03/05/2022
Hàm lượng Tinh dầu trong thảo mộc, dược liệu
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới bạn Hàm lượng Tinh dầu có trong nguyên liệu thảo mộc, dược liệu để bạn có thể tiện theo dõi năng suất chất lượng, tỉ lện tinh dầu đầu ra.
1. Hàm lượng tinh dầu chiết xuất từ bộ phận Quả
- Tinh dầu Hồi - Star Anise: Trong quả tươi có 3- 3,5% (tức chiết được 3 đến 3,5kg tinh dầu từ 100Kg quả hồi tươi nguyên liệu) Ở Lá hồi thì thấp hơn tức 100kg chiết được 1kg tinh dầu (1%) Tuy nhiên, khi quả hồi đã phơi khô, thì hàm lượng tinh dầu sẽ cao hơn nhiều lần; tỉ lệ tinh dầu khoảng 13kg đến 15kg chiết được từ 100kg quả hồi khô, tức tỉ lệ 13% đến 15%
- Tinh dầu Màng Tang- Membrane: Trong quả khô có có hàm lượng tinh dầu dao động từ 1,8% – 2,7%; Tức chiết được 1,8kg đến 2,7kg tinh dầu từ 100kg Quả Màng tang khô
2. Chiết tinh dầu từ Lá
- Tinh dầu Bạc Hà – Peppermint: Hàm lượng tinh dầu dao động từ 1,3 %- 2,0%; Tức 100kg lá bạc hà chiết được 1,3kg đến 2kg tinh dầu.
- Tinh dầu Hương Nhu - Gratissimum: Hàm lượng tinh dầu dao động từ 0,9% – 1,67%, Tức 100kg Cây hương nhu chiết được 0,9kg đến 1,67kg tinh dầu hương nhu
- Tinh dầu Sả- Lemongrass/Citronella: Trong lá thân hàm lượng tinh dầu khoảng 0,7 đến 1,5%; Tức 100kg lá và thân sả chiết được 0,7kg đến 1,5kg tinh dầu sả
- Tinh dầu Húng Chanh (Tần dày lá) - Coleus Leaf: Hàm lượng tinh dầu chứa trong lá rất thấp từ 0,05 đến 0,12%; Tức 100kg lá Húng Chanh chiết được 0,5gram đến 1,2gram tinh dầu.
- Tinh Dầu Hương Thảo- Rosemary: Chứa hàm lượng tinh dầu trong lá khoảng 0,3% đến 0,5%
- Tinh dầu Khuynh diệp - Eucalyptus Globulus: chứa hàm lượng tinh dầu trong lá khoảng 0,92 - 2,89%
- Tinh dầu Bạch Đàn Chanh - Eucalyptus Citriodora: Chứa hàm lượng tinh dầu trong lá khoảng 0,5% đến 2%
3. Chiết tinh dầu từ Hạt
- Tinh dầu Mùi: trong quả có từ 0,9% – 1,3%; Tức, cứ 100kg hạt Rau Mùi chiết được khoảng 0,9kg đến 1,3kg tinh dầu
- Tinh dầu Tiêu đen- Black Pepper: Hàm lượng tinh dầu bay hơi: 2,60-2,72%; hàm lượng piperin: 6,40-7,15%; Tinh Dầu Tiêu Trắng (sọ)- white Pepper: Hàm lượng tinh dầu bay hơi: 1,64-2,04%; hàm lượng piperin: 7,09-7,42
4. Chiết tinh dầu từ Thân, Vỏ
- Tinh dầu Trầm Hương- Agarwood hay Eaglewood: Từ khoảng 0,2% tinh dầu chiết được từ cây Dó Bầu, tức 100kg chiết được 200gram tinh dầu trầm hương
- Tinh dầu Vỏ Quế- Cinnamon: Hàm lượng tinh dầu ở vỏ khô 1 - 2,5%, ở lá 0,2 - 0,5%. Tức 100kg Vỏ Quế chiết được 1kg đến 2,5kg tinh dầu
- Tinh dầu Vỏ Bưởi- Pomelo: Hàm lượng tinh dầu trong vỏ khoảng 0,80-0,84%; Hàm lượng tinh dầu chứa trong quả chứa 0,5%
5. Chiết tinh dầu từ Củ, Rễ
- Tinh dầu Gừng – Ginger: Trong củ hàm lượng chiếm 1-3%; Tức 100kg củ Gừng chiết được 1kg đến 3kg tinh dầu
- Tinh dầu Nghệ vàng- Curcuma Longa: Củ Nghệ đã để khô chứa 4-6% tinh dầu; Hàm lượng tinh dầu trong củ nghệ tươi thấp hơn từ 1,5% đến 2,25
- Tinh Dầu Tỏi- Garlic: Trong củ tỏi có chứa 0,10 - 0,36% tinh dầu
6. Chiết tinh dầu từ Hoa
