18/05/2023
Mật hoa dừa là gì?
Mật hoa dừa là dịch mật thu được từ những bông hoa dừa, khác với mật ong, Mật hoa dừa là sản phẩm giàu khoáng chất, thuần tự nhiên, vị ngọt dịu, không gắt, chỉ số đường huyết (GI: Glycemic Index) thấp rất phù hợp với trẻ nhỏ, cung cấp năng lượng ổn định cho người tiểu đường, ăn kiêng, ăn chay, chơi thể thao và bảo vệ sức khỏe.
So với đường nâu, mật hoa dừa có gấp 10 lần kẽm, 4 lần magiê và 2 lần sắt. Mật hoa dừa chứa đến 17 axit amin thiết yếu, vitamin B1, B2, B3 và B6.
Mật hoa dừa còn có thể sử dụng để chế biến đường, chế biến rượu vang, nước giải khát đều cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với bán quả dừa, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Mật hoa dừa dành cho người ăn kiêng, tiểu đường và thuần chay
Mật hoa dừa có thể được sử dụng như một chất làm ngọt tự nhiên trong trà, cà phê, công thức làm bánh, trong nấu ăn, làm xi rô, bánh mì nướng hoặc kem, trong món tráng miệng, trong sinh tố và nước trái cây.
Khuyến cáo hiện nay là hạn chế sử dụng đường tinh luyện trong ăn uống hàng ngày, tốt nhất không quá 6 muỗng nhỏ cà phê đường cho mỗi ngày. Do đó, mật hoa dừa là một lựa chọn khá phù hợp thay thế cho đường, nhất là đối với người cao tuổi đang tiềm ẩn nguy cơ cao rối loạn đường máu và giảm nhạy cảm đối với insulin - là một trong những cơ chế chính hình thành đái tháo đường typ 2.
Các loại thực phẩm chứa đường có lượng đường fructose tự nhiên cao, fructose sẽ được xử lý trong gan và có một lượng nhất định fructose dư thừa chuyển hóa thành những chất béo có hại cho cơ thể. Vì vậy các thực phẩm chứa lượng fructose thấp như mật hoa dừa có lợi cho sức khỏe.
Mật hoa dừa chứa khoáng chất đặc biệt có lượng kẽm cao so với các loại đường truyền thống và các nhóm vitamin thiết yếu nên có tác dụng tăng sức đề kháng và tăng cường miễn dịch cho cơ thể, nhất là cho người cao tuổi cần tăng sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể trong mùa dịch và chống lại các bệnh lây nhiễm hô hấp.
Mật hoa dừa chứa các chất béo không bão hòa còn gọi là chất béo "có lợi", vì vậy phù hợp cho ổn định mức mỡ máu của cơ thể như cholesterol máu.
Các sản phẩm từ mật hoa dừa
Mật hoa dừa có thể dùng để uống tươi như một loại nước ép trái cây hoặc có thể chế biến thành những sản phẩm có giá trị cao như:
- Thức uống nhẹ (Coconut sap drink): Mật hoa dừa đun nóng khoảng 70oC, đóng chai, bảo quản tốt nhất trong ngăn mát tủ lạnh. Là thức uống bổ dưỡng rất tốt cho cơ thể, nhất là người già và trẻ em.
- Si-rô mật hoa dừa (Coconut sap syrup) : Cô đặc mật hoa dừa đến khi tạo thành dạng sệt, để nguội, đóng chai, có thể ăn kèm với các loại bánh như: bánh mì, bánh bò, bánh đúc ...
- Đường mật hoa mật dừa: Cô đặc mật hoa dừa trong Nồi Gia Nhiệt Cánh Vét cho đến khi keo đặc, cho ra khuôn để nguội thành tán hoặc đánh tơi thành hạt. Đường mật hoa dừa rất giàu dinh dưỡng, có thể sử dụng thay thế cho đường mía để nấu ăn, làm bánh …
- Giấm mật hoa dừa: Mật hoa dừa lên men hiếu khí, sau 5 – 10 ngày tạo thành giấm. Giấm mật hoa dừa có chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người.
- Rượu mật hoa dừa: Mật hoa dừa lên men rượu 10-15 ngày, tiếp tục để lắng lọc sau thời gian sẽ tạo thành rượu vang, rượu vang mật hoa dừa có chứa nhiều dưỡng chất, giúp ăn ngon miệng, hỗ trợ tiêu hóa. Hoặc có thể chưng cất ngay sau khi kết thúc lên men để tạo thành rượu cao độ, rượu mật hoa dừa là sản phẩm rất phổ biến của người dân Philippines và được sản xuất nhiều tại vùng Lambanog.
Quy trình làm rượu cider từ Mật hoa dừa
Rượu mật hoa dừa được làm từ mật hoa lên men, có độ cồn nhấp, ngọt dịu và đễ uống. Thích hợp cho cả phụ nữ vì cider kích thích sự tiêu hóa và giảm tích tụ mỡ bụng, giàu chất điện giải tự nhiên.
