25/04/2023
Rượu nếp cẩm không chỉ hấp dẫn người thưởng thức bởi sắc tím quyến rũ mà còn bởi vị dịu ngọt pha chút chua chua và ngát hương nếp ngay khi rượu còn chưa chạm môi. Muốn có rượu đậm vị, ngoài kĩ thuật người làm rượu, men rượu chính là yếu tố quyết định thành bại của quy trình ủ rượu. Với mỗi vùng, men rượu lại gồm những thành phần khác nhau để tạo ra hương rượu đặc trưng, còn thành phần quan trọng nhất để tạo màu sắc và độ ngon của rượu chính là gạo nếp cẩm.
Ảnh internet
Ủ rượu nếp cẩm như thế nào để rượu ngon và để được lâu?
Hẳn bạn đã biết, cách ủ rượu nếp cẩm không khó vì được khá nhiều người đã từng làm chia sẻ rộng rãi. Tuy nhiên, ủ sao để rượu ngon và để được lâu mà không bị chua, bị váng hay quá cay lại là câu chuyện rất khác. Theo những người dày kinh nghiệm, để rượu ngon và để được lâu, khâu chọn nguyên liệu và sơ chế phải rất chú ý. Ví dụ cụ thể, nếp cẩm chọn để làm rượu phải là nếp mới, không nên dùng nếp cũ có dấu hiệu mối mọt. Hay men ngọt dùng để ủ phải là men ngon.
Lên men rượu nếp cẩm
Khâu làm sạch gạo phải cẩn thận, phủ men nên đều tay, cũng như gói cơm phải dùng lá sạch và khô nếu là lá sen, nếu dùng giấy bạc thì không được quên đục ít lỗ trên bề mặt. Thêm vào đó, dụng cụ đựng phải thật sạch, nơi để ủ phải khô thoáng, tránh ánh nắng, nhiệt độ vừa phải, không gian chung quanh sạch sẽ, có như thế mới tránh được vi khuẩn và nhiệt độ ổn định, quá trình lên men sẽ tốt hơn. Bảo đảm được những yếu tố như thế, chắc chắn rượu nếp cẩm của bạn làm ra sẽ ngon và để được lâu không chỉ là vài tháng mà đến vài năm.
Một điểm đáng lưu ý khác quyết định đến vị ngon và thời hạn rượu là, khi cơm rượu dậy mùi, tức lên men được 3-4 ngày, bạn nên thử xem cơm rượu cái đã thực sự đủ độ chín hay chưa. Độ chín chính là độ ngọt ngay của cơm rượu và vị cay nồng dễ chịu đặc trưng mà không gắt. Đến lúc này, bạn mới thêm rượu trắng đủ độ vào tiếp tục ủ, để rượu cái tiết ra rượu sữa. Cũng có thể đôi lúc do ảnh hưởng của môi trường chung quanh, mà rượu cái chưa chín, hoặc lên men quá nhanh, khi bạn cho rượu trắng vào không phải là thời điểm vàng, đều có thể khiến cho món rượu nếp cẩm của bạn giảm ngon.
Rượu nếp cẩm để được bao lâu?
Thông thường, nếu như các công đoạn trong quá trình làm rượu từ khâu nấu cơm đến khâu lên men, bạn làm tỉ mỉ, cẩn thận, chuẩn quy trình, thì sau khi thành rượu bạn có thể để rượu được từ 2-3 năm, thậm chí là 5 năm hoặc lâu hơn.
Như đã đề cập khá kỹ ở phần đầu bài viết, thời gian để rượu dài hay ngắn phụ thuộc vào quy trình làm và chất lượng rượu thành phẩm. Rượu ủ ngon, thanh, cay nồng nhưng không cay thé, không váng, đạt độ ngon chuẩn vị, chắc chắn là bạn ủ rượu đã thành công. Và khi bảo quản rượu này ở nơi thoáng mát, bình đậy kín, nhiệt độ ôn hòa, rượu của bạn sẽ để được trong thời gian đến vài năm, chưa kể là rượu vẫn còn tiếp tục lên men thêm nữa, tăng thêm độ ngon theo thời gian. Bạn cũng có thể để rượu trong tủ lạnh, làm ngưng tiến trình lên men, để giữ độ ngon ổn định của rượu như ý muốn.
Bảo quản rượu ở đâu?