- Tinh Dầu Hoa Hồng – Rose: Trong Hoa Hồng chứa hàm lượng tinh dầu 0,013- 0,15%
- Tinh Dầu Hoa Lài- Jasmine: Trong Hoa chứa hàm lượng tinh dầu khoảng từ 0,07 đến 0,1%
- Tinh Dầu Hoa Oải Hương - Lavender: Chứa hàm lượng tinh dầu trong hoa khoảng 1% đến 1,5%
- Tinh Dầu Hoa Ngọc Lan Tây – Ylang ylang: Mỗi cây Hoàng lan trung bình thu hoạch được 10kg hoa ngọc lan Hàm lượng tinh dầu chưng cất được từ hoa hoạch được 10kg hoa ngọc lan. Hàm lượng tinh dầu chưng cất được từ hoa ngọc lan dao động từ 1%-2,25%
- Tinh Dầu Hoa Cúc trắng - Chamomile: Hàm lượng tinh dầu chưng cất được từ hoa dao động từ 0,2 đến 1,8%
- Tinh Dầu Hoa Cam - Neroli: Hàm lượng tinh dầu chưng cất được từ hoa dao động từ 0,008 đến 0,037%
7. Chiết tinh dầu từ Nhựa Cây
- Tinh dầu Nhựa Thơm - Myrrh: Hàm lượng tinh dầu chưng cất được từ Nhựa dao động từ 9% đến 17%
- Tinh Dầu Hương Trầm- Frankinsense: Hàm lượng tinh dầu chưng cất được từ Nhựa cây hương trầm dao động từ 5% đến 7%
Bộ phận chứa tinh dầu |
Loại cây |
Hàm lượng tinh dầu |
Chiết tinh dầu từ Quả |
Tinh dầu Hồi - Star Anise |
13 – 35% |
Tinh dầu Màng Tang - Membrane |
1,8% – 2,7% |
|
Chiết tinh dầu từ Lá |
Tinh dầu Bạc Hà – Peppermint |
1,3 %- 2,0% |
Tinh dầu Hương Nhu - Gratissimum |
0,9% – 1,67% |
|
Tinh dầu Sả- Lemongrass/Citronella |
0,7 – 1,5% |
|
Tinh dầu Húng Chanh (Tần dày lá) - Coleus Leaf |
0,05 – 0,12% |
|
Tinh Dầu Hương Thảo - Rosemary |
0,3% - 0,5% |
|
Tinh dầu Khuynh diệp - Eucalyptus Globulus |
0,92 - 2,89% |
|
Tinh dầu Bạch Đàn Chanh - Eucalyptus Citriodora |
0,5% - 2% |
|
Chiết tinh dầu từ Hạt |
Tinh dầu Mùi |
0,9% – 1,3% |
Tinh dầu Tiêu đen - Black Pepper |
2,60-2,72% |
|
Chiết xuất tinh dầu từ Thân, Vỏ |
Tinh dầu Trầm Hương - Agarwood/ Eaglewood |
~ 0,2% |
Tinh dầu Vỏ Quế - Cinnamon |
1 - 2,5% |
|
Tinh dầu Vỏ Bưởi - Pomelo |
0,80-0,84% |
|
Chiết tinh dầu từ Củ, Rễ |
Tinh dầu Gừng – Ginger |
1-3% |
Tinh dầu Nghệ vàng - Curcuma Longa |
4-6% |
|
Tinh Dầu Tỏi- Garlic |
0,10 - 0,36% |
|
Chiết tinh dầu từ Hoa |
Tinh Dầu Hoa Hồng – Rose |
0,013- 0,15% |
Tinh Dầu Hoa Lài - Jasmine |
0,07 - 0,1% |
|
Tinh Dầu Hoa Oải Hương - Lavender |
1% - 1,5% |
|
Tinh Dầu Hoa Ngọc Lan Tây – Ylang ylang |
1%-2,25% |
|
Tinh Dầu Hoa Cúc trắng - Chamomile |
0,2 - 1,8% |
|
Tinh Dầu Hoa Cam - Neroli |
0,008 – 0,037% |
|
Chiết tinh dầu từ Nhựa cây |
Tinh dầu Nhựa Thơm - Myrrh |
9% - 17% |
Tinh Dầu Hương Trầm- Frankinsense |
5% - 7% |
Bảng Hàm lượng tinh dầu trong Thực Vật, tuy nhiên đây là thông tin tham khảo vì tỉ lệ tinh dầu phụ thuộc chủ yếu vào nguyên liệu, mà nguyên liệu sẽ bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết, thời gian thu hoạch, vùng trồng và thu hoạch, quy trình thực hiện, hệ thống sản xuất tinh dầu
Nguyên lý hoạt động của Nồi chưng cất tinh dầu KAG Việt Nam
1. Nguyên Lý hoạt động
- Giai đoạn 1 cần gia nhiệt 70-75°C và thổi dòng hơi tuần hoàn cho nguyên liệu chín đều. Mục đích là hấp chín nguyên liệu, phá vỡ các mô chứa tinh dầu. Quá trình này mất 1-1,5 giờ.
