17/04/2024
OCOP được xem là chất xúc tác trong quá trình xây dựng nông thôn mới, đẩy nhanh việc triển khai, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng tầm sản phẩm của ngành nghề nông thôn, nâng giá trị sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2018 tại Quyết định số 490/QĐ-TTg. OCOP là cụm từ viết tắt của "One commune, one product" nghĩa là "Mỗi xã một sản phẩm", là chương trình học từ phong trào OVOP của Nhật Bản và OTOP của Thái Lan. Chương trình OCOP được tổ chức nhằm khai thác lợi thế từ sản phẩm truyền thống địa phương để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đồng thời thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng thu nhập. Chương trình có hệ thống tổ chức từ trung ương đến cơ sở, bộ phận tư vấn hỗ trợ và bộ tiêu chí đánh giá xếp hạng. Sản phẩm đầu ra của chương trình là sản phẩm đạt chuẩn OCOP có sức ảnh hưởng lớn trong thị trường tiêu dùng.
Trọng tâm Chương trình OCOP ở Việt Nam là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với các chủ thể tham gia Chương trình là các thành phần kinh tế tập thể (Hợp tác xã, tổ hợp tác) và kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất).
Điều kiện tham gia chương trình sản phẩm OCOP
Sản phẩm tham gia chương trình OCOP phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Sản phẩm là đặc sản, thế mạnh của địa phương.
2. Sản phẩm được chế biến sâu nhằm nâng cao gia tăng giá trị (trừ sản phẩm du lịch).
3. Sản phẩm phải do chủ thể theo quy định của Quyết định số 490/QĐ-TTg sản xuất ra.
4. Sản phẩm phải được chuẩn hóa theo các tiêu chí sản phẩm OCOP.
5. Sản phẩm phải được đánh giá, xếp hạng và cấp giấy chứng nhận ở cấp tỉnh và cấp Quốc gia.
Các sản phẩm tham gia đánh giá phân hạng OCOP sẽ trải qua 3 vòng chấm ứng với 3 cấp huyện, tỉnh, trung ương. Các sản phẩm tiềm năng 3 sao ở cấp huyện sẽ được đi tiếp lên chấm cấp tỉnh. Tại hội đồng đánh giá cấp tỉnh, các sản phẩm đạt từ 4 đến 5 sao sẽ được đăng ký dự thi cấp quốc gia.
Chủ thể OCOP khi tham gia chương trình OCOP sẽ được những quyền lợi gì?
Các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất tham gia thực hiện chương trình OCOP được áp dụng thực hiện các chính sách hiện hành của Nhà nước về phát triển ngành nghề, phát triển nông nghiệp nông thôn. Tùy điều kiện thực tế, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành cơ chế chính sách phù hợp để hỗ trợ lãi suất tín dụng; hỗ trợ ứng dụng khoa học, công nghệ; hỗ trợ đào tạo nhân lực. Bên cạnh đó, chủ thể còn có cơ hội mang sản phẩm của mình đến giới thiệu tại các sự kiện quảng bá OCOP gắn với phát triển du lịch hội chợ triển lãm phát triển OCOP cấp tỉnh, vùng, quốc gia và quốc tế. Ngoài ra, các sản phẩm từ 3 sao trở lên sẽ được hỗ trợ xúc tiến thương mại như: xây dựng hệ thống trung tâm, điểm giới thiệu sản phẩm, gian hàng OCOP; quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng; tổ chức hội chợ sản phẩm OCOP,...
Bốn chủ thể được ưu tiên tham gia chương trình OCOP là Tổ hợp tác; Hộ gia đình đăng ký kinh doanh, Hợp tác xã; Doanh nghiệp.
Qua 02 năm triển khai Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 (được phê duyệt tại Quyết định số 1397/QĐ-UBND ngày 20/5/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng), tỉnh đã tổ chức đánh giá, xếp hạng và chứng nhận được 99 sản phẩm OCOP (trong đó có 24 sản phẩm đạt hạng 4 sao, 75 sản phẩm đạt hạng 3 sao) của 52 doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh, đạt và vượt 282,85% so với chỉ tiêu Đề án là 35 sản phẩm. Mục tiêu giai đoạn 2021-2025, tỉnh Sóc Trăng sẽ phát triển mới và tiêu chuẩn hóa thêm ít nhất 35 sản phẩm, trong đó có ít nhất 5 sản phẩm OCOP đạt hạng 5 sao cấp quốc gia.
Yêu cầu về hồ sơ đánh giá sản phẩm OCOP
1. Hồ sơ đăng ký tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp huyện
Do các chủ thể OCOP (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ hộ sản xuất…) chuẩn bị. Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn, kiểm tra
2. Hồ sơ đề xuất đánh giá sản phẩm OCOP cấp tỉnh
Do Ủy ban nhân dân cấp huyện chuẩn bị. Bao gồm:
- Công văn gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP;
- Biên bản đánh giá của Hội đồng cấp huyện;
- Hồ sơ sản phẩm.
3. Hồ đề xuất đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia
Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chuẩn bị. Bao gồm:
- Công văn gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP;
- Biên bản đánh giá của Hội đồng cấp tỉnh;
- Quyết định phê duyệt kết quả chấm điểm, Giấy chứng nhận đạt sao của sản phẩm;
- Hồ sơ sản phẩm;
- Các văn bản xác nhận kiểm tra, kiểm nghiệm bổ sung của cấp tỉnh (nếu có).