Nếu có điều kiện chúng ta cho rượu vào chum sành rồi hạ thổ tức chôn xuống đất hoặc không chúng ta có thể để chum rượu ở nơi có nhiệt độ ổn định trong nhà, tránh ánh nắng trực tiếp như gầm cầu thang, gầm bếp…
Trong rượu có nồng độ cồn rất dễ bay hơi nên chúng ta phải chùm kín miệng, tốt nhất là sử dụng nilon chùm lên miệng rồi dùng dây chun cột quanh miệng tuyệt đối không để hở, sau khi mở ra lấy cần phải đậy lại ngay.
Rượu nếp cẩm bao nhiêu độ?
Mặc dù, là thức uống khá phổ biến hiện nay nhưng không phải ai cũng nắm được hết đặc điểm của rượu nếp cẩm. Vẫn có nhiều người thắc mắc rượu nếp cẩm bao nhiêu độ? Theo các chuyên gia, thông thường rượu nếp cẩm là 30 độ C và nồng độ này có thể tăng lên hoặc hạ xuống tùy thuộc vào cách ủ rượu, lên men và chưng cất của mỗi người. Vì vậy, nồng độ rượu nếp cẩm có để dao động từ 30 – 35 độ C.
Làm sao để nhận biết rượu nếp cẩm không đảm bảo?
Liên quan đến vấn đề để rượu được bao lâu cũng như cách bảo quản, cùng thời hạn sử dụng, một vấn đề nữa mà các bạn cũng nên biết đó là làm sao để nhận biết rượu nếp cẩm không đảm bảo. Dưới đây là một số dấu hiệu không ổn của rượu nếp cẩm, có vấn đề về chất lượng rượu mà bạn nên chú ý:
– Rượu nếp cẩm có vị chua, đắng, có váng.
– Rượu nếp cẩm không lên men được hoặc lên men quá chậm.
– Để 3-4 ngày, hạt cơm nếp cẩm bị mốc…
– Sau thời gian lên men, cơm rượi cái không mềm mà cứng, phần men lẫn trong cơm rượu còn nguyên, không tan.
Nếu như phát hiện những dấu hiệu này, đồng nghĩa với việc cơm rượi cái chưa đạt, cũng như rượu nếp cẩm làm ra đương nhiên cũng không đạt chất lượng, hoặc không để được lâu. Bạn cũng cân nhắc khi dùng, vì rất có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Để có được rượu nếp cẩm an toàn và có tính thẩm mỹ cao
Rượu được lọc qua máy lọc độc tố rượu
– Khử methanol trong rượu
– Khử andehit trong rượu
– Khử các độc tố khác: furfurol, rượu bậc cao….
Sau quá trình lọc rượu uống vào không đau đầu, không độc tố, rượu êm và ngon hơn. Vì vậy nhiều gia đình, cơ sở sản xuất rượu thường sẽ lọc khử độc tố qua rượu trắng sau đó với dùng để ngâm với trái cây, dược liệu và ngay với cả rượu nếp cẩm cũng vậy. Ngoài ra trong quá trình ngâm ủ rượu nếp cẩm sẽ sinh ra những cặn lắng do gạo nếp cẩm gây ra, vậy để rượu nếp cẩm được trong hơn không còn những cặn lắng các cơ sở sản xuất rượu sử dụng máy lọc cặn bã rượu.
Test thử máy lọc cặn bã rượu nếp cẩm cho khách
Máy lọc cặn bã rượu của KAG được ứng dụng công nghệ mới của châu Âu được thiết kế chuyên biệt sử dụng để lọc rượu vang, rượu màu, rượu hoa quả (như nho, táo, đào, mận, dâu) hay rượu thuốc,...nhằm loại bỏ cặn bã có trong rượu mà không làm mất màu đặc trưng vốn có của nó, tạo độ trong cho rượu.
Mọi thắc mắc về máy lọc rượu trắng hoặc máy lọc rượu trái cây hay bất kì máy móc, thiết bị về ngành rượu, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất.
CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ KAG VIỆT NAM
Hotline: 0904685252
Website: www.maythucphamkag.com - www.xuyena.vn
Địa chỉ: Số 115/509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà NộI
Bài viết cùng chủ đề:
Công nghệ làm già rượu và xử lý độc tố
0 nhận xét