10/06/2023
Thông thường ở Việt Nam mọi người hay ủ rượu trong thùng gỗ sồi, hầm rượu và để có thể thưởng thức rượu được ngâm ủ dưới đất, hầm rượu hay trong thùng gỗ sồi hiện nay là điều rất dễ dàng nhưng để thưởng thức những chai rượu được ngâm ủ dưới đáy biển hẳn còn là điều xa lạ với nhất nhiều người. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về phương pháp dưới đáy đại dương này nhé.
Rượu vang ngâm dưới đáy biển ở thị trấn Saint-Malo - ảnh internet
Croatia được biết đến là đất nước có lượng rượu vang tiêu thụ hàng đầu thế giới với những loại rượu vang thượng hạng. Thay vì sử dụng phương pháp sản xuất truyền thống, một cơ sở làm rượu vang ở quốc gia Đông Nam Âu lại có phương pháp vô cùng độc đáo: Ủ rượu vang dưới đáy biển.
Những vò rượu vang tại đây được ủ theo phương pháp vô cùng độc đáo. Sau 3 tháng ủ trên bờ, rượu vang được cất giữ trong một loại vò đặc biệt rồi tiếp tục giai đoạn ủ dưới đáy biển ở độ sâu khoảng 22m, khoảng 1,5-2 năm, trong môi trường nhiệt độ 15-17oC.
Thông thường, rượu vang được lưu giữ trong những thùng gỗ sồi. Nhưng với phương pháp đặc biệt của người Croatia, rượu vang được đặt bên trong một loại vò có thiết kế hai quai. Phía ngoài vò đắp một lớp sáp dày và tấm bảo vệ đặc biệt. Theo các chuyên gia, chính sự tĩnh lặng cũng như tình trạng thiếu ánh sáng ở dưới đáy biển sẽ tạo ra một môi trường lý tưởng cho việc ủ rượu. Bởi thế mà rượu vang ở Edivo Vina được cho là có hương vị khác biệt hoàn toàn.
Còn ở Việt Nam một số người làm du lịch trên vịnh Hạ Long thử nghiệm ngâm hàng trăm chai rượu vang nhập khẩu và rượu tự nấu xuống đáy vịnh Hạ Long. Sau một thời gian, vớt lên, những chai rượu có hình thù lạ mắt bởi hà bám kín xung quanh, còn chất lượng rượu được những người sành rượu đánh giá là rất đặc biệt.
Anh Nguyễn Hải Bằng (sinh năm 1974, trú tại TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) là người khởi xướng việc đưa rượu vang xuống ngâm ở đáy vịnh Hạ Long.
Anh mê biển, nghiền vịnh Hạ Long đến nỗi, mỗi tuần không có vài lần lướt xuồng ra vịnh là khó chịu, dù công việc kinh doanh lúc nào cũng bận rộn. Điểm dừng chân của anh thường là ở dưới chân các núi đá giữa vịnh. Buông neo ở đó, anh và bạn bè nhâm nhi cà phê hay ly rượu vang, trong khung cảnh lãng mạn và hùng vĩ của di sản thiên nhiên thế giới, trong không khí trong lành và mặn mòi của biển. Ý tưởng ngâm những chai rượu vang nhập khẩu thuộc loại hảo hạng xuống đáy sâu của vịnh Hạ Long từ những chuyến đi đó.
Anh Hùng cùng chiến lợi phẩm là những chai rượu vang dưới đáy Vịnh Hạ Long - Ảnh báo Lao Động
Trong vòng hơn 2 năm qua, anh đã có 4 đợt đưa rượu xuống đáy vịnh Hạ Long. Trong đó, ở đợt thứ 4, có tổng cộng khoảng 500 chai, gồm cả rượu vang nhập khẩu và những chai rượu tự sản xuất. Với loại rượu tự nấu (chủ yếu là sâm ngọc linh và nho rừng), anh đặt mua các bình rượu gốm và cho tráng men dầy bên trong để nước không thẩm thấu vào trong.
Mẻ đầu kéo lên từ độ sâu khoảng 15-20m, anh và bạn bè vô cùng thích thú, bởi chai nào cũng bị những con hà bám kín xung quanh và trên cả nắp. Cả nhóm háo hức khui chai đầu tiên, nhưng lại quên đem dụng cụ mở chuyên dụng nên phải dùng tô-vít, kìm… vặn khiến rượu tràn ra ngoài. Chưa biết vị ra sao, nhưng vừa khui ra đã thấy hương khá đặc biệt, khác với chai nguyên bản. Bỗng từ rừng trên vách núi gần đó, mấy chú ong bay đến, quanh quẩn bên chai rượu. Một chú ong vẫn bám chặt cổ chai rượu kể cả khi xuồng về tới bờ.
“Hương vị rượu rất đậm đà. Chúng tôi cảm nhận được có sự thay đổi của chai rượu so với ban đầu. Chúng tôi đã chuyển chai rượu ngâm dưới biển và chai không ngâm cùng chủng loại để nhờ một đơn vị trên Hà Nội đánh giá chất lượng 2 loại rượu thì mới biết chính xác được có sự thay đổi gì” - anh Bằng chia sẻ. “Tuy nhiên, với những người yêu biển, đi biển gần như hàng ngày như chúng tôi thì cảm nhận được cả hương vị biển trong đó. Nhưng, cảm xúc lôi chai rượu từ dưới đáy biển lên, mà chai nào cũng có hình thù kỳ lạ vì hà bám kín thì cực kỳ khó tả".
