13/03/2020
Phương pháp Nghiền ép tinh dầu
Đây là phương pháp đơn giản và dễ thực hiện nhất với chi phí thấp, bằng cách sử dụng máy ép nghiền nguyên liệu, túi chứa tinh dầu li ti trong vỏ ngoài nguyên liệu khi bị tác động một lực sẽ vỡ ra, cho ra hỗn hợp tinh dầu . Nguyên liệu thường được dùng là các loại họ cam quýt như bưởi, cam, chanh. Sau khi ép xong, hỗn hợp tinh dầu có lẫn nước và cặn, sử dụng thiết bị tách ly tâm tinh dầu để lấy được tinh dầu nguyên chất cũng như loại bỏ những cặn bã còn sót lại. Phương pháp ép còn được gọi là ép lạnh, không dùng nhiệt để thu được tinh dầu trong nguyên liệu.
Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp nghiền ép là không thu được tối đa lương tinh dầu có trong thực vật, và chỉ giới hạn ở những loại thực vật có nhiều tinh dầu như cam, bưởi, lạc… đối với các loại thực vật có hàm lượng tinh dầu ít và khó chiết suất (hoa, lá) như hoa hồng, hoa oải hương, sả, bạc hà.. phương pháp nghiền ép gần như không hiệu quả.
>> Tỉ lệ tinh dầu có trong thực vật? Tỉ lệ chiết suất tinh dầu với Nồi chưng cất tinh dầu
Phương pháp sử dụng CO2 lỏng
Phương pháp chiết suất tinh dầu từ co2 hóa lỏng là phương pháp mới nhất hiện nay. Để thực hiện phương pháp này, nguyên liệu được đặt trong một thùng kín, CO2 hóa lỏng được bơm vào trong thùng, cùng với áp suất và nhiệt độ thích hợp, CO2 giúp cho nguyên liệu chiết suất ra các chất thơm. Sau khi hoàn thành quá trình, co2 trở về trạng thái khí và tự tiêu tan, giữ lại hoàn toàn tinh dầu nguyên chất.
Sử dụng CO2 lỏng để chiết suất tinh dầu chiết xuất tinh dầu với tỉ lệ cao nhất hiện nay, nhưng đây không phải là phương pháp phổ biến trong ngành sản xuất tinh dầu vì giá thành cao, chi phí đầu tư trang thiết bị lớn. Hiện nay, phương pháp này chỉ được sử dụng phổ biến trong chiết xuất tinh dầu cao cấp làm nước hoa, thuốc, mỹ phẩm…
Phương pháp Chưng cất hơi nước
Sản xuất tinh dầu bằng phương pháp chưng cất hơi nước là phương pháp phổ biến nhất, phương pháp này được thực hiện từ hơn 5.000 năm trước, và ngày nay hầu hết thiết bị chưng cất là các nồi chưng cất tinh dầu được làm bằng thép không gỉ hoặc đồng. Nguyên liệu trước khi cho vào nồi chưng cất được làm sạch và xử lý phù hợp với cấu trúc của nguyên liệu (phơi khô, cắt nhỏ…), sau khi hoàn tất quá trình chưng cất, sản phẩm đầu ra là hỗn hợp tinh dầu. Tùy thuộc vào mỗi cơ sở sản xuất, hỗn hợp tinh dầu sẽ được xử lý tách ly tâm, lọc cặn bã, hút chân không… để cho ra sản phẩm tinh dầu nguyên chất.
Lựa chọn phương pháp & thiết bị phù hợp
- Phương pháp ép tinh dầu, đây là phương pháp sản xuất tinh dầu đơn giản nhất, phù hợp với việc ép các loại nguyên liệu chứa nhiều tinh dầu như dầu lạc, dầu dừa, cám gạo…
- Phương pháp chiết suất tinh dầu bằng CO2 là phương pháp hiện đại nhất hiện nay, chiết suất được lượng tinh dầu chất lượng cao nhưng đòi hỏi hệ thống máy móc phức tạp, trình độ kĩ thuật cao và giá thành cũng rất lớn.
- Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước sản xuất được đa số các loại tinh dầu. Hơi nước tạo ra từ nồi hơi, thường có áp suất cao hơn không khí, được đưa thẳng vào bình chưng cất. Với phương pháp này, bạn có thể điều chỉnh áp suất, nhiệt độ để tận thu sản phẩm, nhưng phải giữ nhiệt độ ở mức giới hạn để tinh dầu không bị phân hủy. Không có một quy tắc chung nào cho mọi loại nguyên liệu vì mỗi chất nạp đòi hỏi một kinh nghiệm và yêu cầu khác nhau. Hiệu suất và chất lượng tinh dầu phụ thuộc vào đặc tính của tinh dầu và cách chọn phương phảp chưng cất. Thường thì các loại tinh dầu có tỉ trọng lớn hơn nước, khi chưng cất tinh dầu lôi cuốn hơi nước trong thiết bị áp suất cao, cho hiệu suất ly trích cao trong thời gian chưng cất ngắn.
Thiết bị phù hợp nhất có thể thấy là Máy chưng cất tinh dầu sử dụng điện, bởi hệ thống tủ điện điều khiển giúp bạn dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ và thời gian phù hợp, tiết kiệm chi phí so với việc dùng gas hay đun củi.
Nguyên lý Hệ thống Chưng cất tinh dầu:
Nguyên liệu tinh dầu sau khi sơ chế được đặt trong nồi đun nguyên liệu, sau đó được làm nóng tạo ra hơi nước, theo ống dẫn hơi đến vị trí bồn ngưng tụ, cho ra hỗn hợp tinh dầu. Tỉ lệ tinh dầu sản xuất theo phương pháp này tương đối cao và phù hợp với hầu hết các nguyên liệu tinh dầu (cành, thân, lá…)
Với nhu cầu Sản xuất và Sử dụng tinh dầu ngày một tăng, KAG Việt Nam đã phát triển hoàn thiện hệ thống Chưng cất tinh dầu bằng phương pháp chưng cất hơi nước, phù hợp với những nguyên liệu phổ biến và dễ thực hiện ở Việt Nam.
Ưu nhược điểm của Nồi chưng cất tinh dầu KAG Việt Nam
Ưu điểm:
- Đơn giản hóa quy trình sản xuất tinh dầu, thiết bị nhỏ gọn, không tốn diện tích
- Dễ sử dụng, dễ lau chùi vệ sinh sau mỗi lần chưng cất.
- Thời gian chưng cất nhanh, có thể sản xuất nhiều loại tinh dầu.
- Có thể tuần hoàn tái sử dụng nước trong bồn ngưng tụ làm lạnh
- Không đòi hỏi vật liệu phụ như các phương pháp tẩm trích, hấp thụ.
Nhược điểm:
- Trong nước chưng luôn luôn có một lượng tinh dầu không nhỏ do không dùng hóa chất, nhưng có thể chưng cất lần hai để lấy được tối đa lượng tinh dầu đã phân tán và hòa tan.
Lưu ý:
Bạn có thể thu hồi thêm tinh dầu từ nước chưng, hương tinh dầu trong nước chưng nằm dưới hai dạng phân tán và hòa tan. Dạng phân tán thì có thể dùng phương pháp lắng hay ly tâm, còn dạng hòa tan thì phải chưng cất lại. Nếu trọng lượng riêng của tinh dầu và nước quá gần nhau thì có thể thêm NaCl để gia tăng tỉ trọng của nước làm tinh dầu tách ra dễ dàng.
CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ KAG VIỆT NAM
Hotline: 0904685252
Website: www.maythucphamkag.com
Địa chỉ: Số 115/509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
0 nhận xét