30/08/2021
Một vị thuốc khi đến tay người tiêu dùng thường trải qua 3 giai đoạn: Cách trồng, Thu hái, Sơ chế, Bào chế. Trong giai đoạn bào chế gồm có : sơ chế và bào chế đông dược, dược liệu. Trong bài viết dưới đây sẽ nói cụ thể về cách sơ chế đông dược, dược liệu. Để bảo quản dược liệu sau khi thu hoạch, cần sơ chế ngay. Mỗi loại dược liệu có cách sơ chế riêng (xem chi tiết trong từng vị thuốc). Còn bào chế dược liệu sẽ tùy vào từng loại thuốc, dược liệu mà có cách bào chế riêng.
Cách sơ chế với từng bộ phận của dược liệu
Các loại lá
- Nên phơi trong râm cho héo dần, không nên phơi nắng to sẽ làm cho thuốc khô giòn, vụn nát.
- Trước khi phơi hoặc sấy, thường người ta dùng phép ‘diệt men phân hủy’ để giữ nguyên hoạt chất có trong lá. Thí dụ: vị thuốc Cam thảo dây, nếu thu hái xong mà phơi ngay thì lá biến thành mầu nâu xám, vị thuốc không ngọt, hoạt chất giảm đi, nhưng nếu chế biến bằng cách sao lá tươi trên chảo nóng bỏng, sau đó giảm dần lửa cho đến khi khô hẳn thì lá Cam thảo dây vẫn giữ nguyên mầu xanh lục và vị ngọt đậm vì chất Glyxyrizin không bị phá hủy đi.
Các loại thân cây có nhựa khô như Thạch hộc, nên luộc sơ qua rồi phơi nắng to cho khô
Các loại củ, phải sấy từ từ, lúc đầu nhiệt độ khoảng 40 – 50°C, sau tăng dần lên 70 – 80°C, để tránh tình trạng bên ngoài vỏ đã khô mà trong ruột còn ướt.
Các giai đoạn chế biến dược liệu
THÁI, BÀO ĐÔNG DƯỢC
Thái, bào dược liệu là dùng dao cắt dược liệu thành những miếng mỏng, dụng cụ sử dụng là Dao Cầu, Dao Bào hoặc Dao Thái. Mỗi loại dụng cụ có công dụng riêng, thái các dược liệu to, cứng hoặc cắt nhỏ dược liệu dạng lá mềm, mỏng… Ngày nay đã có Máy thái dược liệu chuyên dụng để cắt, thái, bào thảo dược theo yêu cầu.
TÁN BỘT DƯỢC LIỆU
Tán là phương pháp làm cho dược liệu trở thành dạng bột nhuyễn, mịn bằng cách sử dụng Chầy và Cối. Hiện nay, có thể dùng Máy nghiền dược liệu vừa nhanh vừa đỡ mất sức mà dược liệu đạt độ mịn hơn.
RÂY BỘT THẢO DƯỢC, ĐÔNG DƯỢC
Sau khi đã nghiền, tán dược liệu thành bột, tùy yêu cầu chế biến mà dùng các loại rây khác nhau để tạo nên bột có độ mịn khác nhau.
- Nếu làm thành bột uống thì càng mịn càng tốt cho dễ uống.
- Nếu dùng để chế thành viên hoặc hoàn tễ thì không cần mịn lắm cũng được. Xem Máy vo viên, máy tạo thuốc viên Đông y.
SAO DƯỢC LIỆU, RANG ĐÔNG DƯỢC
Sao là phương pháp dùng hơi nóng của lửa làm cho thuốc khô, sém vàng hoặc cháy đen. Mục đích để thay đổi tính năng của thuốc theo ý muốn của người dùng. Sao thường dùng chảo gang, nồi đất để đảo thuốc nhưng mất thời gian và năng suất thấp.
Có nhiều cách sao như sao vàng, sao vàng hạ thổ, sao đen, sao tồn tính, sao với cát, sao với bột Hoạt thạch, Cáp phấn, Sao với cám. Hiện nay có thể dùng Nồi cô đặc dược liệu để sao thuốc, nồi bằng inox có các cánh khuấy đảo và cấu tạo 3 lớp giúp cho thuốc không bị cháy, đảm bảo năng suất, chất lượng cũng như an toàn, không gây cháy nổ.
