09/08/2023
Ưu điểm của tinh dầu đuổi côn trùng
Có rất nhiều loại thuốc chống côn trùng tổng hợp trên thị trường, thành phần chính của các loại xịt chống côn trùng thông thường là DEEP, khá an toàn khi sử dụng lượng ít và dùng trên quần áo thay vì trực tiếp lên da. Tuy nhiên, khi sử dụng nhiều và thường xuyên DEEP lại cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ và phụ nữ có thai. Khi dùng thuốc xịt côn trùng thường xuyên có thể dẫn đến kích ứng da – hô hấp, phát ban và thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Vì thế tinh dầu đuổi muỗi là sản phẩm phù hợp giúp xua đuổi côn trùng, phòng ngừa các loại côn trùng, ruồi muỗi, kiến gián...
Theo kinh nghiệm xưa, một số loại thực vật như bạc hà, sả, hoa oải hương,… và tinh dầu chiết xuất từ các loại cây này giúp đuổi côn trùng rất tốt, hiệu quả đã được chứng thực. Tinh dầu chiết xuất từ cây mang theo hương thơm và đặc tính đuổi muỗi, côn trùng của cây. Tinh dầu thiên nhiên cũng ít khả năng gây kích ứng, phản ứng da và không phải là mối đe dọa đối với sức khỏe.
8 loại tinh dầu chống muỗi và côn trùng hiệu quả, phòng chống sốt xuất huyết
1. Tinh dầu bạc hà
Bạc hà cũng nằm trong danh sách tinh dầu đuổi muỗi mà bạn không thể bỏ qua. Nếu lo lắng về những loại tinh dầu có mùi quá nồng, bạn hãy thử dùng dầu bạc hà thay thế nhé. Loại tinh dầu này không những có tác dụng xua đuổi côn trùng, mà còn hiệu quả trong việc giúp làm sạch không khí, khử mùi, diệt khuẩn, đem đến hương thơm dễ chịu, sảng khoái cho không khí gia đình. Ở những nơi ẩm thấp, việc sử dụng tinh dầu bạc hà giúp giảm nấm mốc, khử mùi hôi hiệu quả. Nhiều người sử dụng loại tinh dầu này như một loại thuốc chống côn trùng tự nhiên và mang đến cảm giác thư thái, chống lại trầm cảm.
2. Tinh dầu cỏ hương bài
Cây hương bài (Dianella ensifolia) còn gọi là cát cánh lan, cây rẻ quạt, cây xương quạt, cây bả chuột. Là một trong những loài cây có độc nguy hiểm, nếu dùng uống có thể gây tử vong. Dân gian không dùng loài cây này làm thuốc uống mà chỉ dùng để làm nguyên liệu trong nền công nghiệp sản xuất giỏ xách, chiếu và hương (nhang).
Bên cạnh đó, dầu có hương bài được sử dụng như một biện pháp tự nhiên để đuổi muỗi và côn trùng. Bên cạnh tác dụng đuổi mối, thì tinh dầu nguyên chất từ rễ cỏ hương bài còn có khả năng tiệt trừ các ấu trùng muỗi, cũng như ngăn chặn quá trình sinh nôi, nảy nở của muỗi, giúp giảm bớt các bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, sốt vàng da và bệnh giun chỉ. Ngoải ra tinh dầu tự nhiên này còn được dùng tại da đầu để diệt chấy, vì nó không độc hại với người.
Mùi gỗ ấm và mùi đất của loại dầu này cũng mang đến tác dụng làm dịu tâm trí và giảm căng thẳng một cách hiệu quả.
3. Tinh dầu húng quế
Húng quế hay còn gọi húng chó, húng tây là một loại rau thơm. Không chỉ là một loại rau để tăng thêm hương vị cho món ăn mà nó còn có thể xua đuổi côn trùng và ngăn không cho chúng đến gần. Trong lá húng quế có chứa nhiều tinh dầu có mùi hương cay, nồng, đây là những mùi “đại kỵ” của muỗi nên khi bạn trồng loại cây này ở đâu thì muỗi sẽ tự động tránh xa chỗ đó.
Thêm vào đó, tinh dầu húng quế có mùi thơm ngọt ngào xen lẫn chút vị cay thường được sử dụng nhằm làm dịu vết muỗi đốt.
