03/06/2019
Để đảm bảo chất lượng rượu đưa ra thị trường có nguồn gốc suất xứ rõ ràng, chất lượng rượu đạt tiêu chuẩn VSATTP, và yêu cầu các cơ sở sản xuất và kinh doanh rượu đáp ứng các tiêu chuẩn như thế nào?
I. Các văn bản pháp luật làm căn cứ pháp lý
- Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu;
- QCVN 6-3:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn
- Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 7043:2013 Rượu Trắng
II. Lợi ích của các cơ sở sản xuất – kinh doanh rượu thủ công khi có đủ các loại giấy phép hợp pháp lý:
- Được bán rượu do mình sản xuất cho các thương nhân có Giấy phép phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ và thương nhân mua rượu để xuất khẩu.
- Được trực tiếp bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ đối với rượu do mình sản xuất tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân.
- Chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất rượu của mình.
- Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.
III. Để có thể đưa sản phẩm rượu ra thị trường cần những gì?
- Giấy Chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Công thương hoặc Sở Công thương cấp cho cơ sở;
- Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Hồ sơ tự công bố sản phẩm;
- Giấy phép Sản xuất rượu Thủ công hoặc Giấy phép Sản xuất rượu Công Nghiệp;
Ngoài ra tùy theo quy mô sản xuất của cơ sở cũng như nhu cầu, yêu cầu của thị trường nơi cơ sở sản xuất, kinh doanh hướng đến mà cần tới một số thủ tục, giấy phép sau:
- Giấy tờ xác nhận quyền sở hữu hoặc Giấy tờ xác nhận quyền sử dụng hợp pháp nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm rượu;
- Bảng kê danh mục máy móc, thiết bị chuyên ngành các công đoạn chính như nồi nấu rượu, lên men, tháp chưng cất, chiết rót…;
- Bảng kê danh mục thiết bị chuyên ngành đo lường, kiểm tra chất lượng men rượu, hàm lượng đường, nồng độ cồn;
- Bảng kê danh mục các máy móc, thiết bị để kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm; bản thiết kế hệ thống điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm;
- Bảng kê diện tích, sơ đồ thiết kế nhà xưởng, kho tàng, văn phòng làm việc và các khu phụ trợ khác. Hồ sơ chứng minh quyền sở hữu nhà xưởng, công trình và quyền sử dụng đất (hợp đồng thuê, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…);
- Bản sao hợp lệ bằng cấp, giấy chứng nhận chuyên môn, giấy chứng nhận sức khỏe và Hợp đồng lao động với người lao động kỹ thuật, người trực tiếp sản xuất.
IV. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất rượu
Bước 1: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu đến cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kiểm tra hồ sơ.
– Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương hoặc Sở Công Thương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở sản xuất xem xét và cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
– Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Đối với từng mô hình sản xuất và điều kiện cụ thể của từng cơ sở sản xuất kinh doanh rượu mà cần thực hiện các thủ tục khác nhau. Vì thế khi có ý định kinh doanh sản xuất rượu hay mở rộng quy mô, đừng bỏ qua KAG Việt Nam, Công ty chúng tôi vừa cung cấp các thiết bị, máy móc sản xuất và kinh doanh rượu, đồng thời tư vấn miễn phí tới khách hang các thủ tục pháp lý, quy trình kỹ thuật về sản xuất rượu đảm bảo VSATTP.
Liên hệ Công ty KAG Việt Nam
Hotline 0904685252
Website maythucphamkag.com
Địa chỉ 509/115 Vũ Tông Phan, Thanh Xuân, Hà Nội.
0 nhận xét