13/09/2021
Tinh dầu tự nhiên đang ngày càng phổ biến và được ưa chuộng bởi công dụng phong phú và hữu ích trong hầu hết các khía cạnh của chăm sóc sức khỏe và và gia đình. Có nhiều phương pháp chiết xuất tinh dầu hiện nay. Vậy đó là những phương pháp nào có thể chiết xuất tinh dầu thiên nhiên hiệu quả nâng cao năng suất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Các phương pháp chiết xuất tinh dầu thiên nhiên
Phương pháp Trích ly
Trích ly bằng dung môi dễ bay hơi
Nguyên tắc: Dung môi thấm qua màng tế bào, hòa tan tinh dầu. Hiện tượng thẩm thấu xảy ra đến khi đạt cân bằng. Như vậy quá trình trích ly là quá trình khuếch tán cấu tử của tinh dầu từ nguyên liệu vào dung môi.
- Thường trích ly trực tiếp bằng dung môi, sản phẩm tinh dầu dễ lẫn những chất cùng tan trong dung môi trích ly và lượng dung môi sử dụng tương đối lớn. Thông thường với hoa, người ta cũng có thể dùng dòng không khí ẩm nóng đẩy tinh dầu ra khỏi hoa, và cho tinh dầu hấp phụ vào chất hấp phụ rắn như than hoạt tính. Sau đó giải hấp tinh dầu bằng dung môi dễ bay hơi.
- Quy trình thiết bị đơn giản, cơ giới hóa được. Cho hiệu suất cao, tinh dầu sạch hơn.
- Trong một số trường hợp chiết một số loại hoa bằng dung môi Ether dầu hỏa – sản phẩm thu sau đuổi dung môi cho Nhựa thơm, có đặc tính hương vị hoa tươi, dùng làm chất định hương rất tốt.
- Do việc chiết tách dùng khá nhiều dung môi dễ bay hơi, cộng thêm dung môi khá độc hại. Một trong những phương pháp nhiều người đang kì vọng là dùng CO2 siêu tới hạn (CO2 super critical fluid) chiết tách:
Trích ly sử dụng dung môi không bay hơi
Việc dùng dung môi dễ bay hơi gặp nhiều hạn chế như: sử dụng nhiều dung môi và dung môi dễ bị thất thoát, nên trong một số trường hợp người ta dùng dầu thực vật hoặc mỡ (đã loại mùi) để chiết tách. Thí dụ: dùng dầu hạnh nhân và dầu dửa để chiết tách tinh dầu từ nguồn hoa như hoa cam, chanh, quýt, bưởi….Thay vì dùng dầu, mỡ; dùng sáp có nhiệt độ nóng chảy thấp sẻ được sản phẩm là sáp hương.
Phương pháp Ép lạnh
Nguyên tắc: Phương pháp ép thường dành cho những nguồn giàu tinh dầu và dễ lấy. Ví dụ lớp ngoài quả họ citrus: vỏ cam, chanh, quýt, bưởi, tắc.Tinh dầu họ loài này nhiều và chứa trong các túi (tế bào lớn)
Nguyên liệu vỏ phải tươi, vì khi đó tế bào ở cạnh túi tinh dầu còn căng, nên khi ép túi tinh dầu sẽ vỡ ra, và tinh dầu dễ thoát ra ngoài.
Khi ép, vừa ép vừa phun nước để giải nhiệt để bảo vệ tinh dầu và để kịp thời thu tinh dầu, vì với nước tưới này sẽ làm cho các tế bào tinh dầu phình ra, nên không thể hút tinh dầu ngoài vào được.Để tách tinh dầu dễ dàng, có thể thêm vào dung dịch NaHCO3 2%, để hạn chế quá trình tạo dung dịch nhựa quả.
Bã còn lại thường chứa khoảng 20-30% tinh dầu.Để lấy tinh dầu triệt để, phải thực hiện tiếp chưng cất lôi cuốn theo hơi nước để lấy phần tinh dầu còn lại này (tinh dầu loại 2).Tinh dầu có từ phương pháp ép cho sản phẩm có chất lượng cao hơn phương pháp lôi cuốn theo hơi nước vì phương pháp này hạn chế được tác dụng của nhiệt.
Phương pháp Chưng cất lôi cuốn hơi nước
Nguyên tắc: Hơi nước thấm qua màng tế bào của bộ phận chứa tinh dầu, làm trương và phá vỡ bộ phận này rồi kéo tinh dầu (hợp chất không tan lẫn trong nước, dễ bay hơi) ra khỏi nguyên liệu.
