03/05/2022
Cây cúc tần hay còn gọi là cây từ bi xanh, là một trong những loại thảo dược quý phân bố nhiều ở Việt Nam, Trung Quốc và một số nước Nam Á. Loại thảo dược này có nhiều dược tính tốt, được sử dụng dưới dạng phơi khô sắc nước uống hoặc cô thành dạng cao, chưng cất lấy tinh dầu.
Đặc điểm của cây cúc tần
Cây cúc tần hay còn có các tên gọi khác như: Từ Bi Xanh, cây đại bi, đại ngải, mai hoa não, ngãi nạp hương, mai phiến, mai hoa băng phiến, long não hương,… Có tên khoa học là Blumea balsamifera, thuộc chi Đại bi (Blumea) họ Cúc.
Cây cúc tần là loại cây cỏ dại phổ biến ở nhiều nước, đặc biệt là Việt Nam, Trung Quốc và các nước vùng Nam Á, từ Ấn Độ kéo đến Malaysia, Philippin,…
Tại Việt Nam, cây Cúc tần phân bố ở nhiều vùng, là loại cây mọc dại ven đường, quanh làng, trên đồng cỏ,… Đặc biệt, xuất hiện nhiều ở khu vực miền bắc, các tỉnh trung du và vùng đồng bằng. Các vùng đồi núi quang, có nhiều ánh sáng, bãi đất rộng là địa điểm lý tưởng cho cây cúc tần phát triển và phát tán nhanh chóng.
Cây cúc tần là cây thuốc phổ biến, được sử dụng nhiều trong bài thuốc Đông y. Bộ phận được dùng làm thuốc là phần lá cây. Trong lá cúc tần có rất nhiều tinh dầu, có chữa các chất như camphor, limonene, borneol, saponin, tannin,…
Lá cây tươi tốt và có thể thu hái quanh năm. Đặc biệt có chất lượng và dược tính tốt nhất khi được hái vào mùa hạ. Lá cây sau khi được thu hái có thể dùng tươi hoặc sấy bằng Tủ sấy dược liệu để sắc uống hoặc cô thành cao dược liệu. Phần lá non, búp của cúc tần là phần có dược tính và tinh dầu nhiều nhất.
Thành phần hóa học và công dụng của cây cúc tần
Cây cúc tần có chứa rất nhiều tinh dầu, đặc biệt là phần lá, phần thân cũng có tinh dầu nhưng không nhiều. Lượng tinh dầu trong lá cúc tần chiếm khoảng 0,2 – 1,8% tất cả các dược chất. Thành phần của tinh dầu gồm D-borneol, Cineol, Limonene, L-camphor, Acid Myristic, Acid palmitic, sesquiterpen alcol. Trong đó Borneol là tinh thể có màu trắng như hoa mai và thường có nhiều phong mai hoa băng phiến, băng phiến đại bi.
Ngoài ra, trong thành phần của cúc tần còn có nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe khác như: Vitamin C, protit, lipit, sắt, corten, canxi,…
Với các thành phần dược tính, hoạt chất có lợi, cây cúc tần có công dụng:
- Sử dụng trong điều trị gai cột sống, giảm đau nhức xương khớp
- Giảm tình trạng sốt, điều trị cảm cúm
- Điều trị bệnh bí tiểu
- Tăng cường chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa
- Tác dụng kháng khuẩn, chống nấm hiệu quả
- Giảm đau nhanh chóng
Theo Đông y, cúc tần thuộc nhóm cây có tính mát, vị hơi đắng. Thảo dược này có tác dụng kinh phế và thận, được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh như:
- Các tình trạng bệnh hô hấp như: Viêm họng, ho, cảm cúm, sổ mũi, long đờm,…
- Giảm đau: Đau tức ngực, đau bụng, đau dạ dày, đau răng, đau lưng, đau bụng sau sinh, hậu sản, đau bụng kinh,…
- Giảm viêm nhiễm: Điều trị viêm da mủ, nhiễm trùng, ngứa da, mề đay khó chịu
- Chấn thương: Điều trị vết thương, chấn thương, hôn mê, tan máu bầm,…
Công thức điều chế thuốc từ cây cúc tần, đại bi
Chiết xuất tinh dầu từ lá cây đại bi bằng phương pháp chưng cất
- Sử dùng Nồi chưng cất tinh dầu công nghiệp dung tích từ 50L, 100L, 200L… chiết suất tinh dầu từ lá cây cúc tần
- Tinh dầu thu được có thể dùng để chữa bệnh hoặc làm thuốc
Cây cúc tần chữa chứng thấp khớp:
- Thành phần: 30g rễ cây cúc tần và 30g kê huyết đằng.
- Cách dùng: Cho các vị thuốc vào ấm sắc uống mỗi ngày 1 thang hoặc ngâm với rượu trắng uống hàng ngày giảm đau nhức xương khớp.
Bài thuốc trị sốt, cảm:
- Thành phần: Cây cúc tần gồm cả rễ và lá, đinh lăng, cam thảo, rễ bưởi mỗi loại lấy 20g.
- Cách dùng: Cho tất cả nguyên liệu vào sắc với 300 lít nước, đun đến khi còn 1,5 lít, chia làm 3 phần uống trong ngày. Uống liên tục trong 5 – 7 ngày để cho hiệu quả tốt nhất.
Lá đại bi chữa ho
- Thành phần: 200g lá cây đại bi, 50g lá chanh, rễ cà gai leo, rễ thủy xương bồ, củ sả mỗi loại 100g, 50g trần bì.
- Cách dùng: Các vị thuốc phơi khô, cắt khúc, sao vàng. Sắc 2 lần để lấy khoảng 700ml, lọc bỏ bã sau đó thêm vào khoảng 300ml siro vào Nồi cô cao dược liệu để được 1 lít cao. Mỗi lần uống khoảng 20ml, ngày 2 lần.
Rễ cây cúc tần chữa đau bụng kinh
- Thành phần: 30g rễ cây cúc tần, 15g ích mẫu
- Cách dùng: Cho 2 vị thuốc vào ấm sắc với 500ml đun đến khi còn 250ml, uống thành nhiều lần trong ngày.
Bài thuốc chữa viêm tai giữa có mủ
- Thành phần: 2,5g băng phiến, 0,5g xạ hương, 10g mẫu lệ, 10g chương đơn, 15g long cốt, 10g hoàng liên
- Cách dùng: Các nguyên liệu phơi, sao vàng, tán thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml.
Bài thuốc chữa bệnh ghẻ
- Thành phần: 1 nắm lá đại bi tươi
- Cách dùng: Lá đại bi rửa sạch, ngâm nước muối, giã nát và đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Ngoài ra người bệnh có thể nấu nước lá đại bi tắm hàng ngày để cho hiệu quả đẩy lùi triệu chứng ghẻ nhanh chóng hơn.
Bài thuốc chữa viêm khí quản
- Thành phần: 20g lá đại bi già, gạo, thịt lợn băm nhuyễn, 3g gừng
- Cách dùng: Các nguyên liệu sơ chế sạch sẽ, cho tất cả vào nồi nấu cháo. Khi cháo chín nêm nếm gia vị vừa ăn. Chia làm 3 phần ăn trong ngày, đều đặn trong khoảng 3 ngày để cho hiệu quả giảm triệu chứng bệnh tốt nhất.
Ngoài ra, loại thảo dược này còn được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị các bệnh về răng miệng, cảm mạo, giảm đau, viêm nhiễm,…
0 nhận xét