Bước 1. Chọn cây dừa
Chọn những cây dừa đã cho trái ổn định (≥ 5 năm tuổi), các giống dừa lai và dừa cao (dừa lấy dầu) cho năng suất thu hoạch mật cao hơn các giống dừa lùn.
Bước 2. Chọn bắp hoa
Chọn bắp hoa căng tròn, sắp nở là thích hợp để xử lý thu hoạch mật hoa dừa.
Bước 3. Xử lý bắp hoa
Dùng biện pháp cơ học tác động làm tổn thương nhẹ các mạch dẫn nhựa bên trong các gié hoa bằng cách dùng chày gỗ đập nhẹ chung quanh bắp hoa, kết hợp cắt bỏ một đoạn khoảng 5cm về phía đỉnh để kích thích mật tiết ra ngoài, rồi dùng dây cột không cho mo nở bung ra. Sau đó, mỗi ngày 2 lần (sáng và chiều) tiếp tục dùng chày đập kết hợp với cắt bỏ khoảng 3-5mm bắp hoa nữa để làm mới vết thương, đồng thời dùng dây buộc kéo nhẹ cho bắp hoa từ từ cúi xuống, liên tục làm như vậy cho đến khi mật rỉ ra là được.
Kỹ thuật đập làm tổn thương bắp hoa được xem như là “nghệ thuật” nếu đập nhẹ quá thì các mạch dẫn nhựa bên trong các gié hoa chưa bị tổn thương, mật sẽ không tiết ra được; nếu đập mạnh quá mạnh sẽ làm các gié hoa bên trong bị dập, bắp hoa sẽ bị hư. Hơn nữa, kích thước mỗi bắp hoa trên từng giống, từng cây cũng không giống nhau, đòi hỏi người thực hiện phải có kinh nghiệm và quen tay để điều chỉnh lực đập cho phù hợp đối với những bắp hoa khác nhau.
Thời gian từ khi xử lý đến khi mật chảy ra ngoài kéo dài khoảng 5-12 ngày tùy từng trường hợp, đối với những cây dừa mới cho thu hoạch lần đầu thì thời gian này sẽ dài hơn những cây dừa đã từng cho thu hoạch, đối với những bắp hoa đầu tiên của mỗi đợt thu hoạch thì thời gian xử lý cũng sẽ dài hơn so với những bắp hoa kế tiếp sau. Thời gian xử lý giữa 2 bắp hoa kế tiếp nhau khoảng 20-25 ngày, tùy theo tốc độ ra hoa của từng giống.
Bước 4. Thu mật hoa dừa
Khi mật tiết ra ngoài, có thể dùng bình nhựa, sành sứ hay ống tre gắn vào bắp hoa để hứng. Mỗi ngày phải thu mật ít nhất 2 lần, kết hợp với cắt bỏ thêm 3-5mm bắp hoa để làm mới vết thương và thay bình hứng mật.
Có thể thấy để thu mật hoa dừa thì điều nhất thiết là phải leo lên đến tận ngọn dừa, trên thế giới có nơi người leo bằng thang, bằng nài, hoặc cột dây trên thân cây tạo thành những nấc thang để leo…
Bước 5. Bảo quản mật hoa dừa
Mật hoa dừa rất giàu dinh dưỡng nên rất dễ lên men và bị biến tính ngay trong quá trình thu hoạch. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng khác nhau mà người ta có những biện pháp bảo quản khác nhau nhằm duy trì hàm lượng đường, vitamin và dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, hoặc rút ngắn thời gian giữa các lần thu để mật được tươi nguyên chưa bị biến tính. Mật hoa dừa được sử dụng hoặc chế biến tốt nhất ngay sau khi thu hoạch để có thể giữ được nhiều dưỡng chất cần thiết.
Bước 6. Lên men rượu
Sau khi thu hoạch, mật hoa dừa sẽ được lên men từ 10 – 15 ngày, tuỳ vào từng loại rượu và nhu cầu sản xuất, khẩu vị của từng cơ sở mà sử dụng loại men phù hợp.
Sau quá trình lên men, rượu chuyển tới Máy lọc rượu vang, loại bỏ xác men, và tạp chất rồi được chiết rót ra chai thuỷ tinh tối màu. Để sản xuất rượu vang, rượu cider mật hoa dừa thì 1 lít mật hoa tạo ra được 1 lít rượu, rượu có màu đục đến nâu, hương vị nồng đậm vừa phải, lại thanh khiết nên được rất nhiều khách hàng nữ yêu thích.
Bước 7: Chưng cất rượu
Với rượu chưng cất, sau khi lên men được đưa và Nồi nấu rượu, chưng cất từ 3,5 – 4 giờ theo tỉ lệ 6 lít mật : 1 lít rượu. Loại rượu này có giá thành tương đối cao nên không được sản xuất rộng rãi.
0 nhận xét