15/04/2020
Các văn bản pháp luật về sản xuất tinh dầu
- Nghị định 91/2016/NĐ-CP Về quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế
- Thông tư 06/2011/TT-BYT Về quản lý Mỹ phẩm
Và một số Tiêu chuẩn quốc gia về tinh dầu được sản xuất phổ biến
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11420:2016 Tinh dầu khuynh diệp (Eucalyptus globulus Labill.) thô hoặc tinh chế
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11422:2016 Tinh dầu bạc hà (Mentha x piperita L.)
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11425:2016 Tinh dầu sả chanh (Cymbopogon citratus)
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11426:2016 Tinh dầu sả Java
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9651:2016 Tinh dầu - Nguyên tắc chung về dán nhãn và dập nhãn bao bì
Một số quy định về chỉ tiêu chất lượng tinh dầu theo Dược điển
Tinh dầu tràm
Tinh dầu tràm được chiết xuất từ lá và cành của chi tràm có tên khoa học là Melaleuca. Hiện nay có 3 loại tinh dầu tràm phổ biến đó là tinh dầu tràm năm gân, tinh dầu tràm gió và tràm trà.
Tỷ trọng ở 20°C từ 0.900 đến 0.925
Chỉ số khúc xạ ở 20°C từ 1,466 dển 1,472
Hàm lượng Cineol ≥ 40%
Tinh dầu bạch đàn (khuynh diệp)
Tinh dầu bạch đàn còn được gọi với một cái tên khác là tinh dầu khuynh diệp. Nó được sản xuất bằng chưng cất hơi nước từ lá non và ngọn cây bạch đàn mang hương thơm đặc biệt , vị cay mát.
Tỷ trọng ở 20°C từ 0.900 đến 0.925
Chỉ số khúc xạ ở 20°C từ 1,454 đến 1,470
Hàm lượng Cineol ≥ 60%
Tình dầu bạc hà
Được chiết xuất từ thân, lá của cây bạc hà. Nó có thể được chiết xuất bằng nhiều phương pháp khác nhau như: Chưng cất hơi nước, ép lạnh, CO2. Tinh dầu bạc hà có màu vàng nhạt, mùi hương the mát đặc trưng.
Tỷ trọng ở 20°C từ 0,890 đến 0,922
Chỉ số khúc xạ ở 20°C từ 1,455 đến 1,465
Hàm lượng Menthol ≥ 55%
Tình dầu vỏ quế
Tinh dầu quế được chiết xuất từ thân, vỏ, lá hoặc rễ của cây quế. Nó có thể được chiết xuất bằng nhiều phương pháp khác nhau như: Chưng cất hơi nước, ép lạnh, CO2. Tinh dầu vỏ quế có màu vàng đến nâu đỏ, mùi thơm, vị nóng rất đặc trưng.
Tỷ trọng ở 20°C từ 1,040 đến 1,072
Chỉ số khúc xạ ở 20°C từ 1,590 đến 1,610
Hàm lượng Aldehyd Cinnamic ≥ 85%
Phương pháp Chưng cất hơi nước – phương pháp phổ biến nhất hiện nay
Thiết bị Chưng cất hơi nước
Nồi chưng cất tinh dầu của KAG Việt Nam là thiết bị phù hợp với thiết kế đa dạng từ 100L – 500L, cấu tạo inox 304 và sử dụng điện là nhiên liệu, không gây khói bụi, không ảnh hưởng tới môi trường sống, đồng thời có thể để trong khu vực nhà ở mà không tốn diện tích làm nhà xưởng như hệ thống chưng cất thủ công đun củi, than.
Thiết bị chưng cất tinh dầu gồm 3 bộ phận với các tinh năng chiết suất tinh dầu tối ưu:
- Phần nồi nấu chưng cất (phía trái) là cấu tạo bằng inox 304 với 3 lớp: bảo ôn chống nóng và mất nhiệt, lớp chứa dầu truyền nhiệt và phía trong là hệ thống sọt chứa nguyên liệu cần chưng cất. Nắp nồi sẽ được thiết kế theo dạng hình chóp cao. Chân nồi cao và đáy xả dưới đáy nồi là nơi xả thoát các nguyên liệu.
