18/12/2020
Hiểm họa từ rượu thuốc, rượu ngâm
Các loại rượu ngâm, rượu thuốc từ chuối hột, táo mèo, ba kích cho đến ngâm rắn, rết, ong, bìm bịp, mối chúa, đông trùng hạ thảo… Nhiều người nghĩ rằng các loại dược liệu, cây thuốc có công dụng chữa bệnh, bồi bổ cơ thể khi ngâm rượu cũng có tác dụng tương tự tuy nhiên để có hiệu quả nhất định cần phải biết cách ngâm, cách sao, tẩm ướp cây hoặc con vật, côn trùng… trước khi ngâm rượu và sử dụng đúng liều lượng. Nếu dùng bừa bãi, không đúng cách thì sẽ gây độc hại cho con người.
Các loại rượu thuốc, rượu ngâm có nguồn gốc xuất xứ, tem nhãn rõ ràng
BS. Sơn, Trưởng Khoa Đông y, Bệnh viện Lê Lợi khẳng định, các loại rượu rắn, rượu nội tạng động vật, tay gấu… hoàn toàn không có tác dụng tăng cường sinh lý như lời đồn thổi. PGS.TS. Phạm Duệ, nguyên Giám đốc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ thêm: Uống các loại rượu ngâm có nguồn gốc động vật như kiến, sâu chít, nhộng ong, tay gấu… chẳng khác nào uống rượu ngâm “xác chết”. Điển hình như rượu ngâm tay gấu có nhiều mỡ, chất đạm, nên khi ngâm với rượu uống thông thường, độ rượu không cao, theo thời gian độ rượu lại giảm dần, lúc ấy các protein tiết ra từ tay gấu có thể bị nhiễm vi sinh vật, vi khuẩn…
Hình ảnh rượu thuốc, rượu ngâm bày bán tràn lan trên mạng
Rượu đã là thứ không nên uống nhiều, rượu thuốc thì lại càng không nên, vì thuốc có liều lượng, có chỉ định và chống chỉ định, không phải cứ thích là uống. Rượu ngâm với một số loài động vật không thể phân hủy protid, mỡ có thể gây ngộ độc, viêm gan cấp, tăng huyết áp hoặc nhiễm sán, ký sinh trùng lên não. Thực tế đã có không ít vụ ngộc độc rượu xảy ra, do dùng phải rượu giả, rượu không rõ nguồn gốc, rượu ngâm lá, rễ, cây, động vật có chứa độc tố tự nhiên, đặc biệt là rượu có chứa nhiều methanol, một loại chất có trong cồn công nghiệp. Để phòng tránh và hạn chế các vụ ngộ độc rượu xảy ra, ngành chức năng cần tăng cường kiểm tra giám sát các hoạt động mua bán, sản xuất rượu, nhất là dịp tết đang đến gần. Trên hết, người tiêu dùng cần thận trọng, không uống rượu, hoặc nếu có uống trong những dịp đặc biệt thì phải chọn những loại rượu có uy tín, tem nhãn, địa chỉ sản xuất rõ ràngvà liều lượng vừa phải.
Một số lưu ý để ngâm rượu cho đúng, dùng rượu cho hay
Rượu thuốc đúng nghĩa là thuốc Đông y, có thang có vị, các vị thuốc kết hợp trong một bài thuốc và được ngâm rượu là nhằm chiết suất hoạt chất. Vì vậy, rượu thuốc nên được kê đơn bởi thầy thuốc và ngâm, uống theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc như tất cả các loại thuốc khác.
- Chọn nguyên liệu ngâm rượu chất lượng tốt, có xuất xứ nguồn gốc, tốt nhất là hỏi ý kiến thầy thuốc Đông y tránh những chất có thể gây ra độc tố, hoặc là ngâm phải các loại kỵ nhau.
Quản lý thị trường kiểm tra đột suất một cơ sở kinh doanh dược liệu
- Tránh tuyệt đối việc tiện đâu mua thuốc ở đó, không mua tại các điểm tham quan, du lịch rồi về tự ngâm uống.
