28/02/2020
Cây sả dễ canh tác, không cần chăm sóc nhiều
Cây sả chanh mang lại lợi ích về môi trường vì là loại cây trồng thích nghi với nhiều loại đất và có thể trồng ở nhiều loại địa hình khác nhau, từ bắc đến nam, từ vùng đất cằn cỗi đến vùng đất đá cao nguyên. Bên cạnh đó, bộ rễ phân bố rộng nên có khả năng hút nước, giữ nước tốt, có tác dụng giữ đất, chống xói mòn, rửa trôi hiệu quả. Vì thế, cây sả không chỉ thích ứng nơi hạn hán vùng đồi núi miền Bắc, mà còn chịu được trong điều kiện ngập mặn ở Tiền Giang hoặc Vĩnh Long, cho năng suất cao và mùi hương tinh dầu khá đặc biệt.
Chu kỳ kinh tế của cây sả kéo dài, trồng một lần thu hoạch từ 3 - 4 năm. Hiệu quả từ trồng sả cao, gấp 7 - 8 lần so với trồng lúa. Theo tính toán, lợi nhuận thu được từ lá và củ dao động từ 90 - 110 triệu đồng/ha. Trên diện tích thâm canh 20 ha trồng sả, một nhà máy sản xuất tinh dầu sẽ thu lợi nhuận từ 1,5 - 1,6 tỉ đồng/năm. Tổng hợp quy trình khép kín "trồng sả - thu tinh dầu – tận thu phế phẩm từ sả" có thể mang lại hiệu quả kinh tế khoảng 143,6 triệu đồng/năm/ha.
Chưng cất tinh dầu sả chanh theo Công nghệ mới
Quy trình chưng cất tinh dầu khép kín
Qua nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn, cơ sở sản xuất tinh dầu sả của anh Tuấn (Vĩnh Long) có quy trình sản xuất tinh dầu khép kín, vừa thu được lượng tinh dầu tối đa trong cây sả, vừa tận thu nguồn lợi dồi dào từ bã sả. Theo như chia sẻ của anh Tuấn, Sả được chưng cất thu tinh dầu, phần bã sả được phơi khô còn 20% độ ẩm, một phần đem làm nghiền nhỏ làm đệm lót sinh học cho trang trại gia súc của gia đình anh, phần còn lại được chuyển tới cơ sở sản xuất phân bón gần đó.
Điều đặc biệt ở đây là sả có khả năng kháng khuẩn khử trùng, khả năng hút ẩm tốt, dùng bã sả làm lớp lót chuồng gia súc giảm bớt dịch bệnh, ngăn ngừa dịch bệnh, nấm mốc.
Nồi chưng cất Tinh dầu Công nghệ mới
KAG Việt Nam đã kết hợp giữa phương pháp truyền thống và hiện đại trong Máy chưng cất tinh dầu sả, được hoàn thiện theo nhiều công suất từ mini tới công nghiệp để phục vụ nhu cầu của người dân. Theo đó, thiết bị sử dụng công nghệ chưng cất lôi cuốn hơi nước kèm hệ thống cảm biến nhiệt lượng và rơ le tự ngắt, giúp giảm lượng điện tiêu thụ đồng thời gia tăng năng suất tinh dầu trong quá trình sản xuất. Nhà anh Vinh (xã Phù Đông) chia sẻ, "trước đây tôi sử dụng nồi nấu tinh dầu 1 lớp không cách nhiệt vô cùng vất vả, thời tiết nắng nóng mà còn dùng lá sả, củi, than để đốt rất vất vả mà chất lượng tinh dầu không đảm bảo. Từ khi nhà tôi chuyển sang dùng nồi nấu tinh dầu sả bằng điện, chất lượng tinh dầu tốt hơn, không bị cực khổ, nóng nực như trước vì nồi nấu tinh dầu 3 lớp cách nhiệt lại dùng điện tự động."
Nồi chưng cất tinh dầu – Báo giá nồi chưng cất tinh dầu
Dây chuyền chiết rót và đóng nắp chai tinh dầu thủy tinh
Sau khoảng 4 - 5 tiếng sau khi chiết suất tinh dầu xong, bã sả được đổ bỏ đi để chuẩn bị cho mẻ nguyên liệu mới đưa vào nồi. Sử dụng nguồn bã thải làm nguyên liệu hữu cơ để sản xuất phân bón vi sinh, hạn chế sử dụng phân bón hóa học hoặc làm giá thể trồng nấm... Phân hữu cơ vi sinh lại được sử dụng cho cây sả và các cây trồng khác, trả lại lượng dinh dưỡng lấy đi từ đất. Ngoài ra trong bã thải sau chưng cất còn tồn tại một lượng nhỏ tinh dầu, có khả năng xua đuổi côn trùng hiệu quả. Bên cạnh đó, việc tận dụng phế liệu của quá trình sản xuất tinh dầu và nguồn bã thải sau trồng nấm để làm giá thể phục vụ trồng hoa, rau sạch còn góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, giúp cải thiện chất lượng đất trồng và hạn chế dịch bệnh.
Tận thu phế phẩm, tuần hoàn quy trình
Bã sả làm đệm lót sinh học, phân bón hữu cơ
Trước đây người dân trồng sả chỉ với mục đích lấy thân, củ cây sả còn phẩn lá bị bỏ đi, chất đống để đốt. Từ khi có công nghệ chưng cất tinh dầu, người dân dần sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có để sản xuất tinh dầu, đồng thời dùng bã sả làm phân bón sinh học, làm lớp lót chuồng trong chăn nuôi. Một số hộ dân chăn nuôi kết hợp trồng sả cho biết, bã sả làm đệm lót giúp tăng sức đề kháng, giảm khả năng nhiễm bệnh của vật nuôi, đồng thời khi thu gom phân thải cũng dễ dàng hơn. Toàn bộ đệm lót chuồng lại được sử dụng tiếp để bón phân cho sả, hoàn thành quy trình sản xuất khép kín.
Tận dụng bã sả làm giá thể nấm, tăng năng suất chất lượng của nấm rơm
Với việc sử dụng để trồng nấm, trung bình 10 tấn lá sả sau khi chiết xuất tinh dầu sẽ thải ra khoảng 10 tấn phế phẩm. Phế phẩm này được dùng làm giá thể trồng nấm, sau khoảng 30 ngày là có thể thu hoạch được. Với quy trình khép kín và đồng bộ, việc trồng nấm bằng bã thải của lá sá rất đơn giản và cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với các phương pháp truyền thống.
Mô hình trồng nấm từ bã thải lá sả sau chiết xuất tinh dầu có nhiều ưu điểm do tận dụng được lá sả bỏ đi, sản phẩm sản xuất ra không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, được chưng cất ở nhiệt độ cao nên giá thể trồng nấm không còn mầm bệnh. Trung bình sau khi trồng khoảng 1 tháng, 10 tấn bã thải lá sả sẽ cho thu hoạch khoảng 1 tấn nấm, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người trồng nấm.
Mô hình khép kín này được áp dụng tại nhiều địa phương, mô hình trồng sả - nấu tinh dầu – tận thu phế phẩm được người dân phát triển mạnh, tận dụng tối các sản phẩm nông nghiệp, vừa đảm bảo môi trường vừa tăng năng suất chất lượng nông sản.
> Đọc thêm bài viết Để đưa sản phẩm tinh dầu ra thị trường cần tuân thủ những quy định nào
> Đọc thêm bài viết Đak Lak: Nghề trồng và Sản xuất tinh dầu Quế nâng cao thu nhập cho bà con
0 nhận xét