03/08/2023
Tinh dầu là gì? Phân biệt các loại tinh dầu nguyên chất, tinh dầu không nguyên chất?
Tinh dầu tên tiếng Anh là Essential Oil, là hỗn hợp chứa các hợp chất hữu cơ có mùi thơm của thực vật. Tinh dầu có tính chất dễ bay hơi, không hòa tan trong nước và khối lượng riêng thường nhỏ hơn nước trừ quế, đinh hương... Vì những lý do trên mà tinh dầu thường được tách chiết bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Tinh dầu có 3 loại chính là Tinh dầu nguyên chất, Tinh dầu không nguyên chất và Tinh dầu tổng hợp.
Tinh dầu nguyên chất
Tinh dầu nguyên chất là tinh dầu được chiết xuất 100% từ thực vật, không thêm bất cứ thành phần hóa học nào khác.
Tinh dầu nguyên chất an toàn cho sức khỏe, có thể dùng để ăn uống được ở hàm lượng nhất định theo hướng dẫn của bác sĩ. Trừ một số loại tinh dầu nguyên chất từ dược thảo không ăn uống được như: tinh dầu bách, tinh dầu lộc đề xanh Wintergreen,…
Tinh dầu không nguyên chất
Tinh dầu không nguyên chất là tinh dầu nguyên chất đã pha các thành phần hóa học khác. Cũng có thể là tinh dầu được được chiết xuất từ thực vật nhưng chưa đạt chất lượng tinh khiết trong thành phần có lợi cho sức khỏe.
Tinh dầu không nguyên chất vẫn giữ được mùi hương của tinh dầu. Vì vậy, ngay cả các chuyên gia cũng không thể đánh giá được chất lượng, độ tinh khiết của tinh dầu bằng cách nhìn hoặc ngửi.
Tinh dầu tổng hợp
Tinh dầu tổng hợp còn gọi là hương liệu, dầu thơm hóa tổng hợp có tên tiếng Anh là: Perfume / Perfume Oil / Fragrance Oil / Scented Oil. Tinh dầu tổng hợp là tinh dầu được tổng hợp từ hương liệu bắt chước mùi thơm của tinh dầu. Chúng còn tạo ra mùi thơm của các loại cây không có tinh dầu (như táo, dâu tây,…) hay mùi hương mới (mùi biển Hawaii,…).
Cấu tạo và phân loại tinh dầu
Thành phần cấu tạo của tinh dầu khá phức tạp, có nhiều cách phân loại khác nhau. Căn cứ vào cấu tạo phân tử có thể chia tinh dầu thành 4 nhóm chính:
1. Tinh dầu có thành phần là các hợp chất Aliphatic: hương dịu ngọt, điển hình như cam quýt, chè, dâu tằm…
2. Tinh dầu có thành phần là các Terpen và những dẫn chất: lá sả, tía tô, bạc hà, hoa bưởi…
3.Tinh dầu có thành phần là các dẫn chất có nhân thơm: ví dụ đại hồi, quế, hương nhu…
4. Tinh dầu có thành phần pha tạp: có trong tỏi
Đa số các loại thực vật đều có chứa tinh dầu, thông thương ở một số bộ phận của cây mới có tinh dầu như lá, hoa, quả, vỏ quả, vỏ cây, thân gỗ, rễ… Đa số các loại tinh dầu đều có thể sử dụng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước - phương pháp hiệu quả và đơn giản nhất hiện nay.
Phương pháp chiết suất tinh dầu, thu tinh dầu từ thực vật
1. Phương pháp Nghiền ép tinh dầu
Đây là phương pháp đơn giản và dễ thực hiện nhất, bằng cách sử dụng máy ép nghiền nguyên liệu, túi chứa tinh dầu li ti trong vỏ ngoài nguyên liệu khi bị tác động một lực sẽ vỡ ra, cho ra hỗn hợp tinh dầu . Nguyên liệu thường được dùng là các loại họ cam quýt như bưởi, cam, chanh. Sau khi ép xong, hỗn hợp tinh dầu có lẫn nước và cặn, sử dụng thiết bị tách ly tâm tinh dầu để lấy được tinh dầu nguyên chất cũng như loại bỏ những cặn bã còn sót lại. Phương pháp ép còn được gọi là ép lạnh, không dùng nhiệt để lôi cuốn tinh dầu.
2. Phương pháp Chưng cất hơi nước
Sản xuất tinh dầu bằng phương pháp chưng cất hơi nước là phương pháp phổ biến nhất, phương pháp này được thực hiện từ hơn 5.000 năm trước, và ngày nay hầu hết thiết bị chưng cất là các nồi chưng cất tinh dầu được làm bằng thép không gỉ hoặc đồng. Nguyên liệu trước khi cho vào nồi chưng cất được làm sạch và xử lý phù hợp với cấu trúc của nguyên liệu (phơi khô, cắt nhỏ…), sau khi hoàn tất quá trình chưng cất, sản phẩm đầu ra là hỗn hợp tinh dầu. Tùy thuộc vào mỗi cơ sở sản xuất, hỗn hợp tinh dầu sẽ được xử lý tách ly tâm, lọc cặn bã, hút chân không… để cho ra sản phẩm tinh dầu nguyên chất.
