16/07/2022
Hiện tại, Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 đã có hiệu lực thi hành. Rượu, bia được coi là hàng hóa phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo pháp luật Việt Nam.
Rượu là sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Kinh doanh, sản xuất rượu rượu phải chịu những loại thuế nào?
Theo quy định tại Điều 4 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) thì người có nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là:
“Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt”.
Nếu mua rượu về bán lại thì sẽ không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mà chỉ phải chịu thuế GTGT, còn thuế tiêu thụ đặc biệt do cơ sở sản xuất rượu phải đóng. Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ phải đóng một lần ở khâu sản xuất.
Có 3 loại thuế cần phải nộp khi sản xuất, kinh doanh rượu. Tùy từng mô hình mà chủ cơ sở, doanh nghiệp sẽ phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu, cụ thể:
- Thuế tiêu thụ đặc biệt(TTĐB): Thuế khi sản xuất rượu trong nước, bởi theo quy định của nhà nước, Rượu là một trong những sản phẩm thuộc danh sách chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt
- Thuế giá trị gia tăng (GTGT): Khi các cá nhân, doanh nghiệp, công ty mua rượu về bán lại thì sẽ không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mà chỉ phải chịu thuế GTGT, còn thuế tiêu thụ đặc biệt do cơ sở sản xuất rượu phải nộp. Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ phải đóng một lần ở khâu sản xuất.
- Thuế nhập khẩu: Thuế áp dụng khi rượu được nhập khẩu về bán trong nước.
Như vậy:
Nhập khẩu rượu về bán => Chịu thuế nhập khẩu, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế GTGT
Sản xuất rượu => Chịu thuế thu nhập đặc biệt, Thuế GTGT
Mua rượu về bán lại => Chịu thuế GTGT
Bên cạnh đó, tại Quyết định 508/QĐ-TTg còn quy định Chiến lược về cải cách chính sách thuế đối với thuế giá trị gia tăng như sau:
- Mở rộng cơ sở thuế thông qua giảm nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng và nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 5%;
- Tiến tới cơ bản áp dụng một mức thuế suất; nghiên cứu tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng theo lộ trình; rà soát điều chỉnh ngưỡng doanh thu áp dụng phương pháp khấu trừ cho phù hợp với thực tế;
- Nghiên cứu áp dụng thống nhất phương pháp tính thuế theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với người nộp thuế có doanh thu dưới ngưỡng hoặc không đủ điều kiện áp dụng phương pháp khấu trừ;
- Hoàn thiện các quy định liên quan đến thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu, đảm bảo phản ánh đúng bản chất và phù hợp thông lệ quốc tế.
Theo đó, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về khấu trừ thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng theo hướng đơn giản, minh bạch và đồng bộ với các quy định của pháp luật có liên quan.
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu thủ công
Thuế TTĐB = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất TTĐB
Căn cứ theo khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2014 thì rượu phải nộp thuế TTĐB, với mức thuế suất cụ thể được quy định trong Điều 7. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá, dịch vụ:
- Thuế suất rượu từ 20 độ trở lên: 65%
- Thuế suất rượu dưới 20 độ:35%
Trong đó: Giá tính thuế TTĐB sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra, chưa có thuế TTĐB, chưa có thuế bảo vệ môi trường (BVMT) và chưa có thuế GTGT.
Đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt
Người nộp thuế TTĐB là Tổ chức, Cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Rượu thuốc có phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt không?
Đây là câu hỏi của chị Chinh (Quảng Bình), chị cho biết gia đình có cơ sở sản xuất rượu thuốc, rượu bổ dưỡng thuộc nhóm thực phẩm chức năng do Bộ y tế cấp phép sản xuất, rượu thuốc dưới 29,5% alcohol có áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt không?
Rượu thuốc cũng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Tất cả các loại rượu sản xuất theo các phương pháp dưới đây đều phải nộp thuế thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp Luật
- Rượu sản xuất theo phương pháp chưng cất kể cả chung cất theo phương pháp cổ truyền: Cồn thô, cồn tinh chế, rượu trắng;
- Rượu sản xuất theo phương pháp dùng cồn tinh chế hoặc cồn thô và hương liệu, dược liệu pha chế thành rượu mùi, rượu trắng, rượu thuốc, rượu bổ;
- Rượu sản xuất từ hoa quả lên men: Rượu vang, nước trái cây.
Mặt hàng rượu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu sản xuất khi lưu thông trên thị trường không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Cơ sở trực tiếp sản xuất khi bán rượu chỉ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt mà không phải nộp thuế doanh thu trên số sản phẩm đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
=> Rượu thuốc, rượu bổ được sản xuất theo các phương pháp trên cũng sẽ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là 65%
Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT)
Cách tính thuế giá trị gia tăng dành đối với rượu
Căn cứ Điều 6, Điều 7, Điều 8 của Luật thuế giá trị gia tăng quy định cách tính thuế GTGT:
Thuế giá trị gia tăng = giá tính thuế và thuế suất.
- Giá tính thuế đối với rượu bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT; đối với rượu chịu thuế TTĐB là giá bán đã có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT; đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường (BVMT) là giá bán đã có thuế BVMT nhưng chưa có thuế GTGT; đối với hàng hóa chịu thuế TTĐB và thuế BVMT là giá bán đã có thuế TTĐB và thuế BVMT nhưng chưa có thuế GTGT.
- Thuế suất là 10%.
Rượu mua lại có chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không
Anh Tuấn thắc mắc, công ty anh mua rượu về bán lại, không trực tiếp sản xuất ra rượu vậy có phải kê khai, nộp thuế TTĐB không?
Rượu được mua lại để kinh doanh sẽ chịu thuế giá trị gia tăng
Theo quy định tại điều 4 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014: Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp, công ty mua rượu về bán lại thì sẽ không phải chịu thuế TTĐB mà chỉ phải chịu thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt do cơ sở sản xuất rượu phải đóng. Thuế Tiêu thụ đặc biệt chỉ phải đóng một lần ở khâu sản xuất.
Đây là một trong những thông tin cần tìm hiểu khi mở xưởng rượu, cơ sở sản xuất rượu. Bên cạnh đó cần tham khảo về thiết bị nấu rượu, xử lý rượu, hệ thống chiết rót, đóng chai để sản phẩm rượu đáp ứng nhu cầu khách hàng, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh. Liên hệ KAG Việt Nam để được tư vấn và báo giá thiết bị, dây chuyền sản xuất rượu đạt tiêu chuẩn quốc gia.
CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ KAG VIỆT NAM
Hotline/zalo: 0904685252
Website: www.maythucphamkag.com - www.xuyena.vn
Email: infor@kagvietnam.com
Địa chỉ: Số 115/509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Các bài viết cùng chuyên mục
Những điều cần biết khi mở Xưởng nấu rượu thủ công quy mô hộ gia đình
Tư vấn Thiết bị nấu rượu dành cho hộ gia đình với vốn đầu tư 50 triệu
Máy lão hóa rượu có tốt hơn máy lọc rượu không
Vi phạm liên quan kinh doanh, sản xuất rượu bị xử phạt như thế nào?
0 nhận xét