20/10/2022
Rượu cần là thức uống không thể thiếu trong các dịp lễ Tết của các dân tộc Tây Nguyên. Với người Ê Đê, uống rượu ngày Tết cũng là một phong tục. Để có được những ché rượu thơm ngon cho gia đình, bạn bè, người thân vào các dịp lễ Tết, cúng bái. Ông Ma Pam tâm sự: "Nhà tôi chuyên làm rượu cần, sau này tôi sẽ truyền lại cho những đứa trẻ làm rượu cần để giữ lại phong tục truyền thống của người Ê đê, để không mất đi truyền thống đó".
Với khát vọng giữ gìn và khởi nghiệp từ nghề nấu rượu cần truyền thống, chàng trai người dân tộc Êđê Y Nay Ajun (SN 1990, thôn Hòa Thành, xã Hòa Đông, huyện Krông Pắk) đã truyền cảm hứng cho thanh niên dân tộc thiểu số trên con đường lập thân, lập nghiệp.
Từ nhỏ, Y Nay đã được tiếp xúc và học về cách nấu rượu cần của dân tộc Êđê. Năm 2016, sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Công nghiệp 4 (thành phố Hồ Chí Minh), Y Nay trở về Đắk Lắk làm nhân viên tiếp thị cho một công ty bia, đến cuối năm 2018 mới về làm Phó Bí thư Đoàn xã Hòa Đông, huyện Krông Pắk. Làm công tác Đoàn, Y Nay được đi nhiều nơi, tham quan nhiều mô hình khởi nghiệp từ nhiều đặc sản trên vùng đất đỏ bazan, lại được bạn bè khuyến khích nên Y Nay quyết tâm khởi nghiệp với nghề nấu rượu cần truyền thống. Ban đầu còn thiếu kinh nghiệm nên rượu làm ra thường có vị chua, mùi rất khó chịu, không thể uống được, nhưng Y Nay không nản chí mà tiếp tục tìm tòi học hỏi, thậm chí đi xa hàng trăm cây số đến nhà những người già có kinh nghiệm làm rượu cần ở các buôn làng để học bí quyết rồi về làm lại từ đầu. Y Nay tâm sự: “Thời gian sau đó, tôi chỉ dám làm với số lượng hạn chế, đồng thời bán rẻ cho người thân quen rồi lắng nghe phản hồi của khách hàng để hoàn thiện sản phẩm”.
Y Nan chia sẻ cách làm rượu cần
Theo Y Nay, làm rượu cần không khó nhưng muốn làm rượu cần ngon thì phải có bí quyết riêng. Với anh, bí quyết làm nên hương vị đặc trưng nằm ở loại men và cách phối men. Thông thường, anh hay sử dụng cây hem (loại cây rừng có vị ngọt), cây riềng rừng (có vị cay, thơm nồng) và gạo xay nhuyễn trộn lẫn vào nhau tạo thành những cục men rồi đem phơi khô. Sau khi có men thì nấu cơm để nguội rồi rải đều men lên và cho vào ché, lấy lá chuối bịt kín miệng rồi để nơi thoáng mát. Thời gian để ủ phải kéo dài khoảng 2 tháng mới có thể sử dụng nồi chưng cất ra rượu để dùng. Rượu cần để càng lâu hương vị càng đậm đà và thơm ngon hơn.
Y Nay cho biết: “Rượu cần là sản phẩm có giá trị văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các lễ hội và sinh hoạt cộng đồng của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, với mong ước mang lại niềm vui, hạnh phúc, sự tốt lành. Hiện nay, sản phẩm còn được đưa đến nhiều vùng trong cả nước, được nhiều người thưởng thức, tạo nên sự giao lưu văn hóa ẩm thực giữa các vùng miền”.
Mặc dù mới ra đời nhưng thương hiệu “Rượu cần Y Nay” đã được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh biết đến. Bình quân mỗi tháng, Y Nay sản xuất khoảng 70 - 100 ché rượu, riêng trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 vừa qua, Y Nay cho ra thị trường trên 300 ché với giá từ 170.000 - 500.000 đồng/ché tùy thể tích. Y Nay đang ấp ủ ý định thành lập công ty để đưa sản phẩm đến với nhiều người hơn, đồng thời tiếp thị sản phẩm tới các cửa hàng trong và ngoài tỉnh để mở rộng thị trường. Dù còn rất nhiều việc phải làm, nhiều thách thức đang ở phía trước, nhưng bước đầu có thể thấy Y Nay Niê đã tìm ra hướng đi phù hợp để khởi nghiệp, qua đó truyền cảm hứng cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh trên con đường lập thân, lập nghiệp.
Rượu Y Nay được rất nhiều người ưa thích
Anh Nguyễn Văn Hà, Bí thư Huyện Đoàn Krông Pắk cho biết: “Không những luôn đeo đuổi với đam mê làm rượu cần truyền thống, Y Nay còn là cán bộ Đoàn trẻ tuổi nhiệt huyết, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho đoàn viên, thanh niên trong và ngoài huyện muốn khởi nghiệp từ rượu cần”.