TẨM DƯỢC LIỆU
Tẩm dược liệu, tẩm đông dược với mục đích là làm cho một chất lỏng khác thấm vào thuốc. Các chất lỏng dùng để tẩm thường là Rượu, Giấm, nước Muối, nước cốt Gừng, Đồng tiện (nước tiểu trẻ nhỏ), Mật, Nước gạo, Sữa…. Công thức tẩm dược liệu là cứ 1kg thuốc ngâm với 50 – 200ml tùy vào phương pháp tẩm và loại dược liệu sử dụng. Thời gian ngâm từ 2 – 4 giờ hoặc có khi phải ngâm qua đêm, ngâm mấy ngày… tùy yêu cầu của từng vị thuốc. Sau đó lại sao cho khô, sử dụng Nồi cô cao cánh vét sẽ rút ngắn thời gian sao dược liệu mà khối lượng dược liệu được sao nhiều gấp 4 lần phương pháp sao thủ công.
Ủ ĐÔNG DƯỢC, Ủ DƯỢC LIỆU
Dùng một ít nước, phun hoặc rắc cho thấm đều dược liệu rồi dùng vải ướt hoặc bao tải đậy kín vài giờ hoặc vài ngày cho dược liệu mềm ra để dễ thái và chế biến, hoặc giúp cho dược liệu lên men… Phương pháp này dùng cho các loại không thể ngâm lâu vì sợ mất hoạt chất như Ô dược, Tỳ giải, Thổ phục linh… Cũng có một số dược liệu trước khi phơi cần phải ủ cho dược liệu lên men, có mầu đẹp như Ngưu tất, Đương quy, Huyền sâm…
THỦY PHI ĐÔNG DƯỢC
Thủy phi đông dược là phương pháp tán, nghiền thuốc ở trong dạng nước với mục đích lọc lấy bột thật mịn, loại bỏ được một số tạp chất.
Cho bột thuốc vào vào cối lớn rồi cho nước vào ngập thuốc khoảng 3 – 5cm, khuấy đều, vớt bỏ những tạp chất nổi trên mặt nước đi, rồi vừa khuấy nhẹ vừa gạn thuốc sang bình đựng khác, còn cặn bỏ đi. Để cho nước lắng xuống, gạn bỏ nước, lấy chất lắng đem phơi hoặc sấy khô. Thường dùng để lọc các chất Long cốt, Ngũ linh chi, Chu sa, Thần sa…
THỦY BÀO DƯỢC LIỆU
Thủy bào là phương pháp cho thuốc vào nước đun sôi để nguội (khoảng 60 - 70°C) sau đó khuấy nhẹ liên tục cho đến khi nước nguội, lặp lại 2 – 3 lần. Mục đích của thủy bào là làm giảm bớt tính mạnh của vị thuốc hoặc làm cho vị thuốc mềm, dễ cắt hoặc dễ bóc vỏ. Thủy bào được dùng để giảm bớt chất độc trong Bán hạ hoặc thủy bào Hạnh nhân, Đào nhân để dễ bóc vỏ…
CHÍCH, NƯỚNG DƯỢC LIỆU, ĐÔNG DƯỢC
Sau khi tẩm dược liệu bằng mất xong, đem nướng (chích) cho đến khi thấy khô, thơm, nhằm mục đích lấy vị ngọt của mật làm tăng tác dụng kiện Tỳ của vị thuốc. Phương pháp chích, nướng dược liệu thường dùng với Hoàng kỳ, Cam thảo…
ĐỐT DƯỢC LIỆU, THẢO DƯỢC
Để thực hiện phương pháp này, cần dùng cồn đốt rồi đem vị thuốc hơ lên lửa cho cháy lông, hơi rượu bốc lên thấm vào thuốc làm cho thuốc có mùi thơm hơn, bớt tanh và bảo quản được lâu. Nhung Hươu, Nai… thường dùng cách đốt này.
LÙI DƯỢC LIỆU
Lùi là phương pháp dùng tro bếp còn đang nóng, đặt vị thuốc vào trong đó để lấy sức nóng của tro làm cho thuốc chín. Khi áp dụng phương pháp này, thường dùng giấy bản ướt hoặc lấy Cám ướt bọc bên ngoài vị thuốc, đến khi giấy hoặc cám khô hẳn là được. Mục đích là tăng thêm tính ấm của vị thuốc đó. Thí dụ như Gừng, Cam thảo, Mộc hương…
NUNG DƯỢC LIỆU, NUNG ĐÔNG DƯỢC
Dùng nhiệt độ cao để đốt trực tiếp vị thuốc đó cho chảy hoặc dễ tán thành bột. Thí dụ như Phèn chua (nung cho chảy ra, gọi là Phèn phi), Mẫu lệ, Thạch cao thường là nung cho đỏ để dễ tán thành bột.
