27/07/2023
Nhà nước luôn có chính sách hỗ trợ và khuyến khích đẩy mạnh ứng dụng KHCN phát triển nông sản, sản phẩm OCOP. Qua đó thúc đẩy đổi mới sáng tạo sản phẩm OCOP theo chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng giá trị. Một trong những lý do để người tiêu dùng lựa chọn sử dụng các sản phẩm truyền thống của địa phương, sản phẩm nông sản, thực phẩm là đạt chứng nhận OCOP, vì đây là một trong những chứng nhận về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
Chứng nhận OCOP là gì?
OCOP và viết tắt của “ One Commune One Product” tiếng việt có nghĩa là “ Mỗi xã, phường một sản phẩm” - đây là chương trình được Nhà nước triển khai nhằm khuyến khích phát triển sản phẩm truyền thống, đặc sản tại các xã và huyện. Chứng nhận OCOP là quá trình công nhận và xác nhận rằng một sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu của chương trình OCOP. Đây là một hình thức công nhận chính thức từ các cơ quan có thẩm quyền để xác nhận rằng sản phẩm đã được đánh giá và đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, giá trị văn hóa, môi trường và an toàn thực phẩm.
Tìm hiểu kế hoạch nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh
Trên địa bàn tỉnh hiện có 219 chủ thể sản xuất (54 doanh nghiệp, 87 HTX, 78 hộ) tham gia chương trình OCOP; 565 sản phẩm OCOP (359 sản phẩm đạt từ 3-5 sao cấp tỉnh, 3 sản phẩm đạt 5 sao cấp quốc gia...). Tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP theo chiều sâu, nâng cao chất lượng, các ngành chức năng của tỉnh đã đẩy mạnh hỗ trợ, tuyên truyền tới các doanh nghiệp, HTX ứng dụng KHCN vào sản xuất.
Các đơn vị đầu tư trang thiết bị hiện đại để chế biến sản phẩm OCOP
Theo lãnh đạo Sở KH&CN, trên cơ sở các nội dung nhiệm vụ đã xác định, Sở chỉ đạo các phòng, đơn vị trực thuộc tăng cường các nhiệm vụ ứng dụng KHCN đối với các sản phẩm OCOP. Trong đó tập trung hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, cá nhân về ghi nhãn hàng hóa, đăng ký mã số mã vạch; truy xuất nguồn gốc sản phẩm; xác lập và thực thi quyền sở hữu trí tuệ; hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng KHCN trong sản xuất… Đồng thời phối hợp với Văn phòng Điều phối NTM tỉnh rà soát, đánh giá các sản phẩm được cấp sao; tổ chức chương trình cà phê công nghệ với chủ đề "Ứng dụng công nghệ nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP Quảng Ninh", trong đó có các nội dung liên quan đến công nghệ chế biến, đóng gói, bảo quản các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp, thủy sản; vai trò của thương mại điện tử đối với sự phát triển sản phẩm OCOP…
Đến nay có nhiều doanh nghiệp, HTX áp dụng KHCN trong các khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, đóng gói và tiêu thụ sản phẩm. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã, nâng tầm giá trị sản phẩm trên thị trường, chiếm được lòng tin của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Từ năm 2020 được sự quan tâm hỗ trợ của các ngành chức năng và sự chủ động đầu tư của đơn vị, nhiều đơn vị sản xuất đã cải tạo, xây mới hệ thống nhà máy chuẩn GMP, phòng R&D, phòng Lab - kiểm nghiệm, nhà sấy quy mô lớn… nhằm đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt về sản xuất. Đến nay các sản phẩm tiêu biểu ở các đơn vị trên địa bàn tỉnh như: Trà giảo cổ lam, trà bổ gan, trà giải độc gan, trà diệp hạ châu, viên tiểu đường, viên chè vằng... trở thành sản phẩm OCOP tiêu biểu, được xếp hạng 4 sao cấp tỉnh, được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã.
