29/09/2023
Từ xa xưa, nghề nấu rượu đã trở thành nghề truyền thống của bà con thôn Chuế, xã Hoằng Yến. Rượu Ngọc Chuế được trưng cất theo phương pháp thủ công truyền thống. Với hương thơm quyến rũ quyện vào các món hải sản tươi sống xủa xứ biển Hải Tiến đã trở thành sản vật nổi tiếng một vùng. Con em Hoằng Yến dù phải xa muôn phương cũng luôn tự hào về hương vị độc đáo của rượu Ngọc Chuế quê nhà. Và cũng chính nghề này nhiều gia đình của Hoằng Yến đã vươn lên thoát nghèo, xây dựng nhà cửa khang trang, chăm lo cho sự nghiệp học hành của con em và thực hiện tốt nghĩa vụ đối với địa phương. Đặc biệt, hiện nay rượu Ngọc Chuế đang được chính quyền xã Hoằng Yến và doanh nghiệp phối hợp xây dựng trở thành sản phẩm OCOP.
Để phát huy thế mạnh của địa phương, những năm qua, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến việc phát huy những giá trị truyền thống cũng như việc phát triển, tìm hướng đi mới cho làng nghề. Theo đó, địa phương đã có những nghị quyết chuyên đề về phát triển dịch vụ thương mại, đặc biệt là phát triển làng nghề theo hướng bền vững gắn với phát triển du lịch, dịch vụ. Cùng với đó, địa phương luôn chú trọng quan tâm tuyên truyền, định hướng để nhân dân duy trì phát triển nghề, gìn giữ bí quyết gia truyền, không ngừng nâng cao chất lượng, phong phú hóa mẫu mã, tạo thương hiệu cho sản phẩm. Cùng với đó, địa phương không ngừng mở rộng thị trường trong nước và từng bước thâm nhập thị trường nước ngoài; tích cực quảng bá thương hiệu sản phẩm làng nghề.
Phát triển làng nghề nấu rượu truyền thống, vừa góp phần gìn giữ, phát triển văn hóa truyền thống của địa phương Hoằng Yến đồng thời góp phần tích cực tạo động lực thúc đẩy xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế trên địa bàn.
Tại Hoằng Yến, để có được bình rượu ngon thì khâu chọn gao vô cùng quan trọng, khi nấu rượu gạo nếp không cần xay trắng, chỉ cần xay lứt, có nghĩa là lớp cám bọc bên ngoài hột gạo còn y nguyên. Ngâm gạo vài tiếng trước khi nấu thành cơm rượu. Cơm rượu nấu xong thì dàn ra một cái nia lớn cho nguội khoảng 1 giờ. Men được giã nhỏ và rắc đều lên trên mặt cơm rượu. Sau đó xếp lần lượt từng lớp vào chum sao cho mặt trên lớp này (có men vừa rắc) úp vào mặt dưới lớp kia. Đậy kín chum bằng lá chuối khô và không được mở ra để xem, vì rượu sẽ không lên men đều được. Men rượu được làm bởi những gia đình có kinh nghiệm lâu đời tại địa phương nên rất thơm và khô.
Để có men quý người ta cho vào đó một số dược liệu có tác dụng thông khí huyết, diệt khuẩn. Sau khoảng 1 tuần ủ, cơm rượu được lên men và có vị chua ngọt, được gọi là cơm mọng. Người ta cho thêm nước vào rồi bịt kín miệng chum ủ tiếp. Tuỳ kinh nghiệm mà người đặt rượu sẽ để mấy ngày thì có thể đem ra nấu rượu. Nếu đem ra sớm quá thì sẽ được ít rượu, hèm còn ngọt, mà nếu để chậm quá thì cũng hỏng. Dụng cụ để nấu rượu gồm một nồi đồng lớn, có đặt máng và ống dẫn rượu ra ngoài bằng tre, trên cùng thường là một bể nước đặt nghiêng. Trong chậu này đựng nước thường xuyên được thay để giữ lạnh. Hơi rượu bốc lên từ nồi dưới, gặp lạnh ở đáy chậu đựng nước lạnh phía trên, sẽ hóa lỏng mà theo máng chảy ra ngoài rồi được hứng vào chai. Lúc bỏ cơm rượu vào để nấu, người ta pha thêm nước theo liều lượng, dùng đất sét trám thật kỹ giữa hai nồi, cùng chung quanh ống dẫn rượu để hơi rượu không bị bay thoát.
Công đoạn nấu rượu Ngọc Chuế cũng là những bí truyền riêng, mấy cụ cao niên không giấu nghề cho biết phải kỳ công và vất vả lắm. Không yêu nghề, say nghề thì không làm được và sẽ không có rượu ngon. Dường như trong rượu Ngọc Chuế còn có tình cảm sự chăm bẵm sâu sắc tỷ mỷ của họ trong quá trình nấu rượu.