- Giai đoạn 2 cần gia nhiệt cho nồi chưng cất từ 80 - 85°C. Mở khóa cho dòng hơi chạy qua hệ thống làm lạnh. Cấp không khí cho nồi hấp với cường độ thấp. Thời gian đầu của quá trình này thu được nhiều chất thơm từ lá (tinh dầu có độ nóng thấp). Ổn định nhiệt độ trong khoảng 2-2,5 giờ.- Giai đo
ạn này thu hồi gần như đa số tinh dầu trong lá.
- Giai đoạn 3 cần gia nhiệt tối đa đến 90 - 95°C để thu hồi hết những tinh dầu còn lại. Cấp không khí với cường độ cao để kéo các hơi-tinh dầu còn sót trong nguyên liệu. Giai đoạn này khoảng 0,5 giờ. Giảm nhiệt độ bể nước làm mát bằng cách thải nước mặt và bơm thêm nước cho bể. Kiểm tra nước thoát ra không còn váng tinh dầu thì ngừng.
2. Lựa chọn phương pháp & thiết bị phù hợp
- Phương pháp ép tinh dầu, đây là phương pháp sản xuất tinh dầu đơn giản nhất, phù hợp với việc ép các loại nguyên liệu chứa nhiều tinh dầu như dầu lạc, dầu dừa, cám gạo…
- Phương pháp chiết suất tinh dầu bằng CO2 là phương pháp hiện đại nhất hiện nay, chiết suất được lượng tinh dầu chất lượng cao nhưng đòi hỏi hệ thống máy móc phức tạp, trình độ kĩ thuật cao và giá thành cũng rất lớn.
- Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước sản xuất được đa số các loại tinh dầu. Hơi nước tạo ra từ nồi chưng cất, thường có áp suất cao hơn không khí, được đưa thẳng vào bình chưng cất. Với phương pháp này, bạn có thể điều chỉnh áp suất, nhiệt độ để tận thu sản phẩm, nhưng phải giữ nhiệt độ ở mức giới hạn để tinh dầu không bị phân hủy. Không có một quy tắc chung nào cho mọi loại nguyên liệu vì mỗi chất nạp đòi hỏi một kinh nghiệm và yêu cầu khác nhau. Hiệu suất và chất lượng tinh dầu phụ thuộc vào đặc tính của tinh dầu và cách chọn phương phảp chưng cất. Thường thì các loại tinh dầu có tỉ trọng lớn hơn nước, khi dùng máy chưng cất tinh dầu lôi cuốn hơi nước trong điều kiện áp suất cao, cho hiệu suất ly trích cao trong thời gian chưng cất ngắn.
Thiết bị phù hợp nhất có thể thấy là Máy chưng cất tinh dầu sử dụng điện, bởi hệ thống tủ điện điều khiển giúp bạn dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ và thời gian phù hợp, tiết kiệm chi phí so với việc dùng gas hay đun củi.
3. Ưu điểm của Nồi chưng cất tinh dầu KAG Việt Nam
- Đơn giản hóa quy trình sản xuất tinh dầu, thiết bị nhỏ gọn, không tốn diện tích
- Dễ sử dụng, dễ lau chùi vệ sinh sau mỗi lần chưng cất.
- Thời gian chưng cất nhanh, có thể sản xuất nhiều loại tinh dầu.
- Có thể tuần hoàn tái sử dụng nước trong bồn ngưng tụ làm lạnh
- Không đòi hỏi vật liệu phụ như các phương pháp tẩm trích, hấp thụ.
0 nhận xét