14/07/2023
Quả táo mèo, công dụng của quả sơn tra
Táo mèo còn có tên gọi khác là sơn tra với thành phần hóa học rất đa dạng nên thường được dùng làm vị thuốc. Dược liệu có tác dụng làm tăng vị giác, kích thích tiêu hóa, hoạt huyết hóa ứ, ích khí bổ thận…
Trong Y học cổ truyền, táo mèo có vị chua ngọt, tính ôn, không độc giúp thanh nhiệt, tán huyết ứ, kích thích tiêu hóa, đặc biệt trị đầy hơi, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, bệnh gan do lạm dụng rượu…
Còn trong y học hiện đại, táo mèo có tác dụng làm tăng enzyme trong dạ dày để hỗ trợ tiêu hóa. Đồng thời còn giúp ngăn ngừa và làm giảm thiếu máu cơ tim.
Dược liệu đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là có tác dụng cường tim, hạ áp, tăng cường lưu lượng mạch vành, chống giãn mạch máu và loạn nhịp tim.
Các hoạt chất trong dược liệu còn có tác dụng ức chế một số vi khuẩn gây bệnh như tụ cầu vàng, lỵ, bạch hầu, trực khuẩn thương hàn, liên cầu beta…
Dược liệu hoạt động với cơ chế thúc đẩy quá trình bài tiết cholesterol thay vì giảm hấp thu thành phần này. Có tác dụng hạ lipid trong máu, đồng thời giảm xơ vữa động mạch.
Ngoài những tác dụng chính kể trên, táo mèo còn là dược liệu giúp an thần, làm tăng tính thẩm thấu của mao mạch và làm co cơ tử cung.
Với các công dụng trên, táo mèo được chế biến thành nhiều loại đồ uống, thực phẩm, dược liệu đa dạng.
Ngâm rượu táo mèo tiêu mỡ máu, cải thiện chức năng dạ dày
Lựa chọn những quả táo mèo tươi, không quá chín, không bị dập, cắt bỏ 2 đầu và rửa sạch bằng nước lạnh để loại bỏ các vi khuẩn, bụi bám, nhờ đó rượu được trong và có chất lượng tốt hơn.
Táo mèo sau khi ráo nước cắt đôi, cho vào bình thuỷ tinh ngâm rượu hoặc chum gốm sứ cùng với đường theo công thức 1 lớp táo - 1 lớp đường. Sau khi ngâm với đường trong khoảng 1 tuần để loại bỏ vị chua chát, lấy táo mèo ra và ngâm với rượu theo tỷ lệ 1,5 lít rượu/1 kg táo mèo tươi. Đậy kín nắp và ngâm trong thời gian 3 tháng thì thưởng thức được.
Lưu ý: Cần lựa chọn rượu trắng đã qua lọc khử độc tố, có nồng độ cồn cao > 30 độ sẽ làm hương vị trở nên đậm đà hơn. Các loại rượu có nồng độ thấp hơn khi đem ngâm sẽ làm nhạt vị táo mèo.
Chế biến táo mèo sấy khô, món ăn vặt ngon miệng, mát gan
Táo mèo sấy khô là một trong những món ăn vặt được các chị em ưa thích, đồng thời cũng là một loại dược liệu được dùng nhiều trong các bài thuốc Đông y. Để chế biến tạo mèo sấy khô cần sơ chế táo mèo, loại bỏ quả thối, hỏng, chọn những quả chín vừa phải, bổ đôi ra, xếp lớp mỏng trên khay sấy.
Đưa các khay sấy vào Máy sấy dược liệu, cài đặt nhiệt độ và thời gian phu hợp. Khi sấy xong táo sẽ có màu nâu, nâu sẫm, đóng gói trong túi hoặc hũ kín ở nơi khô thoáng mát sẽ để được rất lâu mà không sợ nấm mốc.
Nước táo mèo mật ong, siro táo mèo
Táo mèo rửa sạch, để ráo nước thì bỏ thùng ngâm ủ với mật ong hoặc đường theo tỉ lệ 1:1, tức là 10kg táo ủ cùng 10 lít mật ong hoặc 10kg đường. Sau khoảng 2 tháng có thể chiết rót đóng chai, đưa ra ngoài thị trường.
Với các làm siro thì đơn giản hơn, sau khi ngâm ủ khoảng 3 – 5 ngày, hỗn hợp được chuyển sang nồi nấu siro, nồi có hệ thống gia nhiệt và khuấy trộn tự động, nấu đến khi sánh lại thì rót ra bình thuỷ tinh, hũ thuỷ tinh đóng gói. Đây là một trong những món đồ uống được ưa chuộng vào ngày hè nóng bức.
0 nhận xét