Chương trình xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp Quảng Ninh đã được UBND tỉnh phê duyệt thực hiện với 21 dự án. Các dự án được thực hiện theo chuỗi gồm: Quy hoạch vùng; ứng dụng công nghệ xây dựng vùng nguyên liệu; xây dựng công cụ quản lý; giới thiệu sản phẩm trong và ngoài tỉnh… Nhiều sản phẩm đã trở thành sản phẩm thuộc chương trình OCOP, như: Vải chín sớm Phương Nam Uông Bí; Chả mực Hạ Long; Na dai Đông Triều; Nếp cái hoa vàng Đông Triều; Gà Tiên Yên; chè Đường Hoa; Rau an toàn Quảng Yên; Trứng gà Tân An; Nước mắm Cái Rồng; Tu hài Vân Đồn; rượu Ba kích Quảng Ninh; mực ống Cô Tô; Nhựa thông Quảng Ninh, Thanh long Uông Bí… Chương trình OCOP đã góp phần phát triển nông nghiệp ổn định.
Thời gian tới, tỉnh xác định chương trình OCOP là một chương trình phát triển kinh tế nông thôn trọng tâm, gắn với xây dựng Nông thôn mới bền vững. Tỉnh chú trọng phát triển các loại hình tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP. Trong đó ưu tiên hỗ trợ các HTX, doanh nghiệp, phát huy vai trò đầu tàu trong các chuỗi giá trị sản phẩm OCOP. Đồng thời có chính sách để ưu tiên vốn, đất đai, hỗ trợ thúc đẩy ứng dụng KHCN để phát triển sản xuất ở các tổ chức kinh tế OCOP, các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, thúc đẩy chế biến, chế biến sâu, liên kết và gắn với vùng nguyên liệu địa phương để hình thành các chuỗi giá trị hoàn chỉnh, sản phẩm OCOP đặc sắc, có giá trị cao, đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ KHCN cấp cơ sở hướng tập trung ứng dụng công nghệ phục vụ phát triển, nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP.
Đánh giá nâng hạng là điều kiện bắt buộc của sản phẩm OCOP
Theo một số hộ kinh doanh, HTX và doanh nghiệp nhỏ là chủ thể sản phẩm OCOP tỉnh Nghệ An cho biết, còn có nhiều thủ tục rườm rà trong việc xem xét nâng hạng và xếp hạng công nhận sản phẩm OCOP này.
Bà Hồ Thị Xuân Hương, chủ thể sản phẩm 4 sao OCOP Tương Sa Nam (xã Nam Anh, Nam Đàn) cho biết: “Khi được công nhận 4 sao OCOP năm 2019 thì quy mô của chúng tôi là sản xuất hộ, năm 2020, chúng tôi thành lập HTX Tương Sa Nam. Do đó, nay để tham gia đánh giá lại OCOP chúng tôi phải có xác minh tài chính 3 năm liên tiếp, đăng ký mã số thuế, phải làm hồ sơ đăng ký bảo vệ môi trường… khá vất vả.
Do đó, năm 2022, trước khi đến hạn chúng tôi đã làm hồ sơ song chưa được chấp thuận. Hiện chúng tôi đang hoàn tất các thủ tục, giấy tờ gửi huyện để tham gia đánh giá lại”.
Còn ông Nguyễn Văn Học (Hưng Đông, TP. Vinh), chủ thể của 7 sản phẩm OCOP 3 sao năm 2019 cho biết: “Hiện tôi đang cân nhắc việc tham gia đánh giá, công nhận lại các sản phẩm đã đạt OCOP của mình. Bởi một số sản phẩm của tôi nay đã chuyển đổi sang sản phẩm khác (cao chè vằng nguyên chất nay đã chuyển sang dạng viên); 2 sản phẩm mật ong thì đã nhập lại thành một nhóm. Bên cạnh đó, đối chiếu các tiêu chí, để đánh giá nâng hạng các sản phẩm lên 4 sao thì chưa đủ mà công nhận lại 3 sao thì tôi không mặn mà làm lại hồ sơ. Do đó, thay vì đánh giá lại các sản phẩm OCOP đã đến hạn, tôi đang tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển những sản phẩm mới”.