- Khi ngâm rượu thuốc, cần phải kiểm soát chất lượng của rượu gạo, dùng rượu có nguồn gốc rõ ràng và có nồng độ cồn vừa phải, trên 38 độ, không nên dùng loại cồn công nghiệp, rượu độ cồn quá cao.Rượu phải đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng 7043:2013, tức là đã qua xử lý độc tố, hàm lượng methanol dưới 2.000mg/l.
- Dược liệu ngâm rượu đều phải rửa sạch phơi khô, cắt nhỏ hoặc vò nát vo viên trước khi ngâm. Những loại vỏ, cành, rễ thuốc, đều cắt thành miếng dày khoảng 3 ly, rễ cây cỏ thì cắt thành chiều dài 3 cm, nếu là hạt thì giã nát, có một số loại dược liệu phải qua xử lý bào chế.
Quy trình rượu ngâm, rượu thuốc Đông y
Để sản xuất rượu đã nhiều công đoạn, sản xuất rượu thuốc còn tốn nhiều thời gian và quy trình còn phức tạp hơn rất nhiều. Rượu thuốc, rượu ngâm gồm có rượu thủ công ngâm ủ dược liệu, thuốc Đông Y trong thời gian dài, để vừa hấp thụ được dược tính trong thuốc, vừa loại bỏ các chất độc hại trong rượu.
Bước 1: Dược liệu trước khi cho vào ngâm trong rượu cần được sơ chế, làm sạch, loại bỏ tạp chất bằng Máy rửa Dược liệu, sau đó cắt, thái nhỏ cho phù hợp với dung tích và hình dáng của bình chứa hoặc có thể sao thơm, thái phiến, nghiền nhỏ hay đập vụn… tùy từng vị thuốc. Công đoạn này rất quan trọng, quyết định chất lượng của rượu thuốc, giúp cho các hoạt chất được chiết xuất dễ dàng.
Dược liệu sau khi sơ chế được bỏ vào Máy sấy dược liệu chuyên dụng
Bước 2: Cho dược liệu đã chế biến vào bình, thêm rượu vào. Thường tỉ lệ giữa dược liệu và rượu là 1 : 5 tức là dược liệu 1 phần, rượu 5 phần. Nếu dược liệu có độc như Phụ tử… thì tỉ lệ là Dược liệu một phần, Rượu 10 phần.
Loại rượu thường dùng là rượu trắng khoảng 38 – 45 độ, được cất từ gạo, ngô, cao lương, khoai… Rượu càng cao độ thì càng dễ chiết xuất hoạt chất từ dược liệu và càng dễ bảo quản. Tuy nhiên, một số loại rượu thuốc do yêu cầu điều chế đặc thù nên có thể dùng loại rượu nhẹ hơn để ngâm.
Bước 3: Đậy kín, để nơi mát, ngâm ít nhất từ 3 tháng đến 1 năm. Trong thời gian ngâm, thỉnh thoảng khuấy, lắc cho đều thuốc và luôn phải đậy kín bình đựng để khỏi bị bay hơi. Rượu thuốc ngâm trong thời gian dài thường có cặn lơ lửng, cặn lắng do chắc dược liệu bị phân hủy sinh ra. Nên dùng Máy Lọc Rượu Thuốc để loại bỏ hoàn toàn cặn bã rượu, cặn lơ lửng, giúp rượu trong hơn, đặc biệt thích hợp với loại rượu thuốc dùng để uống.
Cặn rượu thuốc xuất hiện sau thời gian ngâm ủ dài ngày
Bước 4: Chiết rót và Đóng chai, dán tem nhãn là bước cuối cùng trong công đoạn chế biến rượu thuốc. Từ những hộ gia đình nhỏ lẻ cho tới xưởng sản xuất rượu thuốc, rượu ngâm công suất lớn đều phải đảm bảo an toàn chất lượng, tuân thủ các quy định về chế biến rượu thuốc, rượu ngâm.
Liên hệ KAG Việt Nam
Hotline 0904685252
Địa chỉ 115 ngõ 509 Vũ Tông Phan - Thanh Xuân - Hà Nội
Website www.maythucphamkag.com
0 nhận xét