3. Phương pháp sử dụng CO2 lỏng
Phương pháp chiết suất tinh dầu từ co2 hóa lỏng là phương pháp mới nhất hiện nay. Để thực hiện phương pháp này, nguyên liệu được đặt trong một thùng kín, CO2 hóa lỏng được bơm vào trong thùng, cùng với áp suất và nhiệt độ thích hợp, CO2 giúp cho nguyên liệu chiết suất ra các chất thơm. Sauk hi hoàn thành quá trình, co2 trở về trạng thái khí và tự tiêu tan, giữ lại hoàn toàn tinh dầu nguyên chất.
Ưu điểm và cấu tạo của thiết bị chưng cất tinh dầu KAG Việt Nam
Tinh dầu là hỗn hợp các hợp chất hữu cơ có mùi thơm, mùi thơm của tinh dầu tức là là mùi của cấu tử có nhiều trong tinh dầu (cấu tử chính). Đa số tinh dầu thường rất dễ bay hơi với hơi nước, có mùi thơm, không hòa tan trong nước và khối lượng riêng nhẹ hơn hoặc nặng hơn nước nên phương pháp chưng cất là cách phổ biến để thu tinh dầu.
Thay vì sử dụng các nồi chưng cất đun củi, hiện nay Thiết bị chưng cất tinh dầu KAG được sử dụng thay phổ biến, phát triển ngành sản xuất tinh dầu theo hướng chuyên nghiệp, công nghiệp hiện đại hơn. Cấu tạo nồi chưng cất tinh dầu, gồm 3 phần chính:
- Bộ phận nồi nấu chưng cất (phía trái) là cấu tạo bằng inox 304 với 3 lớp: bảo ôn chống nóng và mất nhiệt, lớp chứa dầu truyền nhiệt và phía trong là hệ thống sọt chứa nguyên liệu cần chưng cất. Nắp nồi sẽ được thiết kế theo dạng hình chóp cao. Chân nồi cao và đáy xả dưới đáy nồi là nơi xả thoát các nguyên liệu.
- Hệ thống bồn sinh hàn ngưng tụ (phía bên phải), bao gồm 1 bồn lạnh nơi làm lạnh và ngưng tụ tinh dầu đầu ra kèm theo hệ thống ruột gà được liên kết với nồi chưng cất thông qua ống dẫn hơi kín.
- Bảng điều khiển tự động cho dòng điện 3 pha: tự động đóng ngắt thời gian và nhiệt độ lúc nấu vì đã được cài đặt tự động từ trước.
Ưu điểm Nồi chưng cất tinh dầu KAG
- Nắp nồi thiết kế đặc biệt hơn, cao hơn, dáng hình chóp, gồm 2 lớp bảo ôn dày chống nóng và mất nhiệt. Cấu tạo này giúp cho hơi thoát ra dễ dàng và nhanh chóng hơn.
- Tương tự như chỗ xả bỗng của rượu thì đáy nồi của thiết bị chưng cất tinh dầu cũng có cấu tạo để xả nguyên liệu, bã và nước ra ngoài sau khi chưng cất. Đảm bảo cho thiết bị sạch sẽ cho những lần chưng cất sau hoặc chưng cất nguyên liệu khác.
- Vỉ nồi hay còn gọi là sọt lưới chứa nguyên liệu. Thay vì thiết kế bằng vỉ ngang thì KAG sẽ thiết kế dạng sọt lưới để đựng được sức chứa nhiều hơn, kích thước lỗ của sọt sẽ được thiết kế phù hợp với từng loại nguyên liệu nhằm giữ nguyên liệu tránh để rơi xuống đáy nồi làm tắc ống dẫn hơi. Với một số nguyên liệu như sả, bưởi, lá cây, rễ cây,...sẽ được xử lý thô trước cắt nhỏ và làm dập bớt trước khi cho vào nồi chưng cất để tiết kiệm được nhiều diện tích nồi nhất.
- Ống phân phối hơi: lỗ phân phối hơi bố trí so le thành 2 hàng hướng về phía đáy nồi cất để cho hơi phân phối đều và lổ khỏi bị tắc do nguyên liệu rơi vào. Tổng tiết diện các lổ phân phối hơi bằng 2 lần tiết diện ống phân phối hơi, tiết diện của ống phân phối hơi lấy bằng tiết diện của ống dẫn hơi vào thiết bị và được xác định theo lượng hơi nước cần thiết dùng để chưng cất trong 1 giờ. Tốc độ hơi ở đây thường là 20m/s.
- Đặc biệt bồn sinh hàn ngưng tụ được thiết kế sao cho nguồn nước tuần hoàn ra vào liên tục, đảm bảo sinh hàn ngưng tụ tinh dầu.
Cấu tạo thiết bị chưng cất tinh dầu KAG có phần đặc biệt hơn nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất tinh dầu công nghiệp hiện đại hơn và tận thu tối đa lượng tinh dầu nguyên chất.
Liên hệ Công ty Công nghệ KAG Việt Nam
Hotline 0904685252
Website maythucphamkag.com
Địa chỉ số 115 ngõ 509 Vũ Tông Phan, Thanh Xuân, Hà Nội
Bài viết liên quan:
- Nguyên lý hoạt động của nồi chưng cất tinh dầu KAG
- Tình hình sản xuất tinh dầu ở nước ta hiện nay
0 nhận xét