14/07/2022
Để tránh những tác dụng phụ không mong muốn cần lưu ý 3 điều sau khi tự ngâm rượu thuốc, rượu dược liệu
1. Ngâm rượu dược liệu theo bài thuốc
Rượu ngâm thuốc chỉ có giá trị chữa bệnh khi nguồn dược liệu chuẩn, đúng bài, đúng vị. Rượu ngâm thuốc bao gồm 2 loại: Ngâm dược liệu và ngâm động vật. Các loại động vật hay được ngâm phổ biến là rắn, tắc kè, bìm bịp, hải mã, lộc nhung. Các loại thảo mộc thường được dùng như sâm linh chi, đinh lăng, cúc hoa, các loại sâm, hà thủ ô, chuối chát. Tùy kinh nghiệm hay sự tư vấn của các dược sĩ, các gia đình có thể ngâm theo cổ phương: bát vị, lục vị… với nhiều bài thuốc với các tác dụng khác nhau.
- Không ngâm rượu thuốc nguyên con: Vì với các loại động vật ăn thịt sống như rắn chuột, nhái, ếch, thì trong lông và bụng con vật này đều chứa nhiều ký sinh trùng. Vì vậy, ngâm nguyên con mà không làm sạch lông hay ruột thì rượu ngâm sẽ chứa rất nhiều kí sinh trùng/
- Độ rượu tốt nhất là từ 40-45 độ: Rượu ngâm thuốc thường phải có nồng độ hơn 40-45 độ để các dược liệu tiết ra hết chất. Một số loại động vật nếu ngâm với rượu dưới 38 độ sẽ khó tiết ra hết chất bổ.
- Rượu ngâm thuốc đảm bảo chất lượng và đã qua xử lý độc tố: Rượu ngâm thuốc cũng cần chọn lọc kỹ vì nó quyết định chất lượng bình rượu thuốc. Tuyệt đối không dùng rượu không rõ nguồn gốc để ngâm thuốc. Tốt nhất là nên sử dụng rượu đã qua xử lý độc tố bằng máy lọc rượu để đảm bảo hàm lượng độc tố tự nhiên trong rượu được loại bỏ hết, sau đó mới tiến hành cho nguyên liệu vào để ngâm thuốc. Bởi đơn giản hiện nay, không chỉ có những hũ rượu ngâm thuốc trong mỗi gia đình mà có rất nhiều hãng kinh doanh rượu thuốc, vì thế cần tạo nên 1 thương hiệu rượu khác biệt và tạo ấn tượng đến với khách hàng.
- Một số loại mật động vật như mật rắn, mật gấu, mật kỳ đà,… cần để trong bóng tối tránh ánh sáng trực tiếp vì sẽ giảm tác dụng và bay màu. Cần ngâm rượu nơi mát, trong hầm rượu để cân bằng tính âm dương, đảm bảo cho sức khỏe và bảo quản được lâu.
- Tránh tuyệt đối việc tiện đâu mua thuốc ở đó, không mua tại các điểm tham quan, du lịch rồi về tự ngâm uống.
- Khi ngâm rượu thuốc, cần phải kiểm soát chất lượng của rượu gạo, dùng rượu có nguồn gốc rõ ràng và có nồng độ cồn vừa phải, trên 38 độ, không nên dùng loại cồn công nghiệp, rượu độ cồn quá cao.Rượu phải đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng 7043:2013, tức là đã qua xử lý độc tố, hàm lượng methanol dưới 2.000mg/l.
- Dược liệu ngâm rượu đều phải rửa sạch phơi khô, cắt nhỏ hoặc vò nát vo viên trước khi ngâm. Những loại vỏ, cành, rễ thuốc, đều cắt thành miếng dày khoảng 3 ly, rễ cây cỏ thì cắt thành chiều dài 3 cm, nếu là hạt thì giã nát, có một số loại dược liệu phải qua xử lý bào chế.
- Chọn nguyên liệu ngâm rượu chất lượng tốt, có xuất xứ nguồn gốc, tốt nhất là hỏi ý kiến thầy thuốc Đông y tránh những chất có thể gây ra độc tố, hoặc là ngâm phải các loại kỵ nhau.