- Phần bồn sinh hàn ngưng tụ (phía bên phải), bao gồm 1 bồn lạnh nơi làm lạnh và ngưng tụ tinh dầu đầu ra kèm theo hệ thống ruột gà được liên kết với nồi chưng cất thông qua ống dẫn hơi kín.
- Tủ điện điều khiển cho dòng điện 3 pha: tự động đóng ngắt thời gian và nhiệt độ lúc nấu vì đã được cài đặt tự động từ trước.
Các bước chiết xuất tinh dầu bằng phương pháp chưng cất
Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu cho quá trình chưng cất
Lựa chọn nguyên liệu tươi, đủ tiêu chuẩn để đảm bảo cho lượng tinh dầu thành phẩm nhiều nhất.
Bước 2: Làm héo nguyên liệu
Một số loại nguyên liệu được phơi héo đến độ ẩm còn 50 % so với ban đầu giúp việc bảo quản nguyên liệu dễ dàng hơn
Bước 3: Chưng cất Tinh dầu
Đưa nguyên liệu đã phơi khô vào nồi cất sẽ có các khay chứa nguyên liệu. Lưu ý, trước khi cho nguyên liệu vào nồi cần để ý có lẫn cỏ dại hay loại lá khác không, cần loại bỏ ngay để tránh ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu.
Tỉ lệ nguyên liệu chưng cất 180-200kg nguyên liệu/ dung tích nồi 1000 lit. Thời gian chưng cất 2,5-3h/mẻ.
Bã tinh dầu sẽ được phơi khô để làm nhiên liệu đốt hoặc làm phân bón, lót chuồng trong chăn nuôi...
Bước 4: Ngưng tụ chất đốt
Sau khoảng thời gian 2,5-3h, lượng tinh dầu thành phẩm sẽ bay hơi cùng với nước qua ống dẫn hơi và đến bồn làm lạnh ngưng tụ, cần khống chế nhiệt độ nước làm lạnh trong khoảng 35 – 40 độ C.
Bước 5: Phân ly
Hỗn hợp tinh dầu và nước sẽ được tách ra bằng thiết bị phân ly.
Bước 6: Tách tinh dầu loại 2
Sau khi tách tinh dầu và nước bằng thiết bị phân ly, nước chưng còn lại sẽ được đưa vào bể xử lý để tách tinh dầu loại II. Tinh dầu thô được lắng để tách tạp chất lớn và được làm khô bằng Na2SO4 khan, lượng Na2SO4 tùy thuộc vào hàm lượng nước trong tinh dầu, thường thì 25 – 50 gam/kg tinh dầu. Sau đó tinh dầu được đem lọc để tách Na2SO4 ra, Na2SO4 tách ra được đem rửa hai lần bằng nước ấm rồi cho vào túi vải bỏ vào nồi chưng cất để tận thu tinh dầu.
Bước 7: Sấy và lọc tinh dầu đóng chai
Tinh dầu thu được sẽ đem sấy khô và bảo quản trong bình kín. Tinh dầu khử hết nước có màu sáng, được đóng chai bảo quản.
Liên hệ Công ty CP Công Nghệ KAG Việt Nam
Hotline 090.468.5252
Địa chỉ số 115 ngõ 509 Vũ Tông Phan, Thanh Xuân, Hà Nội
Website maythucphamkag.com
Bài viết liên quan:
- Nguyên lý hoạt động của nồi chưng cất tinh dầu KAG
- Tình hình sản xuất tinh dầu ở nước ta hiện nay
- Tìm hiểu về tinh dầu và các phương pháp sản xuất tinh dầu
- Sản xuất tinh dầu bằng phương pháp chưng cất công nghiệp
0 nhận xét