Ưu điểm:
Quy trình đơn giản, dễ thực hiện, thậm chí có thể tự chưng cất tại nhà.
Chi phí máy móc dụng cụ hợp lý, có thể không cần quá nhiều tiền.
Chất lượng tinh dầu rất tinh khiết, thời gian tách nhanh.
Áp dụng được với hầu hết các loại tinh dầu.
Nhược điểm:
Cần nhiều kỹ thuật, mặc dù tinh dầu thu được là tinh khiết, nhưng chất lượng tinh dầu phụ thuộc rất nhiều vào thiết bị chưng cất, và kinh nghiệm, tay nghề điều chỉnh nhiệt độ, áp suất, độ sôi….
Nguyên liệu và nước cùng cho vào một thiết bị nhưng cách nhau bởi một vỉ nồi. Khi đun sôi, hơi nước bốc lên qua khối nguyên liệu kéo theo tinh dầu và đi ra thiết bị ngưng tụ. Để nguyên liệu khỏi rơi vào phần có nước ta có thể lót trên vỉ 1 hay nhiều lớp bao tải tùy theo từng loại nguyên liệu. Phương pháp nay phù hợp với những cơ sở sản xuất có qui mô trung bình.
Nồi chưng cất lôi cuốn hơi nước
So với phương pháp trên, phương pháp này có ưu điểm hơn, khắc phục được tình trạng nguyên liệu bị khê, khét vì không tiếp xúc trực tiếp với đáy thiết bị cất, sử dụng nhiệt độ và áp suất để chiết suất tinh dầu, cho năng suất cao. Phương pháp này thích hợp cho những loại nguyên liệu không chịu được nhiệt độ cao hoặc nguyên liệu thân gỗ (quế, trầm hương).
Tìm hiểu về phương pháp chưng cất phổ biến nhất hiện nay
Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước là phương pháp có từ lâu đời, nhiều tài liệu cho rằng, chưng cất tinh dầu đã xuất hiện từ nhiều nghìn năm trước công nguyên. Trên thực tế, trị liệu bằng tinh dầu vốn là một trong những phương pháp trị liệu của y học Vệ đà Ấn độ và các kỹ thuật chữa bệnh cổ xưa của Ai Cập.
Trải qua lịch sử nhiều nghìn năm, cho đến nay, chưng cất lôi cuốn hơi nước vẫn là phương pháp chiết xuất tinh dầu hiệu quả và được áp dụng nhiều nhất.
Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước dùng khi nào
Phương pháp lôi cuốn hơi nước dựa trên sự thẩm thấu, hòa tan, khuếch tán và lôi cuốn theo hơi nước của những hợp chất hữu cơ trong tinh dầu khi tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao. Sự khuếch tán sẽ dễ dàng khi tế bào chứa tinh dầu trương phồng do nguyên liệu tiếp xúc với hơi nước bão hòa trong một thời gian nhất định.
Phần lớn tinh dầu còn lại trong các mô thực vật sẽ tiến dần ra ngoài bề mặt nguyên liệu bằng sự hòa tan và thẩm thấu. Ở nhiệt độ nước sôi, một phần tinh dầu hòa tan vào trong nước có sẵn trong tế bào thực vật.
Dung dịch này sẽ thẩm thấu dần ra bề mặt nguyên liệu và bị hơi nước cuốn đi. Còn nước đi vào nguyên liệu theo chiều ngược lại và tinh dầu lại tiếp tục bị hòa tan vào lượng nước này. Quy trình này lặp đi lặp lại cho đến khi tinh dầu trong các mô thoát ra ngoài hết.
Khi tinh dầu thoát ra khỏi vật liệu nó di chuyển cùng với hơi nước đi qua dàn ngưng tụ. Khi đi qua đây và được làm mát nó sẽ ngưng tụ lại thành dầu và nước. Sau đó tinh dầu sẽ được tách ra khỏi nước.
Phương pháp này thường được sử dụng với các nguyên liệu có hàm lượng tinh dầu thấp hoặc các nguyên liệu có cấp phần đễ bị thủy phân như hoa hồng, sả, bạc hà... Bên cạnh đó do phương pháp này cần đến nồi chiết xuất tinh dầu được thiết kế đặc biệt nên những loại nguyên liệu thân gỗ, vỏ cây hoặc hạt… như quế, hồi.