Người Ê Đê nói riêng và các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên nói chung quan niệm: rượu cần là nước uống của Yàng (thần linh)...mang lại niềm vui, sự tốt lành, nên trong các dịp lễ tết, các sự kiện trọng đại của buôn làng, gia đình không thể thiếu rượu cần. Uống rượu cần là một nét văn hóa đẹp trong đời sống của các dân tộc Tây Nguyên từ ngàn xưa.
Ngoài nghĩa vụ với các thần linh, nó còn biểu hiện đầy đủ tính tập thể của cộng đồng, lòng mến khách của gia chủ. Ngày Xuân Chủ - khách ngồi xếp chân vòng tròn vít cong cần hút say sưa hòa vào cùng với tiếng cồng chiêng trầm bồng, những điệu xoan mềm mại. Rượu cần đã đưa con người xích lại gần nhau hơn. Ché rượu cần chính là sợi dây gắn kết từng cá nhân với cộng đồng, giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, đoàn kết, giúp nhau trong sản xuất, đời sống. Đặc biệt, uống rượu cần còn thể hiện sự gắn kết, đùm bọc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình nhất là trong dịp đầu xuân năm mới.
Để có ché rượu cần ngon cần phải kỹ lưỡng ở từng công đoạn: Chọn loại gạo dẻo nấu cơm, men được chế từ nhiều loại cây (thành phần không thể thiếu là cây hem rừng), ché ủ rượu, nhiệt độ cơm khi trộn men...Quá trình chưng cất rượu cần cũng giống như quá trình nấu rượu gạo, rượu ngô truyền thống. Với việc đầu tư của hệ thống sản xuất rượu hiện đại như: Tủ nấu cơm, lò chưng cất rượu, máy lọc rượu rượu cần ngày càng được người tiêu dùng trên cả nước yêu thích.
Các thiết bị mà bất cứ cơ sở sản xuất rượu truyền thống nào cũng nên có
Tủ nấu cơm là một trong những thiết bị được đánh giá là cần thiết, và không thể thiếu trong dây chuyền sản xuất rượu công nghiệp. Sử dụng phương pháp nấu cơm bằng cách hấp, tủ điện có thể nấu cơm với số lượng lớn trong thời gian ngắn nhất mà vẫn đảm bảo cơm chín đều, không có tình trạng cháy, khét, hay cơm khê.
Tác dụng của thiết bị nồi nấu rượu bằng điện được thiết kế chuyên dụng, với kết cấu đơn giản, vật liệu chế tạo an toàn và tự động hóa giúp cho quy trình nấu rượu trở nên đơn giản và tiết kiệm được rất nhiều thời gian, sức lực. Nồi được thiết kế với cách chưng cất rượu tự động, hệ thống làm lạnh tự nhiên đem đến hiệu quả cất rượu cao nhất, làm tăng sản lượng rượu chưng cất.
Máy lọc rượu hay còn gọi là máy lọc khử độc tố trong rượu là thiết bị có thể xử lý được các loại độc tố có trong rượu và loại bỏ các loại cặn lắng, vẩn đục điều này sẽ giúp rượu trong và hương vị của rượu cũng dậy mùi đặc trưng hơn. Máy lọc rượu là thiết bị chuyên dùng để giảm hàm lượng độc tố có khả năng gây hại trong rượu xuống mức an toàn cho phép của Bộ Y Tế và giúp rượu trong hơn.
Để nhìn thấy chất lượng rượu ở nước ta ngày càng chất lượng, đảm bảo các tiêu chí về VSATTP tạo niềm tin cho khách hành có thể thoải mái sử dụng rượu mà không còn lo lắng gặp phải những trường hợp không đáng có khi sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng. Nhà nước vẫn luôn khuyến khích các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất rượu đẩy mạnh đầu tư hệ thống máy móc hiện đại trong sản xuất rượu, thực hiện quy trình sản xuất rượu sạch.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về rượu cần, loại rượu đang ngày càng chiếm thị phần rượu Việt Nam. Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng tìm hiểu thiết bị chưng cất, lọc bỏ cặn bã, khử độc tố trong rượu, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.
CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ KAG VIỆT NAM
Hotline: 0904685252
Website: www.maythucphamkag.com - www.xuyena.vn
Email: Kagtechvn@gmail.com
Địa chỉ: 115/509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Bài viết liên quan
Bí quyết nấu Rượu Men Lá của người Nùng
Khám phá Rượu Ngô Bản Phố ủ men Hồng Mi độc đáo của tộc người H'Mông
Quy trình Nấu rượu gạo theo phương pháp truyền thống
5 Lý do nên sử dụng Nồi Nấu Rượu KAG thay thế cho Nồi nấu rượu thủ công
0 nhận xét