11/09/2023
Từ cổ xưa, con người đã biết cách dùng các loại cây, động vật hay những thứ trong tự nhiên để làm thuốc phòng và chữa trị bệnh. Hiện nay, việc sử dụng dược liệu trong phòng và chữa bệnh đã và đang trở thành xu hướng phát triển mạnh, không chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Người ta ưa chuộng sử dụng dược liệu vì nó không những có tác dụng chữa bệnh tốt, mà còn có tác dụng điều hoà, cân bằng sự hoạt động giữa các cơ quan, bộ phận trong cơ thể để có thể duy trì sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống.Ngoài ra, hầu hết các dược liệu đều có độ an toàn cao do đã được sử dụng trong khoảng thời gian rất dài, nó ít gây ra tác dụng phụ và dễ dàng sử dụng.
Dược liệu là gì? Thuốc từ dược liệu là gì?
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13 quy định thì Dược liệu là nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên từ thực vật, động vật, khoáng vật và đạt tiêu chuẩn làm thuốc.
Diễn giải một cách đơn giản để hiểu dược liệu là gì thì dược liệu có thể là toàn bộ bộ phận của một cây, một con vật hoặc có thể là một vài bộ phận của chúng. Những sản phẩm được tách chiết từ cây, động vật như tinh dầu, sáp, dầu mỡ, gôm có thể dùng làm thuốc cũng thuộc phạm vi dược liệu. Dược liệu có hai hướng sử dụng như sau:
- Chế biến, bào chế hay phối hợp theo lý luận và phương pháp của Y học cổ truyền hoặc kinh nghiệm dân gian để tạo thành thuốc cổ truyền. Thuốc này có dạng bào chế truyền thống như thuốc sắc, viên hoàn, tán hoặc dạng bào chế hiện đại như viên nang, siro… Cùng với các phương pháp chữa trị khác, nền y học cổ truyền hiện nay phát triển song song như một phương pháp điều trị hỗ trợ và thay thế (y học thay thế) cho phương pháp điều trị thông thường.
- Hiện đại hơn, dược liệu được nghiên cứu để chiết xuất và bào chế thành thuốc hoá dược, thuốc dược liệu hay thực phẩm chức năng, ở dạng mới như viên nén, viên nang, thuốc tiêm…
Như vậy, thuốc dược liệu là thuốc có thành phần từ dược liệu và có tác dụng, được sử dụng dựa trên bằng chứng khoa học hiện đại. Những thuốc có hoạt chất tinh khiết chiết xuất từ dược liệu hoặc có sự kết hợp giữa dược liệu với các hoạt chất hóa học tổng hợp thì không được gọi là thuốc từ dược liệu mà là thuốc hoá dược. Các thuốc này có dạng bào chế hiện đại và được sử dụng bên cạnh các thuốc tân dược (thuốc Tây) trong điều trị, phòng ngừa bệnh.
Những nguồn dược liệu chính
Y học cổ truyền ở Việt Nam đã tồn tại từ rất lâu gắn liền với các kinh nghiệm dân gian, bài thuốc sử dụng các cây, con vật hay khoáng vật (gọi chung là dược liệu) để phòng và chữa bệnh. Sự xuất hiện thuốc dược liệu là do kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh với bệnh tật của con người mà tìm ra. Số lượng, chất lượng thuốc tiến bộ theo nền sản xuất của xã hội. Các nguồn nguyên liệu tự nhiên được sử dụng làm dược liệu bao gồm:
Thảo dược dùng làm dược liệu là gì?
Cây dược liệu là nguồn nguyên liệu chính trong các bài thuốc cổ truyền cũng như được nghiên cứu, chiết xuất, bào chế thành thuốc. Trước đây, nguồn nguyên liệu thảo dược có sẵn trong tự nhiên, sau thiếu dần phải gieo trồng, thu hái mới có được. Bên cạnh các loại thảo dược có sẵn ở nước ta gọi là thuốc Nam, nước ta còn phải nhập khẩu thêm các loại thảo dược từ các nước khác như Trung Quốc, Triều Tiên… gọi là thuốc Bắc.
Nhân dân ta đã biết cách sử dụng các loại thảo dược từ rất sớm. Ví dụ, từ thời vua Hùng, ông cha ta đã biết dùng cây cỏ làm thực phẩm và làm thuốc như dùng nước vối, gừng để trợ tiêu hóa, chống cảm lạnh, dùng hạt cau, hạt cây sử quân tử để trị giun…
Ngày nay, một số dược liệu nổi tiếng được điều chế thành thuốc với dạng bào chế hiện đại như kim tiền thảo, dây thìa canh, cà gai leo… Không những thế, nhiều hoạt chất sinh học được phân lập từ thực vật như atropin, ephedrine, morphine, cafein, axit salicylic, digoxin, colchicin… có ứng dụng rất cao đối với y học hiện đại.
Động vật dùng làm thuốc dược liệu
Tuy không được sử dụng nhiều như các loại cây Thảo dược nhưng dược liệu từ động vật cũng là các vị thuốc quan trọng trong một số phương thuốc điều trị bệnh lý thường gặp. Nguyên liệu dùng làm thuốc có nguồn gốc từ động vật có thể là cả con (tắc kè, rắn…) hoặc sản phẩm hay một bộ phận của động vật (như mật ong, sữa ong chúa, mề gà, mai mực…).
Cũng giống như thảo dược, hiện nay hầu hết dược liệu từ động vật đều được chăn nuôi bởi nhu cầu quá lớn so với nguồn cung từ tự nhiên. Một đặc điểm đáng lưu ý của dược liệu từ động vật là thường có giá thành cao hơn thảo dược, tuy nhiên thường đem lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị.
Nấm, ký sinh trùng hay các vi sinh vật làm thuốc dược liệu là gì?