4. Hồ sơ đề xuất, phê duyệt sản phẩm cấp quốc gia
Do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương là đơn vị tham mưu) chuẩn bị. Bao gồm:
- Biên bản đánh giá của Hội đồng cấp trung ương;
- Dự thảo Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá và Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia.
- Hồ sơ sản phẩm.
- Các văn bản xác nhận kiểm tra, kiểm nghiệm bổ sung của cấp trung ương (nếu có)
Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm OCOP
1. Tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm OCOP
- Bảo đảm tuân thủ nguyên tắc thứ nhất của OVOP toàn cầu (Địa phương nhưng hướng đến toàn cầu): Thông qua đánh giá, xếp hạng, chất lượng của sản phẩm cũng như khả năng tiếp thị được nâng cao, từ nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh toàn cầu hóa.
- Bảo đảm tuân thủ nguyên tắc thứ hai của OVOP (Tự tin và sáng tạo): Thông qua việc đánh giá, xếp hạng sản phẩm (bộ tiêu chí, hoạt động đánh giá, xếp hạng), người dân hiểu các yêu cầu của sản phẩm và dịch vụ OCOP, từ đó tự tin trong sản xuất và kinh doanh sản phẩm và dịch vụ OCOP. Người dân có thể cải tiến sản phẩm của mình để có thể được xếp hạng cao hơn.
- Cung cấp thông tin cho cộng đồng về các tiêu chuẩn: Để nghiên cứu phát triển sản phẩm, cải tiến sản phẩm, triển khai tổ chức sản xuất và kinh doanh.
- Làm cơ sở để các cán bộ OCOP cấp huyện, tỉnh tư vấn và hỗ trợ các tổ chức kinh tế của cộng đồng trong bước 4 của chu trình OCOP: Xây dựng bộ máy tổ chức sản xuất - kinh doanh, phát triển sản xuất và sản phẩm.
- Xây dựng thương hiệu OCOP: Thông qua đánh giá, xếp hạng, các sản phẩm bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, là yếu tố cấu thành quan trọng tạo nên thương hiệu của sản phẩm.
- Căn cứ để hỗ trợ xúc tiến thương mại: Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn trở lên (3 sao) được hỗ trợ xúc tiến thương mại, nhằm bảo đảm tiêu thụ sản phẩm, từ đó thúc đẩy chuỗi sản xuất.
2. Các căn cứ để đánh giá
- Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm: Tự công bố với sản phẩm Thủ công mỹ nghệ, trang trí; Vải - may mặc.
- Công bố chất lượng:
+ Thực phẩm thường: Bản tự công bố (Chi cục An toàn Vệ sinh TP);
+ Thực phẩm chức năng: Giấp tiếp nhận đăng ký Bản công bố sản phẩm (Cục ATTP);
+ Thuốc: Đăng ký thuốc (Cục quản lý Dược); + Phiếu tiếp công bố mỹ phẩm (Sở Y tế).
- Công bố hợp chuẩn, hợp quy:
+ Hợp chuẩn: Các sản phẩm có TCVN
- Tiêu chuẩn Việt Nam, ví dụ: Thịt tươi (TCVN 7046:2002/BYT),…
+ Hợp quy: Các sản phẩm có QCVN
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, ví dụ: Đồ uống có cồn (QCVN 6-3:2010/BYT),…
- Phiếu kiểm tra chất lượng. Các tiêu chuẩn/quy chuẩn và điểu kiện cơ sở sản xuất - kinh doanh được trình bày ở Phụ lục 3. Cần lưu ý các quy định, tiêu chuẩn/quy chuẩn sản phểm và điều kiện sản xuất - kinh doanh có thể bị thay đổi theo thời gian do các văn bản điều chỉnh mới của các ngành. Do đó, cần tham khảo và cập nhật chúng trong các bộ tiêu chí đánh giá ở thời điểm đánh giá sản phẩm OCOP.
Hiện nay, ở nước ta nhà nước đang đẩy mạnh hỗ trợ, khuyến khích xây dựng mô hình Hợp Tác Xã (HTX), mô hình HTX kiểu mới hiện cũng đang trở thành một xu thế phát triển chung. Đứng trước những yêu cầu cấp thiết về việc mở rộng thị trường, hình thành nên các chuỗi khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá tập trung… thì việc liên kết, thành lập nên các HTX lại càng trở thành điều tất yếu.
Một số HTX đẩy mạnh quy mô đầu tư các thiết bị sản xuất rượu, Dây chuyền sản xuất dược phầm, Thiết bị chế biến nông sản của KAG Việt Nam. HTX rượu men lá Bằng Phúc là ví dụ điển hình cho việc đầu tư thiết bị máy móc hiện đại của KAG Việt Nam phục vụ cho niềm đa mê sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm chất lượng. Việc thành lập kinh doanh theo mô hình HTX có rất nhiều ưu điểm, việc đầu tư ban đầu được đóng góp của cả HTX không chịu vốn đầu tư nhiều như tự các gia đình làm, trong đó khi hình thành mô hình HTX sẽ có thể mở rộng quy mô sản xuất, tiêu thụ rộng hơn ra thị trường tiềm năng ở nước ta.
Nếu mọi người quan tâm đến những Dây chuyền sản xuất nông sản, thực phẩm đồ uống hiện đại chất lượng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vẫn, hỗ trợ.
CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ KAG VIỆT NAM
Hotline: 0904685252
Website: www.maythucphamkag.com - www.xuyena.vn
Email: Kagtechvn@gmail.com
Địa chỉ: Số 115, ngõ 509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
0 nhận xét