15/04/2024
Thế nào là một đơn vị cồn tiêu chuẩn (Standard drink)?
Đơn vị cồn được tính bằng công thức sau:
Đơn vị cồn = Dung tích (ml) x (Nồng độ (%) x Khối lượng riêng)
Ví dụ: Cốc bia 0,33 lít với nồng độ cồn 4% với khối lượng riêng của cồn nguyên chất là 0.793g/cm3 (ở 200C) sẽ có 10.4g đơn vị cồn.
Như vậy, 1 đơn vị tiêu chuẩn (10 gam cồn nguyên chất) tương đương với 3/4 chai hoặc một lon bia 330 ml (5%); 1 ly rượu vang 100 ml (13,5%); 1 ly bia hơi 330 ml hoặc 1 ly rượu mạnh 30 ml (40%).
Như thế nào gọi là uống rượu bia ở mức nguy hại (heavy episodic drink)?
Uống rượu bia ở mức nguy hại được định nghĩa là trong 30 ngày qua có ít nhất 1 lần uống từ 60g cồn trở lên (6 đơn vị cồn trở lên). Uống rượu bia ở mức nguy hại là 1 trong những chỉ số quan trọng nhất phản ánh hậu quả cấp tính về sức khỏe và xã hội của việc sử dụng rượu bia, ví dụ như thương tích
Cấm ép buộc người khác uống rượu, bia
Trong dịp lễ, Tết… nhiều người tổ chức ăn nhậu và trong lúc nhậu có một số người ép buộc người khác uống bia, rượu. Theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 quy định nghiêm cấm các hành vi xúi giục, ép buộc người khác uống rượu, bia, phạt 1-3 triệu đồng đối với hành vi ép người khác uống rượu, bia. Mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền sẽ gấp 2 lần so với mức phạt đối với cá nhân.
Việc mời nhau rượu, bia xuất phát từ tình cảm giữa hai bên. Tuy nhiên cần phân biệt mời uống rượu, bia và ép buộc nhau uống rượu, bia để có hành xử phù hợp, thể hiện sự tôn trọng, lịch sự và văn minh.
Mức phạt nồng độ cồn năm 2024 với xe máy
Nồng độ cồn |
Mức tiền |
Phạt bổ sung |
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở |
Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 6) |
Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 6) |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở |
Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 7 Điều 6) |
Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 6) |
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở |
Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm e Khoản 8 Điều 6) |
Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm g Khoản 10 Điều 6) |
Mức phạt nồng độ cồn năm 2024 với ô tô
Nồng độ cồn |
Mức tiền |
Phạt bổ sung |
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở |
Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 5) |
Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm e Khoản 11 Điều 5) |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở |
Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm c Khoản 8 Điều 5) |
Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm g Khoản 11 Điều 5) |
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở |
Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. (Điểm a Khoản 10 Điều 5) |
Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm h Khoản 11 Điều 5) |
Mức phạt nồng độ cồn năm 2024 với xe đạp
Nồng độ cồn |
Mức tiền |
Phạt bổ sung |
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở |
Phạt tiền từ 80 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng. (Điểm q Khoản 1 Điều 8) |
- |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở |
Phạt tiền từ 300 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng. (Điểm e Khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) |
- |
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở |
Phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng. (Điểm c Khoản 4 Điều 8) |
- |
Mức phạt nồng độ cồn năm 2024 với máy kéo, xe máy chuyên dùng
Nồng độ cồn |
Mức tiền |
Phạt bổ sung |
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở |
Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 7) |
Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm d Khoản 10 Điều 7) |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở |
Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm b Khoản 7 Điều 7) |
Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 7) |
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở |
Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm a Khoản 9 Điều 7) |
Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 7) |
Nếu không uống rượu nhưng độ cồn đo được cao thì phải làm sao?
Hiện nay, thiết bị đo nồng độ cồn chỉ hiển thị chỉ số hơi thở có nồng độ cồn là bao nhiêu miligam/1 lít khí thở mà không thể hiện rõ nguyên nhân làm hơi thở có nồng độ cồn là do ăn trái cây lên men, ngậm cồn y tế, uống thuốc giảm đau hay là uống rượu, bia.
Nhiều trường hợp cho rằng chỉ uống thuốc giảm đau và không uống rượu, bia trước khi điều khiển phương tiện giao thông nhưng thiết bị đo vẫn hiển thị thông số nồng độ cồn. Trong trường hợp này, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn, căn cứ khoản 3 Điều 3, Điều 4 Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BYT-BCA ngày 23/7/2014, bạn có thể đề nghị CSGT đưa đi xét nghiệm máu tại cơ sở y tế gần nhất sẽ có kết quả chính xác. Nhưng việc đề nghị đưa đi xét nghiệm nồng độ cồn trong máu trong trường hợp này còn liên quan đến thời gian, thủ tục và tình hình nhân sự của chốt cảnh sát giao thông đó nên lời đề nghị của bạn có thể được chấp nhận hoặc không được chấp nhận. Nếu cho rằng việc bị xử phạt là không đúng, bạn có quyền khiếu nại, khởi kiện về hành vi hành chính, quyết định hành chính này theo quy định của pháp luật.Cách an toàn nhất là sau khi sử dụng thức ăn, nước uống, thuốc,... khiến bạn nghi ngờ có ảnh hưởng đến nồng độ cồn thì bạn nên nghỉ ít nhất từ 30 phút đến 1 tiếng trước khi điều khiển phương tiện giao thông.
Người đã uống bia, rượu đi bộ trên đường có bị xử phạt về nồng độ cồn không?
Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - đường sắt không quy định xử phạt người đi bộ đã uống rượu, bia tham gia giao thông. Tuy nhiên, nếu người đi bộ vi phạm Luật Giao thông đường bộ như vượt đèn đỏ, đi sai luật, có hành vi mất kiểm soát dẫn đến va chạm, tai nạn giao thông... sẽ bị xử lý tương ứng với hành vi vi phạm đó, không phân biệt người đi bộ này có sử dụng rượu, bia hay không.
0 nhận xét