24/11/2021
Ngày 23/11, Rượu Cần chính thức góp mặt trong danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia thông qua “Kỹ thuật chế biến Rượu Cần của người S’Tiêng Bình Phước”. Rượu Cần của đồng bào S’tiêng tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước có hương vị khác biệt bởi vị đắng, vị ngọt, vị cay đặc trưng không nơi nào có được.
Quy trình sản xuất Rượu Cần dân tộc S’Tiêng
Cách phối trộn độc đáo giữa các men lá với nguyên liệu như lúa, gạo của người S’Tiêng đã tạo ra sản phẩm Rượu Cần khác biệt. Để có được những ché Rượu Cần ngon, người S'Tiêng phải tuân thủ theo một quy trình nghiêm ngặt từ bước làm men, ủ bỗng, chế rượu... Chị Điểu Thị Xia, mệnh danh là người giữ hồn Rượu Cần S’tiêng sẽ chia sẻ về kỹ thuật chế biến Rượu Cần – di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
1. Nguyên liệu làm men Rượu Cần
Rượu Cần ngon hay không phụ thuộc vào men rượu, rượu ngon đòi hỏi người làm phải có kinh nghiệm, tay nghề cao. Nguyên liệu làm men rượu chủ yếu từ các loại cây rừng như vỏ cây hmuol, kraidang, lá cây ônl, cây lôn coop, cây yong va, vỏ cây poom…
Sau khi thu hoạch, lá cây và vỏ cây được rửa sạch, phơi khô rồi nghiền bột trộn cùng gạo tẻ đã cán mịn theo tỉ lệ 1:1 rồi vắt thành những viên men tròn, vừa nắm tay. Men phải được ủ trong bóng mát mới ngon và không bị bể. Sau khoảng 5 ngày ủ, các viên men lên nấm, phủ bên ngoài một lớp phấn trắng, có mùi thơm, lấy lá khô đốt nhẹ lớp phấn rồi lấy dây rừng xâu lại treo lên gác bếp, chừng 1 tháng là có thể sử dụng được.
2. Nấu cơm và lên men rượu
Vo gạo nếp rồi cho vào khay, đổ nước sâm sấp mặt khay rồi đưa vào Tủ nấu cơm. Sau khoảng 45 – 60 phút thì cơm chín. Đổ cơm ra bàn tãi cơm cho nguội bớt rồi trộn cùng lá cây dâu đất đã phơi khô, sau đó mới bắt đầu trộn cùng với men nghiền mịn.
Trộn đều men cùng cơm cho men ngấu, lưu ý không nên để cơm quá nóng hoặc quá nguội mới vào men vì dễ làm hỏng mẻ rượu.
3. Ủ rượu trong ché
Ché, chóe hay ghè là loại bình ủ đặc trưng ủ rượu cần, ché được rửa sạch, phơi khô, không còn một chút nước đọng không sẽ làm thiu làm hỏng bỗng rượu. Cơm rượu đã lên men được cho vào choé, dùng lá chuối khô nén chặt đậy kín miệng ché, hoặc dùng sáp ong hoặc tro bếp hoà nước thành dạng sền sệt để bịt kín miệng ché.
Thời gian ủ rượu thường từ 3 tuần đến 2 tháng hoặc lâu hơn sẽ càng ngon. Chị Xia cho biết thêm, nếu ủ lâu, trên 1 năm sẽ thành rượu thuốc vì các loại lá cây, rễ cây có tác dụng bồi bổ cơ thể, lợi tiểu, mát gan… đây cũng chính là những vị thuốc Đông y mà người dân tộc S’Tiêng hay dùng đễ chữa bệnh.
Khi uống Rượu Cần phải đổ nước lọc vào ché. Nước đầu có vị cay nồng, càng về sau độ cồn giảm dần. Nhưng chớ chủ quan, vị ngọt của rượu sẽ làm người ta say lúc nào không biết. Khi hút cần rượu lên, thấy màu vàng nâu giống màu mật ong là ngon nhất. Vị rượu lúc này vừa ngọt vừa cay, thanh nồng rất dễ chịu, uống ngụm rượu cảm nhận hương vị núi rừng.
Các thiết bị sản xuất Rượu Cần của người S’Tiêng
Hiện nay, Rượu Cần dần trở thành một nét văn hoá không chỉ của đồng bào dân tộc Stiêng mà còn là thức uống được ưa chuộng của người dân Việt Nam mỗi dịp Tết đến xuân về. Vì vậy sản phẩm Rượu Cần cũng dần được sản xuất với số lượng lớn, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Để có thể chế biến số lượng lớn không thể không cần đến những thiết bị, máy móc hiện đại, đảm bảo vệ sinh.
Máy rửa dược liệu, thảo dược, lá cây rừng
Máy nghiền nguyên liệu, dược liệu làm men
Máy sấy dược liệu, thảo mộc
Tủ nấu cơm rượu
Liên hệ KAG Việt Nam để được tư vấn và báo giá thiết bị sản xuất rượu truyền thống, rượu thủ công
Hotline 0904685252
Địa chỉ 115 ngõ 509 Vũ Tông Phan - Thanh Xuân - Hà Nội
Website www.maythucphamkag.com
0 nhận xét