24/10/2019
1. Cơ sở pháp lý:
- - Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- - Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu.
2. Xử lý vi phạm
Hành vi vi phạm Kinh doanh rượu mà không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Khoản 8 điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP quy định “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng - 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh mà không có Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh theo quy định”.
Như vậy, nếu bạn kinh doanh, bán lẻ rượu mà không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng - 10.000.000 đồng.
Hành vi vi phạm trong Sản xuất rượu thủ công
Điều 35 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Sản xuất rượu vượt quá sản lượng được phép sản xuất:
- - Vượt 05% phạt từ 1.000.000 đồng - 3.000.000 đồng
- - Vượt 05% - 10% phạt từ 3.000.000 đồng - 5.000.000 đồng
- - Vượt 10% - 15% phạt từ 5.000.000 đồng - 10.000.000 đồng
- - Vượt 15% - 20% phạt từ 10.000.000 đồng - 15.000.000 đồng
- - Vượt trên 20% phạt từ 15.000.000 đồng - 20.000.000 đồng
Hình thức xử phạt bổ sung:
- - Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
- - Tước quyền sử dụng giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
- - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
3. Trình tự Giấy phép Sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh/ bán lẻ rượu
Hồ sơ cần có:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép Sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh/ bán lẻ rượu theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP.
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
3. Bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, hoặc Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) của các sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh.
4. Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc dự kiến sản xuất
5. Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại các địa điểm bán lẻ rượu (nếu cần).
6. Bản sao văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu (nếu cần).
7. Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ (nếu cần).
Thủ tục cấp giấy phép
Theo Khoản 2 Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP:
- - Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;……
- - Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu và Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân.
- - Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- - Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Liên hệ Công ty Công Nghệ KAG Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ các thủ tục, kỹ thuật, quy trình sản xuất rượu từ Thủ công tới Công nghiệp
Hotline 090 - 468 - 5252
Địa chỉ số 115 ngõ 509 Vũ Tông Phan - Thanh Xuân - Hà Nội
Website www.maythucphamkag.com
0 nhận xét