15/08/2021
Rượu tam giác mạch được coi là sơn tửu với hương vị đậm đà, thơm nồng đặc trưng của hạt Tam giác mạch. Rượu tam giác mạch truyền thống uống không đau đầu, êm dịu nhờ quá trình chưng cất tỉ mỉ, công phu.
Các món ăn đặc sản từ tam giác mạch
Cây tam giác mạch: còn gọi mạch ba góc (Fagopyrum sagitratum Gilib.), họ nghể (Polygonaceae). Ở Việt Nam, tam giác mạch trồng phổ biến ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng...
Cây tam giác mạch vừa để phục vụ du lịch cũng vừa để làm nguyên liệu chế biến các món ăn, nấu rượu, làm thuốc. Tam giác mạch giàu rutin tác dụng làm giảm tính thấm của mạch máu, làm bền mao mạch, hạ huyết áp, phòng các tai biến về mạch máu. Ngoài ra, chất quercetin, các acid protocatechic, protoanthocyanin trong tam giác mạch còn có tác dụng chống oxy hóa rất tốt.
Hoa tam giác mạch phục vụ nhu cầu du lịch, góp phần lớn trong việc phát triển kinh tế của người dân nơi đây.
Thân cây non khi luộc lên có mùi vị ngai ngái đặc trưng, là món ăn phổ biến trong bữa cơm thường ngày của bà con vùng cao. Lá non có thể dùng để ăn sống hoặc nấu canh rất ngon và giúp cải thiện thị lực, thính lực.
Hạt của cây tam giác mạch thường được phơi khô và dùng làm bánh bày bán ở các phiên chợ. Ngoài làm đặc sản bánh tam giác mạch, hạt cây tam giác mạch còn được dùng để nấu rượu tam giác mạch – thứ rượu đặc biệt chỉ có ở vùng cao nguyên đá Hà Giang.
Món rượu truyền thống nấu từ hạt tam giác mạch
Rượu tam giác mạch là sản phẩm đặc trưng của huyện Đồng Văn cũng như cả tỉnh Hà Giang. Rượu có hương vị đặc trưng của hạt tam giác mạch, phảng phất hương ngô nếp nương cùng mùi men làm từ lá cây rừng, khiến cho bất cứ ai khi đã uống rượu tam giác mạch sẽ nhớ mãi không quên.
Rượu tam giác mạch không có công thức nhất định mà được chưng cất bởi bí quyết gia truyền, mỗi một gia đình sẽ cho ra một loại rượu có hương vị riêng bởi chỉ những nhà nấu rượu mới biết cách làm men rượu ngon, biết cách trộn men rượu, lên men rượu.
Rượu tam giác mạch không cay như rượu gạo, cũng không ngọt như rượu cần mà vừa cay vừa nồng khiến thực khách khó quên. Rượu mạch uống vào khó say nhưng đã say thì không biết say từ bao giờ, vì thế mà ngoài rượu ngô vốn đã quen thuộc, không ít khách du lịch đến với Hà Giang chỉ vì nhớ vị cay vị nồng của rượu mạch.
Bật mí công thức làm rượu tam giác mạch Hà Giang
Ngày nay, nghề nấu rượu tam giác mạch dần trở nên phổ biến và rượu tam giác mạch cũng được nhiều thực khách miền xuôi đặt mua với số lượng lớn, giúp người dân tăng nguồn thu nhập. Không ít gia đình chuyển qua nghề nấu rượu tam giác mạch làm nghề chính, đầu tư nồi nấu rượu, máy lọc rượu để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Giá bán rượu tam giác mạch chuẩn bán tại Hà Giang hiện nay dao động từ 1.5 triệu tới 2.2 triệu/ 1 can 20 lít. Giá rượu phụ thuộc rất nhiều vào độ chuẩn của rượu. Nếu rượu được nấu bằng men lá xịn, ủ lâu ngày thường có giá từ 2 triệu trở lên. Ngược lại, nếu rượu mới nấu hoặc rượu pha trộn sẽ có giá rẻ hơn nhiều.
Dưới đây là cách nấu rượu hạt tam giác mạch của gia đình anh Sơn (Đồng Văn) theo phương pháp truyền thống kết hợp thiết bị nấu rượu hiện đại.
