22/05/2025
Việc "Tăng cường đa dạng hóa các sản phẩm từ thanh long" là một hướng đi chiến lược và rất cần thiết để nâng cao giá trị cho loại trái cây này, giảm phụ thuộc vào xuất khẩu tươi và tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh hơn. Bằng việc đa dạng hóa sản phẩm, ngành thanh long Việt Nam không chỉ giải quyết được bài toán đầu ra mà còn tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, chinh phục được nhiều thị trường khó tính hơn.
Cơ hội vàng cho khởi nghiệp Siro Thanh Long
Tại Việt Nam, thanh long được trồng ở 32 tỉnh thành, nhưng chủ yếu ở các tỉnh, thành phố như: Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, Đồng Nai. Do dễ trồng và đem lại lợi nhuận cao nên nhiều nhà vườn cũng bắt đầu chuyển sang trồng loại cây này. Vì thế diện tích trồng thanh long trên cả nước cũng tăng lên đáng kể.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2024, thanh long là mặt hàng xếp thứ 2 về giá trị xuất khẩu với 292 triệu USD, chỉ đứng sau sầu riêng.
Mới đây, Hiệp hội Rau quả Việt Nam đã thông tin chi tiết về giá trị xuất khẩu các mặt hàng rau quả chủ lực đến các thị trường trong 6 tháng đầu năm 2024.
Theo đó, trong 6 tháng đầu năm, sầu riêng tiếp tục duy trì vị trí số 1 về giá trị xuất khẩu với 1,323 tỷ USD, tăng 44,4% so với cùng kỳ năm trước. Thanh long là mặt hàng xếp thứ 2 với 292 triệu USD, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam - cho biết những năm trước, thanh long là loại quả mang về giá trị xuất khẩu lớn nhất của ngành rau quả. Tuy nhiên, sau thời gian chiếm lĩnh được một số thị trường, thanh long Việt Nam đang đối mặt với không ít thách thức. Đó là yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm, mẫu mã thanh long quả tươi xuất khẩu ngày càng nghiêm ngặt.
Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu thanh long hàng đầu thế giới. Có thể tận dụng nguồn cung dồi dào, đặc biệt là những quả không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tươi (kích thước, mẫu mã) nhưng chất lượng vẫn tốt. Giảm áp lực tiêu thụ trái cây tươi, đặc biệt vào mùa cao điểm. Cùng với đó là nhu cầu đồ uống giải khát, pha chế tại các quán cà phê, trà sữa, nhà hàng, khách sạn. Người tiêu dùng cá nhân tìm kiếm sản phẩm tự nhiên, an toàn. Đây chính là tiền đề để siro Thanh Long nói riêng và các loại siro trái cây nói chung ngày càng được sử dụng nhiều hơn.
Đa dạng hoá các sản phẩm phẩm từ thanh long
So với quả thanh long ruột trắng thì quả thanh long đỏ có vẻ ngoài hấp dẫn hơn, thành phần dinh dưỡng cao cũng cao gấp đôi. Phần thịt quả thanh long màu đỏ nổi bật nhờ chất tạo màu chính là betacyanin. Betacyanin có khả năng chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương của gốc tự do. Phần thịt quả thanh long ruột đỏ chủ yếu là nước, hàm lượng chất xơ chiếm tỷ lệ cao, không những vậy còn có các chất vi lượng rất cần thiết cho cơ thể như Vitamin C, Vitamin nhóm B, sắt, canxi, kali , nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng.
Nhằm góp phần đa dạng hóa các sản phẩm sau chế biến, nâng cao giá trị trái thanh long nói chung và thanh long ruột đỏ nói riêng, ThS Nguyễn Hoàng Phi cùng nhóm nghiên cứu tại Viện Công nghiệp thực phẩm đã đề xuất và được Bộ Công Thương phê duyệt thực hiện đề tài ‘‘Nghiên cứu công nghệ chế biến một số sản phẩm từ quả Thanh Long ruột đỏ (siro, mứt nhuyễn) phục vụ sản xuất kem, sữa chua“. Bởi lẽ các dạng sản phẩm dạng siro và mứt nhuyễn từ trái cây là những sản phẩm thực phẩm có nhiều ứng dụng đang được ưa chuộng trên thị trường. Đây là loại sản phẩm được sản xuất từ quả nguyên chất hay dịch quả tự nhiên nguyên chất hiện rất được người tiêu dùng ưu thích do giá trị dinh dưỡng cao và rất tốt cho sức khỏe.