SẮC DƯỢC LIỆU, SẮC THUỐC ĐÔNG DƯỢC
Cho thuốc vào nồi đất (siêu) hoặc dụng cụ để nấu… cho nước theo tỉ lệ phù hợp, đun sôi nhẹ một thời gian cho thuốc thấm ra hết, chiết lấy nước để dùng như thang thuốc sắc vẫn thường dùng. Hiện nay sử dụng Nồi đun thuốc, nồi đun thảo dược dung tích hơn với khả năng điều chỉnh nhiệt, độ, thời gian giúp tiết kiệm công sức và giảm chi phí sản xuất.
NGÂM ĐÔNG DƯỢC
Dùng một chất khác (nước, nước muối, Đồng tiện, rượu…) ngâm với vị thuốc muốn dùng để làm cho thuốc mềm hơn, giảm trừ bớt độc tính của thuốc hoặc tăng tác dụng khác cho vị thuốc đó. Dùng nước gừng để ngâm Bán hạ làm giảm bớt độc tính của thuốc, Đỗ trọng ngâm nước muối để tăng tác dụng bổ Thận, Hậu phác ngâm nước Gừng để tăng tác dụng tiêu thực…
HÃM DƯỢC LIỆU, HÃM TRÀ THẢO DƯỢC
Dùng nước đang sôi rót vào dược liệu rồi đậy kín lại cho thuốc thấm ra trong thời gian theo yêu cầu từng vị thuốc. Phương pháp này dùng cho các vị thuốc mềm như hoa, lá non, rễ nhỏ… Thường dùng dưới dạng chế biến thành chè để uống.
ĐỒ DƯỢC LIỆU
Đồ là phương pháp sử dụng hơi nóng của nước làm cho vị thuốc mềm ra, dễ thái. Thường dùng đối với các vị thuốc mà nếu ngâm sẽ làm mất hoạt chất của thuốc đi như Hoài sơn, Phục linh…
CHƯNG DƯỢC LIỆU, CHƯNG CẤT CÁCH THỦY
Chưng là phương pháp quen thuộc, chế biến thuốc bằng cách nấu cách thủy, lấy hơi của dung dịch chế biến làm cho chất thuốc thay đổi. Thí dụ: Dùng rượu và Sa nhân chưng Sinh địa…
Cách thực hiện: Cho thuốc vào thùng, đặt vào một thùng khác to hơn (đã chứa ½ thùng nước), đậy nắp lại. Nấu sôi trong 24 giờ, khi nước cạn lại đổ thêm nước vào nấu. Ngày hôm sau, lấy vị thuốc ra, phơi hoặc sấy khô rồi lại tiếp tục chưng và phơi như trên đủ 9 lần, gọi là ‘Cửu chưng cửu sái’. Lúc đó, vị Sinh địa sẽ biến thành Thục địa.
Ngày nay sử dụng Nồi nấu dược liệu bằng điện với thiết kế nắp nồi đậy kín, và có điều chỉnh thời gian, nhiệt độ nấu theo yêu cầu giúp cho việc chưng dược liệu trở nên dễ dàng, năng suất cao hơn khi chưng thủ công.
XÔNG ĐÔNG DƯỢC
Mục đích xông làm cho thuốc khô, chống mọt, để được lâu. Có thể xông bằng Diêm sinh (Lưu huỳnh) nhưng rất dễ gây ngộ độc, nguy hiểm. Hiện nay một số phương pháp bảo quản dược liệu như đốt, xông, phơi khô… đang dần được thay thế bởi phương pháp sấy gia nhiệt, sấy lạnh, sấy đông khô, đặc biệt là các phương pháp sấy với nhiệt độ thấp giúp bảo quản dược liệu tốt hơn, giữ được giá trị của dược liệu.
Để tìm hiểu thêm thông tin về các thiết bị chế biến, bào chế dược liệu, đông dược đảm bảo tiêu chuẩn an toàn chất lượng, liên hệ Công ty KAG Việt Nam - đơn vị chuyên sản xuất thiết bị, máy móc ngành dược phẩm, thực phẩm.
Hotline 0904685252
Địa chỉ 115 ngõ 509 Vũ Tông Phan - Thanh Xuân - Hà Nội
Website www.maythucphamkag.com
0 nhận xét