Sản phẩm Cao đinh lăng đạt chứng nhận OCOP của tỉnh Gia Lai
Sản phẩm rượu sim đạt chứng nhận OCOP tỉnh Quảng Bình
Hồ sơ tài liệu chuẩn bị quá trình đánh giá sản phẩm OCOP
Hồ sơ bắt buộc sẽ bao gồm:
– Phiếu đăng ký ý tưởng sản phẩm, đăng ký sản phẩm,
– Phương án, kế hoạch kinh doanh sản phẩm theo mẫu
– Giới thiệu bộ máy tổ chức theo mẫu đính kèm
– Giấy đăng ký kinh doanh
– Bản sao có công chứng, chứng minh hoạt động kinh doanh hợp pháp (đối với các đơn vị/cá nhân có đăng ký kinh doanh)
– Sản phẩm mẫu
Tài liệu chứng minh bổ sung
Giấy đủ điều kiện sản xuất, Công bố chất lượng sản phẩm, Phiếu kết quả kiểm tra chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn công bố…
Đây là những giấy tờ rất quan trọng và gần như phải có để có thể tiến xa hơn, đặc biệt là với các sản phẩm thực phẩm, nông sản muốn đạt 4 hoặc 5 sao bắt buộc phải có các hệ thống quản lý chất lượng như ISO 22000, HACCP, chứng nhận VietGAP, nông nghiệp hữu cơ …
OCOP giờ đây gắn với vấn đề giá trị, đằng sau nó là văn hóa, đằng sau nó là bảo vệ gìn giữ môi trường. Nhiều khi chúng tôi đánh giá các sản theo các thang điểm, ví dụ như không có hệ thống xử lý nước thải, không cho 100 điểm, không có hệ thống giám sát, nghiễm nhiên là không được công nhận, dây chuyền làm rất tốt, nhưng có những điểm như không có giấy tờ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, thì cũng không được…Những thang điểm này chính là sự tích hợp đa giá trị. Khi đã đạt được số điểm theo tiêu chí, thì đằng sau số điểm đó chính là niềm tự hào của chủ thể, là câu chuyện tạo ra giá trị và khách hàng sẵn sàng mua để có được trải nghiệm về văn hóa, trải nghiệm về câu chuyện của chính chủ thể đã làm ra những sản phẩm OCOP.
Hiện nay, ở nước ta nhà nước đang đẩy mạnh hỗ trợ, khuyến khích xây dựng mô hình Hợp Tác Xã (HTX), mô hình HTX kiểu mới hiện cũng đang trở thành một xu thế phát triển chung. Đứng trước những yêu cầu cấp thiết về việc mở rộng thị trường, hình thành nên các chuỗi khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá tập trung… thì việc liên kết, thành lập nên các HTX lại càng trở thành điều tất yếu.
Một số HTX đẩy mạnh quy mô đầu tư các thiết bị sản xuất rượu, Dây chuyền sản xuất dược phầm, Thiết bị chế biến nông sản của KAG Việt Nam. HTX rượu men lá Bằng Phúc là ví dụ điển hình cho việc đầu tư thiết bị máy móc hiện đại của KAG Việt Nam phục vụ cho niềm đa mê sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm chất lượng. Việc thành lập kinh doanh theo mô hình HTX có rất nhiều ưu điểm, việc đầu tư ban đầu được đóng góp của cả HTX không chịu vốn đầu tư nhiều như tự các gia đình làm, trong đó khi hình thành mô hình HTX sẽ có thể mở rộng quy mô sản xuất, tiêu thụ rộng hơn ra thị trường tiềm năng ở nước ta.
Nếu mọi người quan tâm đến những Dây chuyền sản xuất nông sản, thực phẩm đồ uống hiện đại chất lượng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vẫn, hỗ trợ.
CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ KAG VIỆT NAM
Hotline: 0904685252
Website: www.maythucphamkag.com - www.xuyena.vn
Email: Kagtechvn@gmail.com
Địa chỉ: Số 115, ngõ 509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
0 nhận xét