Chuẩn bị hạt mạch, ngô nếp để ủ men rượu
Không giống như rượu ngô, rượu nếp, rượu tam giác mạch là rượu sử dụng 2 nguyên liệu là hạt mạch và ngô kết hợp theo tỉ lệ 1 mạch : 2 ngô để hương vị rượu đậm đà, năng suất cao mà vẫn có mùi hương của tam giác mạch.
Cây tạm giác mạch thu hoạch về, lấy hạt phơi khô. Khi hạt khô thì cho vào Tủ cơm công nghiệp, đồ lên như xôi. Tương tự như vậy, ngô được cán vỡ nhỏ, nấu trong tủ nấu cơm cho chín dẻo thì đổ ra bàn tãi cơm. Với tủ cơm điện 50kg có 12 khay thì 4 khay nấu hạt tam giác mạch, 8 khay còn lại nấu ngô.
Lên men rượu bằng men lá truyền thống
Sau khi ngô và hạt mạch chỉ còn âm ấm thì trộn với men lá truyền thống, trộn đều cho men ngấm vào từng hạt ngô, hạt mạch. Tiếp đến cho vào chum, đậy kín và ủ trong khoảng 15 ngày.
Nên chọn men lá ở các cơ sở có uy tín, men ngon là men có màu trắng ngà, bề mặt có lỗ, rỗ và có mùi thơm của cây lá rừng.
Cất rượu bằng nồi nấu rượu tự động
Để nấu rượu ngon, ngoài công đoạn lên men thì bước cất rượu cũng rất quan trọng. Rượu cất sớm gây lãng phí nguyên liệu men và công sức ủ men, cất rượu muộn thì sẽ bị nhạt rượu, độ rượu giảm. Cùng với đó là phải giữ lửa cho đều, không quá to không quả lớn sẽ bị trào, sục sôi.
Nhưng với Nồi Nấu Rượu Tự Động thì việc giữ nhiệt độ ổn định, thời gian cất rượu đúng lúc sẽ không còn là khó khăn nữa bởi hệ thống Tủ điện tự động giúp người dùng cài đặt sẵn nhiệt độ nấu, thời gian ngắt nhiệt, giảm nhiệt… giúp mẻ rượu có chất lượng đồng đều, đảm bảo vệ sinh và không vất vả như nấu theo phương pháp truyền thống.
Cho hỗn hợp rượu lên men vào nồi, đóng nắp và vặt chặt khóa nắp nồi. Thêm nước vào khoang giữa của nồi và cài đặt nhiệt độ, thời gian nấu thích hợp. Sau khoảng 3,5 – 4 giờ là hoàn tất quá trình chưng cất rượu.
Chiết rót, đóng chai rượu tam giác mạch
Rượu tam giác mạch hơi cay, hơi nồng và nhẹ hơn rượu ngô, rượu gạo, rất dễ uống. Rượu nấu xong được ủ trong chum ít nhất 6 tháng để có vị ngon nhất, giảm bớt độ nồng sốc cũng như các độc tố có trong rượu. Hiện nay nhiều gia đình sử dụng Máy lọc rượu để xử lý hàm lượng aldehyde, mathanol nên rượu sau khi nấu có thể sử dụng được luôn.
Sau quá trình xử lý rượu là công đoạn chiết rót, đóng chai. Rượu tam giác mạch đưa vào máy chiết rót thủ công, một lúc có thể rót được đầy 4 can/chai đồng đều, giảm bớt thời gian, công sức cũng như là nhân công. Trung bình mỗi ngày cơ sở rượu của anh Sơn xuất xưởng gần 1000L rượu, cả rượu ngô và rượu tam giác mạch, mở rộng thị trường khắp các huyện của Hà Giang.
Có thể thấy Rượu tam giác mạch là sản phẩm có giá trị cao, là sản phẩm tiềm năng, góp phần phát triển kinh tế. Bên cạnh rượu ngô, các hộ gia đình, xưởng sản xuất có thể sản xuất rượu tam giác mạch để đa dạng sản phẩm, tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn.
Liên hệ KAG Việt Nam để được tư vấn về các thiết bị, máy móc sản xuất rượu
Hotline/zalo: 0904685252
Website: www.maythucphamkag.com – www.xuyena.vn
Địa chỉ: Số 115/509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
0 nhận xét