11/06/2021
Nhắc tới lịch sử hình thành và phát triển rượu, không ai không nghĩ ngay tới Đỗ Khang – ông tổ nghề rượu người Trung Hoa, nhưng còn một nhân vật nữa được coi là Tổ sư nghề nấu rượu Việt Nam và được thờ tại chùa Dộc (Bắc Giang). KAG Việt Nam giới thiệu lịch sử hình thành nghề rượu.
Tổ nghề rượu Việt Nam là ai?
Bên cạnh tổ nghề Đỗ Khang hay Thiếu Khang được người Trung Quốc thờ cúng, coi là Tưu Thần, còn có bà Nghi Diệt hay Nghi Địch, được coi là tổ nghề nấu rượu, được dân làng Vân Hà thờ ở chùa Dộc và được thờ vào ngày 7 tháng Giêng hằng năm.
Theo Chiến Quốc sách, bà Nghi Địch là cung nhân của nhà Hạ, khéo nấu rượu thơm ngon, nghề nấu rượu được truyền cho người dân khắp vùng. Người dân làng Vân học được nghề rượu, nấu ra thứ rượu thơm ngon đến mức được vua Lê Hy Tông ban cho bốn chữ “Vân Hương Mỹ Tửu”.
Người nấu rượu gia truyền tại làng Vân còn có lời thề giữ bí quyết nghề nấu rượu, không được truyền nghề cho người ngoài mà chỉ được truyền lại cho trai gái lấy nhau trong làng. Vì thế cho đến ngày nay, bí quyết làm rượu làng Vân vẫn là ẩn số.
Lịch sử hình thành và quá trình cải tiến thiết bị chưng cất rượu
Lịch sử hình thành Nồi chưng cất rượu trên thế giới.
Các nhà sử học cho rằng Nồi nấu rượu được phát minh ra vào khoảng năm 200 - 300 sau Công nguyên bởi Maria the Jewess, hay Zósimo của Panoplies, một nhà giả kim thuật người Ai Cập và em gái của ông là Theosebeia. Một số quan điểm khác cho rằng các nhà giả kim thuật Ả Rập đã phát minh ra Nồi chưng cất rượu vào thế kỉ thứ 8 hoặc thế kỉ thứ 9.
Năm 1526, Paracelsus cải tiến nồi chưng cất rượu và hệ thống làm mát giúp cho nồi chưng cất không bị nứt vỡ khi nhiệt độ tăng, làm ổn định nhiệt độ của rượu. Tới năm 1771, nhà hóa học người Đức Christian Ehrenfried Weigel đã phát minh thiết bị ngưng tụ Liebig, tiền thân của thiết bị ngưng tụ ngày nay
Quá trình phát triển Nồi nấu rượu ở Việt Nam
Ở việt Nam, không có thông tin cụ thể về quá trình hình thành, phát triển của nghề rượu hay thiết bị chưng cất rượu nhưng trong thời kỳ Pháp thuộc, các hình ảnh lò nấu rượu được ghi nhận như trong hình dưới đây. Ngoài rượu được nấu thủ công, cũng có các nhà máy nấu rượu, điển hình là nhà máy rượu ở Lò Đúc, được xây dựng năm 1895 với tên gọi Nhà máy rượu Fontaine.
Sau đó các lò nấu rượu được cải tiến để nấu được nhiều rượu hơn, nhưng vẫn sử dụng loại nồi 1 lớp đun than củi. Các nồi nấu truyền thống là Nồi nấu rượu bằng đồng, dễ gia công hoặc cải tiến từ các nồi đồng thông thường nhưng rượu đầu ra chứa nhiều độc tố, nấu cũng khó khăn và vất vả.
Cho tới những năm gần đây, người dân mới thay đổi dần nhận thức và thói quen để sử dụng sang Nồi nấu rượu bằng điện. Ưu điểm của nồi nấu rượu bằng điện là năng suất cao, chất lượng tốt, vệ sinh, an toàn thực phẩm nhưng giá thành cho một nồi nấu rượu inox là tương đối cao.
Mặc dù vậy, ưu điểm của Nồi nấu rượu bằng điện vẫn xứng đáng để nhiều gia đình, cơ sở sản xuất rượu đầu tư và kết quả cho thấy sản lượng, chất lượng rượu đều tốt hơn, nhiều hơn so với các thiết bị truyền thống.
Nguồn: Tổng hợp
Công ty Công Nghệ KAG Việt Nam
Hotline 0904685252
Địa chỉ 115 ngõ 509 Vũ Tông Phan – Thanh Xuân – Hà Nội
Website www.maythucphamkag.com
0 nhận xét