm Cách ngâm rượu chuối hột an toàn sức khỏe
LIÊN HỆ CÔNG TY KAG VIỆT NAM
HOTLINE 090 468 5252
ĐỊA CHỈ 115 NGÕ 509 VŨ TÔNG PHAN - THANH XUÂN - HÀ NỘI
WEBSITE WWW.MAYTHUCPHAMKAG.COM
EMAIL KAGTECHVN@GMAIL.COM
0 nhận xét