Việc đầu tiên quan trọng là chọn nguyên liệu: Gạo nấu rượu phải chọn gạo tốt đều hạt được xay rối như dạng gạo lứt để giữ lấy lớp lụa sát hạt gạo cho có vị thơm. Cơm để ủ rượu phải nấu khéo léo vừa chín tới, dẻo mềm rỗi hạt cơm, kỵ nhất là nhão và khê. Cơm rượu được đổ ra rải đều trên mặt nia và dùng quạt mo thổi cho mau nguội. Men rượu làng Quảng đã chuẩn bị sẵn giã thật mịn rồi đem trộn thật đều. Trộn xong đem ủ trong vại sành hoặc chóe có quây phủ bao bì gai mềm và lá khô cho đủ nhiệt để cơm rượu lên men thật tốt.
Rượu Ngọc Chuế được lấy 3 nước: Nước đầu, nước thứ và nước cuối rồi đem trộn lẫn. Sau đó rượu được đổ vào chóe sành để bảo quản. Rượu càng để lâu càng đằm và thơm ngon, có hương vị đặc trưng không nơi nào có được. Người sành rượu đã uống rượu Ngọc Chuế rồi thì nằm lòng khó quên, cứ tự nhiên mà gieo vào họ nỗi nhớ niềm yêu.
Trước đây nấu rượu người canh lửa nồi rượu phải rất cẩn thận, nếu lửa nhỏ quá cũng không được, mà lửa cao quá sẽ làm khê cơm, hơi rượu sẽ bị khét, nhưng giờ đây nhờ áp dụng phương pháp nấu rượu hiện đại hơn, nồi nấu rượu bằng điện hoàn toàn tự động nên rượu nấu đạt chuẩn với lượng rượu ra đều. Để có được rượu ngon người nấu phải có kinh nghiệm lâu năm, nhất là việc bảo quản ủ rượu trong các điều kiện thời tiết và môi trường khác nhau. Đặc điểm nguồn nước ủ rượu và nấu rượu cũng là nhân tố quan trọng quyết định độ ngon của rượu.
Rượu Ngọc Chuế có hương vị vô cùng đặc trưng không giống với bất cứ loại rượu nào trên cả nước bởi vị ngọt đằm thắm, cay dịu nhẹ hòa lẫn nét hào sảng, phóng khoáng mang lại cho người thưởng thức cảm giác thấm đẫm đến mê say bởi được làm từ loại men tự nhiên. Đối với người dân làng Chuế, nghề nấu rượu đã thấm vào máu, vào tim nên từng giọt rượu không những được kết tinh từ nguồn nước tinh khiết của vùng núi, được chắt chiu từ hạt nếp mùa dài óng ả, thơm ngon thượng hạng mà còn là sự kết hợp của cái tâm và cái tình của người nấu rượu cùng với loại men đặc trưng lưu truyền của làng Chuế từ bao đời nay.
Rượu được ủ trong chum sành hoặc có thể sử dụng máy lão hóa rượu giúp rút ngắn thời gian
Làng nghề nấu rượu Ngọc Chuế đã tồn tại trên 100 năm tuổi. Trải qua bao thăng trầm, người dân nơi đây vẫn luôn gìn giữ, truyền lại cho con cháu từ đời này sang đời khác để cái nghề của cha ông không bị mai một theo thời gian. Là người con thôn Chuế, xã Hoằng Yến, chị Nguyễn Thị Hoa thôn Chuế 2, xã Hoằng Yến chia sẻ: “Gia đình tôi có truyền thống nấu rượu từ nhiều đời, từ đời ông cố nội và truyền nghề lại cho con cháu lưu giữ và được người tiêu dùng đánh giá cao. Tất cả các khâu đều quan trọng, từ khâu chọn gạo để khâu nấu và ủ rượu. Men được dùng là loại men tự nhiên, trong đó một số dược liệu có tác dụng thông khí huyết, diệt khuẩn bí quyết của người làm men. Nếu không làm tốt các khâu thì chất lượng sẽ không đảm bảo.”
Một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng rượu, ngoài kinh nghiệm, kỹ năng nấu rượu thì cơ sở vật chất, hệ thống chưng cất rượu cũng là điều đáng để mọi người quan tâm. Những năm gần đây nồi nấu rượu bằng điện đã dần thay thế phương pháp nấu rượu thủ công, điều đó đã mang lại rất nhiều lợi ích cho các cơ sở sản xuất rượu.
Để rõ hơn về lợi ích của hệ thống sản xuất rượu đối với các cơ sở sản xuất rượu, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ hiệu quả nhất.
CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ KAG VIỆT NAM
Hotline: 0904685252
Website: www.maythucphamkag.com - www.xuyena.vn
Email: Kagtechvn@gmail.com
Địa chỉ: Số 115/509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Bài viết liên quan
Tìm hiểu nồi nấu rượu bằng điện đầy đủ công suất
Hệ thống chưng cất rượu sạch đạt tiêu chuẩn
0 nhận xét