17/11/2021
Vì sao cao dược liệu bị mốc vàng, mốc xanh, có mùi ôi thiu
Nguyên nhân chính dẫn đến việc cao bị hỏng, có mùi thiu là do chất lượng cao chưa đạt yêu cầu. Các loại cao thuốc Đông y dạng cao lỏng, cao mềm có độ ẩm trên 20% dễ bị lên men mốc, nhanh ôi thiu.
Các loại cao dược liệu, cao thảo dược, cao thảo mộc, đặc biệt là cao xương, cao động vật có hàm lượng protein cao, nên khi gặp điều kiện môi trường thích hợp sẽ sinh ra nấm mốc, làm xuất hiện mốc xanh mốc vàng có mùi tanh hôi đặc trưng.
Cách nấu cao không bị chua, thiu, lên men mốc
Chọn dược liệu đầu vào có chất lượng tốt
Nấm mốc, men mốc làm ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu, vừa làm mất dược tính, thậm chí có hại có sức khoẻ. Vì thế nguyên liệu đầu vào phải có chất lượng tốt, không nấm mốc, không bị mối mọt. Dược liệu, thảo dược thu hái đúng quy trình, được sơ chế, làm sạch và sấy khô bằng Tủ sấy dược liệu chuyên dụng, tránh tình trạng nhiễm khuẩn, sinh nấm mốc, mối mọt.
> Vì sao phải sơ chế dược liệu ngay tại vùng trồng dược liệu
Lọc sạch, lọc tinh nước cốt dược liệu
Các dược liệu sau khi nấu, ninh nhừ cho ra nước cần được lọc sạch, lọc tinh thông qua Máy lọc bã để sau khi cô cao không có vẩn đục, không chứa cặn. Đặc biệt với các loại cao xương ngựa bạch, cao sơn dương… phải lọc thịt, bỏ gân chỉ còn mỗi xương thì sau khi nấu thành cao không bị mùi hôi, làm hỏng mẻ cao thuốc.
Cô dược liệu đặc sánh mịn, độ ẩm thấp
Những loại cao có độ ẩm thấp, thuỷ phần dưới 50% sẽ hạn chế được tình trạng xâm nhập của vi khuẩn, nấm mốc. Vì thế dược liệu, bao gồm cả dược liệu có nguồn gốc thực vật và động vật, thường được chế biến bằng Nồi cô đặc cánh vét dưới dạng cao khô (độ ẩm dưới 20%), cao đặc (độ ẩm dưới 5%) hoặc thuốc viên hoàn…
Bảo quản dược liệu trong túi bóng, lọ kín
Công đoạn đóng gói, bảo quản là công đoạn cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng. Để cao thuốc, cao dược liệu có thể sử dụng được lâu trong thời gian dài, cần phải đóng gói trong túi bóng kính kín hoặc chiết rót vào lọ, hũ tối màu, đậy kín.
Cách xử lý cao thuốc Đông y bị mốc vàng mốc xanh, có mùi hôi
Cao thuốc, cao dược liệu phải có mùi thơm đặc trưng, màu sắc từ nâu nhạt đến nâu sẫm hoặc đen. Đối với cao động vật có màu nâu nhạt, nâu sẫm, mùi hơi tanh. Nếu cao thuốc có đốm xanh, vàng hoặc có sợi phía trên bề mặt cao thuốc và có mùi hôi thì là nấm mốc đã phát triển mạng và ăn sâu vào bên trong cao dược liệu.
Nấm mốc và độc tố nấm Afaltoxin gây ngộ độc, viêm giác mạc, viêm màng trong tim, dị ứng, làm tổn thương gan, ung thư gan… và những chất độc do nấm gây nên không mất mất đi khi đun nấu ở nhiệt độ cao (170 độ C).
Để đảm bảo cao thuốc Đông y, cao dược liệu có chất lượng tốt, sánh mịn, giữ được dược tính, không bị nấm mốc xâm hại cần phải tuân thủ quy trình sản xuất nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, các thiết bị, máy móc điều chế dược liệu, chế biến cao thuốc phải đáp ứng tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn và đáp ứng quy định Thông tư 13/2018/TT-BYT về chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền.
Liên hệ Công ty CP Công Nghệ KAG Việt Nam
Hotline 0904685252
Địa chỉ 115 ngõ 509 Vũ Tông Phan - Thanh Xuân - Hà Nội
Website www.maythucphamkag.com
0 nhận xét