4. Tinh dầu sả chanh
Sẽ thật thiếu sót khi đề cập đến tinh dầu đuổi muỗi mà bỏ qua tinh dầu sả chanh. Tinh dầu sả chanh có mùi thơm dịu, thoang thoảng mùi chanh tươi, là mùi thơm yêu thích của nhiều người và có tác dụng xua đuổi muỗi và côn trùng. Theo phân tích thì mùi hương của sả chanh có tác dụng làm rối loạn khả năng định hướng của muỗi, khiến chúng mất phương hướng và không còn khả năng tấn công. Loại dầu này cũng chứa các đặc tính xua đuổi các loại côn trùng khác. Sả chanh có thể duy trì hiệu quả ngăn muỗi đốt trong 2 giờ.
Ngoài ra, tinh dầu sả chanh cũng mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe con người, ứng dụng trong trị liệu, làm đẹp, phòng và chữa bệnh.
5. Tinh dầu hoa oải hương
Hoa oải hương nổi tiếng với những tác dụng tích cực về mặt thư giãn cũng như những lợi ích tuyệt vời cho giấc ngủ. Thế nhưng, điều mà nhiều người không biết là tinh dầu chiết xuất từ hoa oải hương cũng có thể trị bọ xít và muỗi đốt khá hiệu quả, đặc biệt là loài muỗi anopheles gây bệnh sốt xuất huyết.
Bên cạnh đó, tinh dầu hoa oải hương còn hỗ trợ làm sáng vết thâm, chữa lành vết cắt và vết thương, cũng như điều trị kích ứng da.
6. Tinh dầu tràm trà
Chiết xuất từ cây tràm trà rất phổ biến trong ngành công nghiệp làm đẹp như một hoạt chất kháng khuẩn để điều trị mụn nhọt và mụn trứng cá. Nhưng không dừng lại ở đó, tinh dầu tràm trà còn có thể bảo vệ và làm dịu vết cắn đau đớn từ muỗi và côn trùng, sử dụng được cho trẻ em và phụ nữ có thai. Có được tác dụng này là do trong tinh dầu tràm trà có thành phần cineol rất cao và đây chính là tác nhân giúp đuổi muỗi hiệu quả.
Khi được khuếch tán trong không khí hoặc bôi lên da, loại dầu này sẽ khiến muỗi chẳng dám lại gần bạn.
7. Tinh dầu thông
Một nhóm các nhà khoa học đã phát hiện ra tác dụng xua đuổi côn trùng của dầu thông, đặc biệt là ở khả năng chống muỗi đốt. Giống như các loại tinh dầu khác, dầu thông cũng được chứng minh mang đến hiệu quả nhiều hơn so với việc sử dụng các hóa chất tổng hợp. Ngoài ra, tinh dầu thông cũng mang đến những lợi ích khác cho sức khỏe con người như chống viêm giảm sưng tấy các vết côn trùng đốt trên da, chống oxy hoá, làm sạch da kháng khuẩn, giảm viêm xoang, nâng cao hệ miễn dịch…
8. Tinh dầu bạch đàn chanh
Tinh dầu bạch đàn chanh được chiết xuất từ lá cây bạch đàn chanh (Eucalyptus citriodora Hook.f) thường được dùng làm thuốc sát khuẩn tại chỗ, đặc biệt trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và trong một số bệnh ngoài da. Đây là loại tinh dầu đuổi muỗi được yêu thích nhất, đặc biệt là muỗi Anopheles gambiae. Nó rất thích hợp cho mùa hè vì có hương chanh thanh mát. Thông thường, người ta thường kết hợp với tinh dầu hoa oải hương để làm thành nước xịt phòng chống muỗi.
Bên cạnh đó, loại tinh dầu này cũng có hiệu quả bảo vệ da khỏi vết cắn của ve và có thể kéo dài công dụng đến vài giờ.
Chiết xuất tinh dầu và chế biến tinh dầu chống muỗi
Một trong số những loại tinh dầu chống muỗi và côn trùng hiệu quả là tinh dầu sả, sả chanh, sả java... rất dễ chiết xuất với giá thành rẻ, phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhiều người. Tinh dầu sả được chiết xuất, và sử dụng dưới dạng khuếch tán mùi hương, hoặc pha trộn với một số thành phần khác làm thành bình xịt côn trùng. Các bước chiết xuất tinh dầu sả gồm
Bước 1: Thu hoạch lá sả
Lựa chọn lá sả tươi, không cất sả quá già hoặc quá non để đảm bảo sả cho lượng tinh dầu thành phẩm nhiều nhất. Chú ý loại bỏ các loại cỏ dại để tránh ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu.