Trường hợp mô thực vật có chứa sáp, nhựa, acid béo… thì khi chưng cất phải được thực hiện trong một thời gian dài vì những hợp chất này làm giảm áp suất hơi chung của hệ thống và làm cho sự khuếch tán trở nên khó khăn.
Thiết bị chưng cất lôi cuốn hơi nước đạt chuẩn chất lượng
Trên thị trường có nhiều loại thiết bị chưng cất, nồi nấu chưng cất với kích thước và kiểu dáng đa dạng. Lượt qua có thể khiến người mua nghĩ rằng các thiết bị này đều như nhau, tuy nhiên mỗi một loại nguyên liệu cần phải có phương pháp chưng cất thích hợp, đi kèm với đó là thiết bị tương ứng.
Thiết bị thông dụng là các loại nồi chưng cất bằng inox 1 lớp hoặc 2 lớp với thiết kế tương tự như chưng cất rượu truyền thống chỉ có thể chưng cất các loại nguyên liệu có chứa hàm lượng tinh dầu lớn, dễ bay hơi, chịu được nhiệt độ cao. Còn các loại nguyên liệu dễ thủy phân, hàm lượng tinh dầu thấp cần thiết bị chưng cất tinh dầu chuyên dụng trong môi trường áp suất cao.
Sử dụng nồi chưng cất sẽ chiết xuất được hàm lượng tinh dầu nhiều hơn so với việc chưng cất tinh dầu bằng phương pháp thủ công truyền thống. Cho thấy việc dùng nồi sẽ ngưng tụ và chắt lọc được rất nhiều tinh dầu. Còn khi làm bằng thủ công dễ bay hơi và mất đi một lượng tinh dầu đáng kể. Do đó, dùng nồi chưng cất nấu thu được đến 90% lượng tinh dầu có trong nguyên liệu.Thời gian chưng cất mỗi mẻ cũng được rút ngắn thời gian còn 2-4h so với phương pháp thủ công. Được thiết kế từ inox 304 không gỉ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao năng suất làm việc cũng như chất lượng sản phẩm tinh dầu luôn được đánh giá cao hơn.
Cấu tạo nồi chưng tinh dầu
Thông tin chi tiết Nồi chưng cất tinh dầu
- Dung tích 100L, 200L, 500L, 1000L…
- Điện áp: 220V/380V
- Có chức năng điều chỉnh thời gian, nhiệt độ chưng cất
- Nắp nồi kèm đồng hồ áp và van xả áp
- Công suất: tùy loại nguyên liệu và cách sơ chế thực vật
- Vật liệu: toàn bộ bằng inox 304
- Bảo hành: 1 năm
- Hãng sản xuất: KAG Việt Nam
Mặc dù trên thị trường đã có rất nhiều đơn vị thiết kế, chế tạo ra hệ thống chưng cất tinh dầu bằng điện tự động. Nhưng để có thể chọn được nồi chưng cất tinh dầu chất lượng mọi người cần tìm hiểu thêm để lựa chọn cho mình nồi chưng cất phù hợp với quy mô và tài chính của mình cũng như đảm bảo chất lượng.
KAG Việt Nam thiết kế nồi chưng cất tinh dầu với mục đích kết hợp giữa phương pháp chiết xuất truyền thống và hiện đại trong Máy chưng cất tinh dầu, được hoàn thiện theo nhiều công suất từ mini tới công nghiệp để phục vụ nhu cầu của người dân. Theo đó, thiết bị sử dụng công nghệ chưng cất lôi cuốn hơi nước kèm hệ thống cảm biến nhiệt lượng và rơ le tự ngắt, giúp giảm lượng điện tiêu thụ đồng thời gia tăng năng suất tận thu tối đa tinh dầu trong quá trình sản xuất.
Mọi thắc mắc về nồi chưng cất tinh dầu cũng như quy trình chiết xuất tốt nhất xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.
CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ KAG VIỆT NAM
Hotline/zalo: 0904685252
Website: www.maythucphakag.com – www.xuyena.vn
Email: Kagtechvn@gmail.com
Địa chỉ: Số 115/509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Bài viết liên quan
Nguyên lý hoạt động của nồi chưng cất tinh dầu KAG
Tình hình sản xuất tinh dầu ở nước ta hiện nay
0 nhận xét