15/10/2024
Chưng cất rượu là một quá trình quan trọng trong sản xuất rượu, nhằm tách rượu ra khỏi hỗn hợp lên men và nâng cao độ cồn. Có nhiều phương pháp chưng cất rượu khác nhau, mỗi phương pháp có những ưu điểm và ứng dụng riêng.
1. Chưng cất đơn giản (Pot still distillation)
Phương pháp chưng cất đơn giản là phương pháp sử dụng phổ biến ở Việt Nam, thường dùng để nấu rượu gạo, rượu ngô, rượu sắn… sử dụng nguyên lý đun nóng nồi nấu rượu chứa bỗng. Khi đó rượu bốc hơi, được dẫn qua cần ngưng tụ và đi đến ruột gà làm lạnh tạo thành rượu.
Cách chưng cất rượu truyền thống giữ lại nhiều hợp chất hương vị, tạo ra rượu có hương vị đặc trưng và phức tạp nhưng rượu thu được không có độ cồn cao, để thu được rượu cao độ phải chưng cất lại nhiều lần.
2. Chưng cất liên tục (Continuous distillation)
Chưng cất liên tục là một phương pháp hiện đại và hiệu quả được ứng dụng rộng rãi trong ngành sản xuất rượu tại Việt Nam, đặc biệt là các nhà máy sản xuất rượu lớn. Phương pháp này cho phép tách rượu ra khỏi hỗn hợp lên men một cách liên tục, đảm bảo sản lượng cao và chất lượng ổn định hơn phương pháp truyền thống.
Khác với phương pháp chưng cất đơn giản (chưng cất nồi), chưng cất liên tục diễn ra không ngừng trong một hệ thống cột chưng cất. Hỗn hợp rượu lên men (bỗng rượu) được đưa vào một cột chưng cất có nhiều tầng, mỗi tầng có nhiệt độ khác nhau. Hơi rượu bay lên, gặp các bề mặt lạnh hơn, một phần ngưng tụ và chảy xuống tầng dưới. Quá trình này diễn ra liên tục, tạo ra một dòng chảy ngược giữa hơi và chất lỏng. Nhờ đó, rượu tinh khiết được thu thập ở đỉnh cột, còn các tạp chất nặng hơn sẽ lắng xuống đáy.
3. Chưng cất phân đoạn (Fractional distillation)
Chưng cất phân đoạn là một trong những phương pháp chưng cất rượu phổ biến và hiệu quả nhất, đặc biệt trong sản xuất các loại rượu mạnh như whisky, brandy, vodka,... thường được áp dụng ở Pháp, Scotland, Mỹ. Phương pháp này tận dụng sự khác biệt về nhiệt độ sôi của các thành phần trong hỗn hợp rượu để tách riêng từng thành phần, tạo ra những loại rượu có hương vị và độ cồn khác nhau.
Vì tách riêng các thành phần có điểm sôi khác nhau, cho phép thu được rượu có độ tinh khiết cao, dễ dàng điều chỉnh hương vị của rượu cuối cùng. Phương pháp chưng cất phân đoạn tận dụng tối đa nguyên liệu, giảm thiểu lãng phí và áp dụng được với nhiều loại rượu khác nhau.
4. Chưng cất chân không (Vacuum distillation)
Phương pháp chưng cất rượu trong môi trường áp suất thấp được áp dụng trong sản xuất các loại rượu có hương vị tinh tế như rượu vang, rượu trái cây, và các loại rượu mạnh cao cấp. Phương pháp này cho phép tách rượu ra khỏi hỗn hợp lên men ở nhiệt độ thấp hơn so với phương pháp chưng cất thông thường, giúp bảo toàn tối đa các hợp chất hương vị dễ bay hơi.
Hỗn hợp rượu lên men được cho vào nồi, khi áp suất giảm, nhiệt độ sôi của các chất lỏng cũng giảm theo, nhiệt độ sôi tháp giúp bảo vệ các hợp chất hương vị dễ bay hơi. Đồng thời giảm thiểu sự hình thành các hợp chất không mong muốn như các hợp chất lưu huỳnh, aldehyde, gây ảnh hưởng đến chất lượng rượu.
Tuy nhiên để đầu tư hệ thống sản xuất rượu chân không cần đầu tư thiết bị đắt tiền, yêu cầu kỹ thuật cao, nhân viên có trình độ cao.
Để được tư vấn và báo giá thiết bị vui lòng liên hệ KAG Việt Nam
Hotline 0904685252
0 nhận xét