Mặc dù ít sử dụng hơn nhưng sinh vật làm dược liệu cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một ví dụ khá thân quen về dạng ký sinh được dùng làm thuốc chính là Đông trùng hạ thảo – dạng ký sinh giữa loài bướm thuộc chi Thitarodes và loại nấm Ophiocordyceps sinensis. Vi sinh vật làm dược liệu thì thường có khả năng tự tổng hợp, chuyển đổi những chất thông thường thành dạng có hoạt tính sinh học, chẳng hạn như quá trình lên men.
Các cách điều chế sử dụng dược liệu?
Mỗi loại dược liệu sẽ có một hoặc nhiều cách sử dụng khác nhau để phát huy hết tác dụng và mang đến hiệu quả như mong muốn. Thực tế các cách chế biến và bào chế dược liệu thành thuốc y học cổ truyền phải tuân theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền hoặc kinh nghiệm dân gian, có thể rất phức tạp, cần nhiều công đoạn cũng như chuyên môn cao của người làm thuốc. Tuy nhiên, tuỳ vào mục đích sử dụng, bạn cũng có thể sử dụng dược liệu theo các cách thức chế biến trong y học cổ truyền như:
- Sấy khô hãm hay sắc lấy nước uống
- Chưng cất thành tinh dầu
- Cô đặc thành cao
- Ngâm rượu, ngâm mật ong, ngâm muối
- Tẩm gừng, tẩm giấm
- Thuốc viên hoàn
Chưng cất tinh dầu
Giờ đây, việc chưng cất tinh dầu cũng không còn quá khó khăn như trước đây, phương pháp chưng cất tinh dầu cũng đã hiện đại hơn không còn tốn thời gian, công sức như khi còn sử dụng phương pháp chiết xuất tinh dầu truyền thống.
Thiết bị phù hợp nhất có thể thấy là Máy chưng cất tinh dầu sử dụng điện, bởi hệ thống tủ điện điều khiển giúp bạn dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ và thời gian phù hợp, tiết kiệm chi phí so với việc dùng gas hay đun củi. Với những yếu tố ảnh hưởng trên, các nhà khoa học đã tìm ra nhiều phương pháp chiết xuất tinh dầu khác vừa rút ngắn thời gian, vừa năng cao năng suất, tận thu triệt để lượng tinh dầu trong thực vật, tuy nhiên các phương pháp này có giá thành rất cao.
Nấu dược liệu - cô cao dược liệu
Trước đây, khi ninh cao, ninh xương, ninh dược liệu người nấu phải sử dụng các nồi nấu thông thường cỡ to, đun bếp ga hoặc sử dụng bếp than gây mất thời gian và vất vả bởi thời gian ninh cao dược liệu phải ninh lâu, qua đêm, người nấu mất cả đêm canh thời gian đun nấu cao.
Nồi nấu dược liệu
Nhưng với nồi nấu cao dược liệu của KAG Việt Nam, 2 lớp inox 304 người sử dụng chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu, cài đặt nhiệt độ để nồi nấu tự vận hành và ninh nước. Vừa tiết kiệm được thời gian, công sức, lại sạch sẽ hơn rất nhiều so với sử dụng bếp than hay bếp ga.
Nồi cô cao, cô dược liệu
Với các dung dịch cần đun nấu lâu nhưng dễ bị đóng cặn hay cháy khét gây hao hụt, cần được khuấy trộn đều và đảo liên tục để không bị cháy hay bám nồi, không làm mất nhiều thời gian và công sức thì nên sử dụng nồi cô cao cánh khuấy. Nồi được thiết kế không khê cháy, không bám dính, với lớp giữa truyền nhiệt bằng dung dịch lỏng (dầu hoặc nước). Hệ thống làm nóng gia nhiệt riêng biệt để sử dụng thiết bị như nồi gia nhiệt, nồi đun thông thường hoặc như một thiết bị khuấy trộn đơn thuần.
Sấy khô dược liệu
Trước đây khi chưa có máy sấy khô đa năng hiện đại như ngày nay, người ta thường phơi khô hoa quả, thực phẩm hay dược liệu bằng cách đem đi phơi nắng, còn với những ngày mưa thì người ta sấy bằng than củi. Chính vì điều đó sẽ khiến cho sản phẩm bị kém chất lượng do bị ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài như làm mất hương vị, màu sắc không được đẹp, quan trọng hơn cả là mà giảm chất lượng sản phẩm đi rất nhiều do có sự tác động của vi khuẩn bên ngoài môi trường. Những yếu tố vấn đề đó sẽ làm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ cũng như gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cho người sử dụng.
Để giải quyết hoàn toàn những vấn đề đó KAG Việt Nam đã thiết kế Tủ sấy dược liệu để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Sấy là một trong các công đoạn sơ chế dược liệu, giúp dược liệu bảo quản được lâu hơn. Sấy dược liệu ở nhiệt độ thích hợp sẽ giữ được dược tính, dưỡng chất trong dược liệu.
Khi sử dụng máy sấy dược liệu sẽ được giữ nguyên màu sắc tự nhiên, không bị ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài làm mất tác dụng của thuốc, dược liệu.
Vậy để chế biến những loại thảo dược phong phú ở nước ta như sấy khô, chiết xuất tinh dầu các bạn có thể tìm đến KAG Việt Nam, chúng tôi là đơn vị cung cấp các thiết bị điều chế các loại thảo dược, dược liệu uy tín chất lượng trên toàn quốc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh và hiệu quả nhất.
CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ KAG VIỆT NAM
Hotline/zalo: 0904685252
Website: www.maythucphakag.com – www.xuyena.vn
Email: Kagtechvn@gmail.com
Địa chỉ: Số 115/509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
0 nhận xét