2. Thực hiện theo đúng quy trình ngâm rượu thuốc
Bước 1: Chuẩn bị dược liệu ngâm thuốc
Dược liệu ngâm rượu nhất thiết phải qua giai đoạn bào chế. Trước hết, cần loại bỏ tạp chất, rửa sạch, sấy khô. Sau đó có thể sao thơm, thái phiến, nghiền nhỏ hay đập vụn… tùy từng vị. Công đoạn này rất quan trọng, quyết định chất lượng của rượu thuốc, giúp cho các hoạt chất được chiết xuất dễ dàng.
Bước 2: Lựa chọn loại rượu hợp lý
Loại rượu thường dùng là rượu trắng khoảng 40-60 độ, được cất từ gạo, ngô, cao lương, khoai… Nếu có điều kiện thì chọn loại rượu danh tiếng như Mao Đài, Phượng Tường, Thiệu Hưng, Phần Dương (của Hồng Kông) hoặc Lúa Mới, Làng Vân, Nếp Mới (của Việt Nam). Rượu càng cao độ thì càng dễ chiết xuất hoạt chất từ dược liệu và càng dễ bảo quản. Tuy nhiên, một số loại rượu thuốc do yêu cầu điều chế đặc thù nên có thể dùng loại rượu nhẹ hơn để ngâm.
Bước 3: Tỷ lệ rượu và dược liệu
Lượng rượu nhiều hay ít tùy thuộc vào độ hút nước của dược liệu. Những dược liệu có độ hút nước lớn thì lượng rượu nên cao hơn một chút, tỷ lệ dược liệu/rượu khoảng 1/10. Ngược lại, với những dược liệu ít hút nước thì tỷ lệ này chỉ khoảng 1/5. Có như vậy mới bảo đảm chiết xuất được hết các hoạt chất trong dược liệu, rượu không dễ biến chất và đạt được độ ngon cần thiết.
Bước 4: Phương pháp ngâm rượu thuốc
- Ngâm lạnh: Là cách hay dùng nhất, áp dụng với đa số dược liệu. Cho dược liệu vào trong lọ, bình hoặc hũ, đổ một lượng rượu phù hợp rồi bịt kín lại, đặt ở nơi tối, mát. Ngâm từ 10 đến 15 ngày. Mùa đông có thể ngâm lâu hơn một chút.
- Ngâm nóng: Thường áp dụng cho các dược liệu có cấu tạo rắn chắc, khó chiết xuất và có khả năng chịu nhiệt. Trước hết, người ta cho dược liệu và rượu vào dụng cụ thích hợp, đậy kín, đun cách thủy cho đến khi sôi rồi đổ ngay sang bình ngâm. Đậy kín và tiếp tục ngâm trong 7-10 ngày như ngâm lạnh.
Dân gian còn thực hiện ngâm hạ thổ, nghĩa là chôn bình ngâm đã trát kín xuống đất hàng trăm ngày. Cách này thường áp dụng cho các rượu thuốc có dược liệu là động vật.
Ngoài các phương pháp trên còn có các phương pháp ủ, đun, phun, tôi… nhưng ít được sử dụng.
3. Cách dùng rượu để đảm bảo tận dụng tối đa lợi ích của rượu thuốc
Tùy theo bệnh tình và tính chất, nồng độ của rượu mà uống mỗi ngày 1-3 lần, mỗi lần 10-30 ml. Những người uống được ít hoặc không biết uống rượu thì trước đó nên dùng một chút nước giải khát các loại. Để tăng hiệu quả điều trị, một số loại thuốc cần được đun nóng trước khi uống.
Rượu thuốc có thể được dùng ngoài bằng cách xông, xoa bóp, bôi, đắp, rửa, ngâm… tùy theo bệnh tình, tính chất của rượu và vị trí tổn thương.
Bài viết khác:
- Cách ngâm rượu sim ngon như rượu sim Phú Quốc
- Bí quyết ngâm rượu táo mèo vừa đơn giản
0 nhận xét