Chọn vị trí để ngâm rượu xuống đáy vịnh Hạ Long cũng là một việc hết sức cầu kỳ. Nhóm của anh Bằng, dù đã thông thạo mọi luồng lạch, ngõ ngách trên vịnh Hạ Long, nhưng khi đi chọn vị trí để thả rượu xuống cũng mất khá nhiều thời gian. Mẻ đầu tiên anh chọn ở một vị trí sâu khoảng 15-20m. Ở độ sâu này, sợ chai rượu bị sóng, gió đánh trôi đi mất, anh cho đánh chìm một chiếc tàu xi măng cũ loại nhỏ và thuê thợ lặn đưa vào trong tàu. Hiện, ở vị trí này, vẫn có những mẻ lên, mẻ xuống thay thế nhau, nhưng hơi bất tiện vì phải nhờ đến thợ lặn, nên nhiều khi muốn lấy rượu lên phải chờ thợ lặn bố trí thời gian.
Sau đó, rút kinh nghiệm, rồi tự mày mò, đọc sách, nghiên cứu, tham khảo một số nơi trên thế giới cũng từng ngâm rượu dưới đáy biển, anh Bằng chọn thêm một vị trí khác để ngâm rượu. Vị trí này đảm bảo một số yếu tố, trong đó quan trọng nhất là dòng hải lưu mạnh.
“Không cần thiết phải sâu quá, nhưng phải có dòng chảy mạnh. Tìm được vị trí như thế không hề đơn giản. Dòng chảy mạnh làm cho chai rượu rung lắc thường xuyên, thậm chí lúc nghiêng, lúc đứng, lúc nằm… qua đó tạo áp lực lên chai rượu. Chúng tôi đã vớt mấy chai lên để so sánh với những chai không được ngâm thì nhìn bằng mắt cũng thấy có chút khác biệt giữa 2 loại rượu” - anh Bằng cho biết.
Tiêu chí thứ 2 là chọn độ sâu, chỉ khoảng 5-6m. Do độ chênh mực nước thủy triều ở vịnh Hạ Long khá lớn, từ 4-5m, nên khi thủy triều xuống mức thấp nhất thì vị trí ngâm rượu chỉ còn cách mặt nước khoảng 1m. Việc này sẽ tạo điều kiện cho các chai rượu tiếp cận với ánh nắng mặt trời.
Lúc đầu, anh Bằng và những người bạn cũng chỉ nghĩ ngâm rượu dưới đáy biển cũng như ủ rượu trong hầm dưới đất vì nhiệt độ trong hầm tiêu chuẩn là khoảng 9-10 độ C thì ở sâu dưới đáy biển nhiệt độ cũng như vậy.
Tuy nhiên, không phải vậy, ở dưới đáy biển, mà lại đạt các tiêu chuẩn: Dòng hải lưu mạnh và được tiếp xúc được ánh nắng mặt trời, khiến nhiệt độ tự nhiên thay đổi liên tục, đã làm cho rượu có sự thay đổi về chất. Nhiều bạn bè, khách quý từ các nơi khác về, được mời thưởng rượu được lấy lên từ đáy biển vịnh Hạ Long không chỉ ngỡ ngàng về hình thù kỳ quái của từng chai rượu, mà còn thích thú với chất lượng rượu.
“Chất lượng rượu ngâm dưới đáy biển so với cùng loại ở trên bờ như thế nào thì phải đợi cơ quan chuyên môn đánh giá, nhưng đúng là ngon thật. Có thể ngon cũng một phần do cảm xúc nữa. Nhưng nhìn chai rượu có đầy những con hà bám kín, được trục vớt từ dưới đáy biển lên thì ai cũng háo hức, đầy cảm xúc” - một người bạn từ Hà Nội sau khi thưởng thưởng thức loại rượu đặc biệt này chia sẻ.
Mặc dù phương pháp ngâm ủ rượu dưới đáy vịnh có nhiều điều thụ vị nhưng cũng sẽ gặp những rủi ro nhất định như việc chai rượu sẽ bị vỡ và tốn thời gian bằng năm. Và nhưng nơi không có biển hay vịnh thì phương pháp này thật sự không khả quan. Vì vậy, việc ngâm ủ rượu ở hầm rượu và trong thùng gỗ sồi vẫn là một lựa chọn tối ưu và đa số người Việt Nam đều sử dụng. Ngoài ra, có thể sử dụng máy lão hóa rượu để rút ngắn thời gian ngâm ủ rượu một cách hiệu quả chỉ trong vài tiếng đồng hồ.
Về thực tế nhiều người sẽ không tin được, rượu vừa mới nấu làm sao có thể nhanh chóng chở thành rượu có tuổi đời vài năm như thế? Khi mà trước đây mọi người chỉ biết đến phương pháp ngâm ủ trong chum cầu kì hơn chút thì chôn xuống đất với thời gian ngâm ủ lên đến vài năm.
Đây là sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu bởi KAG Việt Nam. Máy lão hóa là thiết bị ủ rượu hiện đại, sử dụng điện năng để ủ rượu thay cho các phương pháp ngâm ủ rượu truyền thống. Trên thực tế mọi người có thể ủ rượu trong thùng gỗ sồi tầm 4-6 tháng, khi rượu có màu và hương vị chuẩn thì có thể sử dụng máy lão hóa để biến rượu thành loại rượu vài năm tuổi.
Và KAG Việt Nam chắc chắn cũng sẽ là địa chỉ đáng tin cậy cho những khách hàng quan tâm đến những sản phẩm của ngành sản xuất rượu. Đến với KAG VIỆT NAM, bạn sẽ được tư vấn hoàn toàn miễn phí và giúp đỡ tận tình. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được tư vấn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.
CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ KAG VIỆT NAM
Hotline/zalo: 0904685252
Website: www.maythucphamkag.com - www.xuyena.vn
Email: Kagtechvn@gmail.com
Địa chỉ: Số 115/509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
0 nhận xét