21/10/2020
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất tinh dầu mỹ phẩm
Sản phẩm tinh dầu là mỹ phẩm
Theo Nghị định 93/2016/NĐ-CP của Chính phủ, Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và bên ngoài cơ quan sinh dục) hoặc răng và niêm mạc miệng với một hoặc nhiều mục đích chính sau: Làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, giữ cơ thể trong điều kiện tốt.
Sản phẩm tinh dầu là mỹ phẩm cần thực hiện 2 bước: xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và Công bố mỹ phẩm.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất
Điều kiện nhân lực:
Người phụ trách sản xuất của cơ sở phải có kiến thức chuyên môn về một trong các chuyên ngành sau: Hóa học, sinh học, dược học hoặc các chuyên ngành khác có liên quan đáp ứng yêu cầu của công việc.
Điều kiện về cơ sở vật chất:
- Có địa điểm, diện tích, nhà xưởng, trang thiết bị đáp ứng với yêu cầu về dây chuyền sản xuất, loại sản phẩm mỹ phẩm mà cơ sở đó dự kiến sản xuất như đã nêu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
- Kho bảo quản nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm phải bảo đảm có sự tách biệt giữa nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm; có khu vực riêng để bảo quản các chất dễ cháy nổ, các chất độc tính cao, nguyên, vật liệu và sản phẩm bị loại, bị thu hồi và bị trả lại.
Nồi chưng cất tinh dầu size mini tới công nghiệp
Nồi cô đặc có cánh khuấy để làm các loại kem dưỡng, serum...
Máy chiết rót dịch đặc, chiết rót mỹ phẩm
Có hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu sau:
- Nguyên liệu, phụ liệu, bán thành phẩm dùng trong sản xuất mỹ phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất.
- Nước dùng trong sản xuất mỹ phẩm tối thiểu phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ăn uống do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
- Có quy trình sản xuất cho từng sản phẩm;
- Có bộ phận kiểm tra chất lượng để kiểm tra chất lượng của nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm chờ đóng gói và thành phẩm;
HỒ SƠ
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm (dành cho sản phẩm tinh dầu sử dụng trong ngành mỹ phẩm);
b) Sơ đồ mặt bằng và thiết kế của cơ sở sản xuất;
c) Danh mục thiết bị hiện có của cơ sở sản xuất;
THỦ TỤC
- Nộp hồ sơ tại Sở Y tế nơi DN đặt cơ sở sản xuất
- Sở Y tế cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ nếu hồ sơ hợp lệ, thông báo văn bản yêu cầu bổ sung nếu chưa hợp lệ. Thời hạn 2 ngày làm việc từ ngày nhận được hồ sơ
- Sở Y tế kiểm tra cơ sở sản xuất nếu đủ điều kiện thì cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận hoặc yêu cầu cơ sở thay đổi, khắc phục, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Thời hạn 30 ngày từ ngày nhận được hồ sơ
Công bố mỹ phẩm
HỒ SƠ
- Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (02 bản)
- Dữ liệu công bố (bản mềm của Phiếu công bố)
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm (trường hợp mỹ phẩm nhập khẩu và mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) (trường hợp mỹ phẩm nhập khẩu)
THỦ TỤC
- Thẩm quyền:
Mỹ phẩm nhập khẩu: Cục Quản lý dược - Bộ Y tế
Mỹ phẩm sản xuất trong nước: Sở Y tế nơi đặt nhà máy sản xuất.
- Trong vòng 10-15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp lệ và lệ phí công bố theo quy định, Sở Y tế ban hành số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất sản phẩm tinh dầu thông thường
Đối với các sản phẩm tinh dầu thông thường không có chức năng mỹ phẩm được quản lý chất lượng trên cơ sở tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng.
Nghĩa vụ của người sản xuất là tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với sản phẩm trước khi đưa ra thị trường này và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất.
Người sản xuất phải thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất theo quy định tại Điều 28 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 (sửa đổi bổ sung năm 2018) như sau:
- Áp dụng hệ thống quản lý nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm do mình sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng
- Công bố tiêu chuẩn áp dụng quy định - và ghi nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
- Lựa chọn chứng nhận hợp chuẩn, công bố hợp chuẩn (tự nguyện), tham khảo :
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11420:2016 Tinh dầu khuynh diệp (Eucalyptus globulus Labill.) thô hoặc tinh chế
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11422:2016 Tinh dầu bạc hà (Mentha x piperita L.)
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11425:2016 Tinh dầu sả chanh (Cymbopogon citratus)
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11426:2016 Tinh dầu sả Java
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9651:2016 Tinh dầu - Nguyên tắc chung về dán nhãn và dập nhãn bao bì
- Bảo đảm sản phẩm an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường
- Tự xác định và thể hiện thông tin để cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm
- Trường hợp sử dụng mã số, mã vạch trên sản phẩm, hàng hóa hoặc bao bì sản phẩm, hàng hóa, phải tuân thủ theo quy định
Liên hệ Công ty CP Công Nghệ KAG Việt Nam
Hotline 090.468.5252
Địa chỉ số 115 ngõ 509 Vũ Tông Phan, Thanh Xuân, Hà Nội
Website maythucphamkag.com
Bài viết liên quan:
- Nguyên lý hoạt động của nồi chưng cất tinh dầu KAG
- Tình hình sản xuất tinh dầu ở nước ta hiện nay
- Tìm hiểu về tinh dầu và các phương pháp sản xuất tinh dầu
- Sản xuất tinh dầu bằng phương pháp chưng cất công nghiệp
0 nhận xét