13/04/2017
Etanol và metanol là 2 thành phần có trong rượu, với tên gọi gần giống nhau, dễ gây nhầm lẫn với nhiều người. Dưới đây là các phân biệt etanol và metanol trong rượu.
Điểm giống nhau giữa etanol và metanol: Cả 2 đều được sinh ra và sản xuất theo phương pháp lên men và chưng cất. Là 2 thành phần tồn tại trong rượu chưng cất nhưng với hàm lượng khác nhau.
Điểm khác biệt:
- Nếu như etanol là thành phần chính của rượu uống với công thức hóa học C2H5OH, không gây hại thì metanol (hay còn gọi là ancol metylic, alcohol gỗ, naphtha gỗ hay rượu mạnh gỗ) là một hợp chất hóa học với công thức phân tử CH3OH (thường viết tắt MeOH). Metanol được xem là rượu đơn giản nhất, nhẹ, dễ bay hơi, không màu, dễ cháy chất lỏng với một mùi đặc trưng, rất giống, nhưng hơi ngọt hơn ethanol (rượu uống), đặc biệt nó là thành phần gây hại trong rượu, gây nên hiện tượng đau đầu và váng đầu, thậm chí là ngộ độc rượu nếu hàm lượng quá cho phép.
- Ethanol được sản xuất từ nguyên liệu là tinh bột (có trong các loại ngũ cốc và một số loại củ có tinh bột) và đường, còn methanol được sản xuất từ các loại vật liệu có chứa Cenlulose. Đặc biệt, metanol là chất được sản sinh ra trong quá trình chưng cất rượu, lên men có thể là do quá trình chủ quan hoặc khách quan của con người.
- Metanol là thành phần trong rượu gây nên tình trạng ngộ độc chính, một hiện tượng đang xảy ra tràn lan hiện nay. Theo quy định chuẩn của Bộ y tế, hàm lượng metanol được quy định trong rượu là ( Hàm lượng metanol, mg/l etanol 100 độ) là không lớn hơn 100. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rượu tự nấu chứa nhiều metanol:
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc tồn tại nhiều loại rượu có hàm lượng Methanol cao trên thị trường, gồm:
1. Thông thường, trong quá trình nên men rượu từ tinh bột có sản sinh ra các tạp chất, trong đó có Methanol. Khi chưng cất, các tạp chất bay hơi trước Ehtanol nên ra bình chứa sản phẩm trước. Nếu bỏ nước rượu đầu đi thì rượu lấy sau sẽ ít độc hại hơn. Nhưng, do tiếc của nên người ta dùng để pha với các nước rượu sau để được nhiều và có độ rượu cao hơn.
Việc này, vô hình đã mang tất cả các tạp chất độc hại vào thành phẩm. Nếu uống luôn thì rất không tốt cho cơ thể. Theo các chuyên gia, rượu nấu thủ công nên để lưu trữ trong điều kiện ổn định (về nhiệt độ, độ ẩm) ít nhất là 1 năm thì mới được uống.
2. Dùng nguyên liệu có lẫn bã (gỗ): Thường rượu được chưng cất từ gạo (tẻ, nếp) hoặc từ đường mía (dạng mật mía). Nguyên liệu phải không chứa các loại bã dạng gỗ (cenlulose). Cơ sở cất rượu thủ công có khi dùng loại mật mía không sạch bã. Trong quá trình lên men chưng cất, bã sẽ phân hủy cho ra methanol. Dù ép kỹ đến mấy thì trong bã vụn của mía vẫn còn đường và nếu lên men chưng cất thì vẫn có rượu. Nhưng nếu tận dụng bã này hay dùng mật mía cặn chứa nhiều bã vụn chế rượu thì hàm lượng methanol trong rượu sẽ rất cao.
3. Dùng cồn kém chất lượng để pha chế rượu Vodka. Các nhà sản xuất đường mía thường sản xuất cả cồn, trong đó có cả cồn kém chất lượng từ nguyên liệu tận dụng (mật mía cặn, bã mía). Cồn kém chất lượng được dùng cho mục đích khác, nhưng người ta vẫn mua về để pha chế rượu bán.
4. Dùng men tàu…
Vậy cách làm giảm thiểu và giải quyết triệt để hàm lượng metanol trong rượu là gì?
Nếu bạn đang kinh doanh sản xuất rượu hoặc kinh doanh nhà hàng thì nên đầu tư cho mình 1 chiếc máy lọc rượu để đảm bảo an toàn và tạo dựng niềm tin với khách hàng. Máy lọc rượu KAG chứa các hạt vật liệu khử, ứng dụng công nghệ khoa học châu Âu với tính năng loại bỏ metanol, este, andehit,...mà độ rượu vẫn không thay đổi, đồng thời duy trì hương vị đặc trưng vốn có ban đầu của rượu.
Từ bài viết trên, bạn có thể dễ dàng phân biệt được 2 thành phần etanol và metnol có trong rượu. Nhưng đấy chỉ là lý thuyết, còn về cảm quan dân gian ta có cách để phân biệt rượu nào có chứa nhiều metanol bằng cách sau: Rượu etanol có thể ngửi nếu mùi cồn thơm, cay nồng. Hoặc có thể đổ một ít rượu ra lòng bàn tay rồi xoa hai bàn tay với nhau, nếu thấy dính là rượu không tốt, còn nếu bay hơi hết là rượu tốt. Thường thì rượu có chứa methanol thường có vị hơi ngọt.
Bài viết khác:
0 nhận xét