Bước 2: Làm héo nguyên liệu sả
Lá sả được phơi héo đến độ ẩm còn 50 % so với ban đầu. Bởi vì, ở độ ẩm này, lá sả bảo quản được một số ngày ở nơi cất, hơn nữa, cất lá sả héo sẽ giảm được 35 % nhiên liệu và 27 % thời gian chưng cất.
Bước 3: Chưng cất lá sả
Sả được bó chặt lại thành từng bó nhỏ, đưa vào nồi chưng cất theo tỉ lệ 180 - 200kg nguyên liệu/ dung tích nồi 1000 lit. Thời gian chưng cất 3 – 4 giờ mỗi mẻ.
- Giai đoạn đầu: 1 – 1,5 giời đầu tiên, cài đặt nhiệt ở mức 70 -75°C để chín đều lá sả, đồng thời phá vỡ mô chứa tinh dầu.
- Giai đoạn 2: từ 2 – 2,5 giờ tiếp theo để nhiệt độ cao hơn từ 80-85°C. Giai đoạn này bắt đầu quá trình ngưng tụ tạo ra tinh dầu thô, thu hồi đa số hàm lượng tinh dầu trong lá sả.
- Giai đoạn 3: kéo dài khoảng 0,5 giờ, là giai đoạn tận thu những tinh dầu còn sót lại, kiểm tra nước thoát ra không còn váng tinh dầu thì ngừng
Chú ý: Nước trong bồn mát, bồn ngưng tụ cần được tuần hoàn để giữ nhiệt độ trong khoảng 30 – 40°C, đảm bảo quá trình ngưng tụ được diễn ra liên tục
Bước 4: Phân ly
Hỗn hợp tinh dầu có chứa nước sẽ được tách ra bằng thiết bị phân ly. Tinh dầu sả nhẹ hơn nước nên nổi lên trên, sử dụng bình tách loại bỏ nước sẽ thu được tinh dầu sả nguyên chất.
Bước 5: Tách tinh dầu loại 2
Sau khi tách tinh dầu và nước bằng thiết bị phân ly, nước chưng còn lại sẽ được đưa vào bể xử lý để tách tinh dầu loại II. Tinh dầu thô được lắng để tách tạp chất lớn và được làm khô bằng Na2SO4 khan, lượng Na2SO4 tùy thuộc vào hàm lượng nước trong tinh dầu sả, thường thì 25 – 50 gam/kg tinh dầu. Sau đó tinh dầu được đem lọc để tách Na2SO4 ra, Na2SO4 tách ra được đem rửa hai lần bằng nước ấm rồi cho vào túi vải bỏ vào nồi chưng cất tinh dầu để tận thu tinh dầu.
Bước 6: Sấy và lọc tinh dầu sả đóng chai
Tinh dầu thu được sẽ đem sấy khô và bảo quản trong bình kín. Tinh dầu sả khử hết nước có màu sáng, vàng nhạt, được đóng chai tối màu bảo quản nơi khô mát.
Lưu ý khi dùng tinh dầu đuổi muỗi
Các bà mẹ không nên xịt tinh dầu trực tiếp lên quần áo hay cơ thể trẻ vì việc sử dụng tinh dầu không đúng cách có thể gây ra các phản ứng có hại như dị ứng, viêm da thậm chí bỏng da, niêm mạc…; nghiêm trọng hơn có thể gây ức chế hô hấp, ức chế thần kinh trung ương, loạn nhịp tim… đe dọa mất mạng” - phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng nói.
Chuyên gia cũng khuyến cáo, khi xông, không nên đóng kín cửa phòng, tránh xông nồng độ cao, đậm mùi. Đặc biệt, người tiêu dùng nên tìm hiểu rõ ràng thành phần, đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng, tuyệt đối không dùng sản phẩm trôi nổi trên thị trường.
Công nghệ sản xuất thiết bị chưng cất tinh dầu cùng kỹ thuật điện tự động được KAG Việt Nam tạo thành sản phẩm NỒI CHƯNG CẤT TINH DẦU BẰNG ĐIỆN hiện đại, tiên tiến với mẫu mã đa dạng, phù hợp cho nhiều loại hình sản xuất, từ hộ gia đình cho tới xưởng sản xuất lớn.
Liên hệ 0904.68.5252
Địa chỉ 115 ngõ 509 Vũ Tông Phan - Thanh Xuân - Hà Nội
Website www.maythucphamkag.com
0 nhận xét