Sau hơn một năm nghiên cứu và thử nghiệm (9/2022-12/2023), đề tài đã thu được nhiều kết quả nổi bật. Cụ thể, đã xây dựng được quy trình sản xuất siro thanh long quy mô 50kg nguyên liệu/ mẻ. Sản phẩm mứt nhuyễn và siro thanh long ruột đỏ được ứng dụng trong sản xuất sữa chua tại Công ty cổ phần sữa Ba Vì và sản xuất kem tại Công ty Kem Goofoo. Các sản phẩm bước đầu được đánh giá cảm quản hấp dẫn người tiêu dùng và làm đa dạng sản phẩm thực phẩm.
Chia sẻ về hiệu quả kinh tế của sản phẩm, chủ nhiệm đề tài ThS Nguyễn Hoàng Phi cho biết “Theo tính toán, để sản xuất ra một chai siro thanh long 500ml sẽ tốn khoảng 43.090 vnd, giá bán 1 chai sản phẩm là 55.000 vnd. Do đó, mỗi chai sản phẩm bán ra sẽ thu được lợi nhuận 11.010 vnd. Còn để sản xuất 1 chai mứt nhuyễn thanh long sẽ cần chi phí là 29.650 vnd, giá bán là 40.000 vnd, vậy lãi cho mỗi chai sẽ đạt 10.30 vnd.”
Xét về hiệu quả xã hội, đề tài bước đầu ứng dụng tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm làm phong phú thêm các sản phẩm từ quả thanh long ruột đỏ. Đồng thời nâng cao được giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Đề tài đã tận dụng được nguồn nguyên liệu dồi dào trong nước để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng tốt và giá thành hợp lý, có khả năng ứng dụng và cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường khu vực, góp phần nâng cao giá trị cho sản phẩm thanh long, hướng tới khắc phục tình trạng dư thừa trái thanh long khi thị trường xuất khẩu gặp khó khăn.
Quy trình sản xuất mật thanh long, siro thanh long
Thanh long là một trong những loại quả có giá trị dinh dưỡng, chứa nhiều lượng dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nên hiện nay có rất nhiều sản phẩm được chế biến từ thanh long rất tiện dụng và cho giá trị dinh dưỡng cao. Một trong số những sản phẩm thơm ngon bổ dưỡng, có giá trị lớn mà giá thành rẻ là siro thanh long. Dưới đây là phương pháp chế biến siro.
Bước 1: Sơ chế
Thanh long được thu hoạch về, rửa sạch, loại bỏ quả hỏng, dập nát, cắt bỏ cuống lá rồi đưa vào máy ép dập thu được dung dịch sệt thanh long.
Bước 2: Nấu, Phối trộn và cô đặc siro thanh long
Thanh long được sơ chế làm dập nhỏ được đưa vào nồi nấu cánh khuấy, đun khuấy cho ra hết nước cốt từ quả thanh long. Nồi cánh khuấy này được thiết kế đặc biệt, có 3 lớp cách nhiệt, không làm cháy, hỏng nước nho mà còn có chế độ khuấy tự động, giúp tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất.
Đưa dung dịch thanh long trở lại nồi khuấy tự động, thêm đường theo tỉ lệ phù hợp. Đường chính là chất bảo quản tự nhiên, giúp siro để được từ 6 tháng đến 1 năm. Nấu đến khi sánh lại là được siro thành phẩm.
Bước 3: Chiết rót, đóng chai mật nho, siro nho
Siro thanh long được đưa vào Máy chiết rót, với thiết bị này, các cơ sở sản xuất có thể chiết nhiều chai cùng lúc, có thể chiết các dung tích từ 300ml, 500ml, 750ml đến 1000ml, 1500ml…tùy vào nhu cầu.
Cuối cùng, chai Siro được đưa vào máy đóng siết nắp chai để hoàn tất quá trình đóng gói sản phẩm.
Dưới đây là chia sẻ của chúng tôi về tác dụng và Quy trình sản xuất siro Thanh long, Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về hệ thống thiết bị sản xuất mật trái cây, siro trái cây, rượu trái cây. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.
CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ KAG VIỆT NAM
Hotline: 0904685252
Website: www.maythucphamkag.com - www.xuyena.vn
Email: Kagtecgvn@gmail.com
Địa chỉ: Số 115, ngõ 509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
0 nhận xét