26/06/2017
Giờ đây, rượu sắn ít được quan tâm hơn vì người ta cho rằng chất lượng của rượu sắn không bằng rượu gạo, rượu nếp hay rượu ngô. Nhưng thực tế không phải như vậy, nếu như nắm được bí quyết nấu rượu sắn độc đáo dưới đây của những người nấu rượu có tay nghề, bạn sẽ hoàn toàn bị chinh phục bởi những ly rượu sắn vừa chất lượng không kém gì rượu gạo nếp mà giá cả lại rất là phải chăng.
Bí quyết nấu rượu sắn độc đáo không phải ai cũng biết
- Chọn nguyên liệu để nấu rượu sắn
Cũng như rượu gạo được nấu từ gạo, rượu ngô được chưng cất và ủ men từ ngô thì nguyên liệu chính của rượu sắn là từ những củ sắn bà con ta trồng được trên nương rẫy. Nhiều người cho rằng rượu sắn không ngon bằng các loại rượu khác do sắn là nguyên liệu thường có nhiều chất độc hại, trồng số lượng lớn, chưng cất không đảm bảo. Tuy nhiên, Với một người nấu rượu giỏi, sản phẩm họ làm ra, người uống không thể phân biệt được đâu là rượu sắn đâu là rượu gạo thậm chí rượu nếp hay Vodka.
Sắn được chọn sẽ được cắt lát và phơi khô sau đó cho bảo quản lúc nấu cơm rượu sẽ mang ra dùng.
- Quá trình ủ cơm và lên men rượu sắn
Sắn khô được đem ngâm qua nước một đêm, sau đó được rửa sạch, đem đồ chín. Thường thì trước đây, khi nấu rượu với ít người ta thường nấu sắn vào các nồi gang hay nồi đồng bằng than củi. Còn bây giờ, nấu số lượng lớn họ ngâm sắn và sử dụng phương pháp làm chín bằng hơi nước nấu bằng tủ nấu cơm điện vừa nhanh gọn và an toàn. Sắn được cắt nát một chút, cho vào ngâm 1 đêm sau đó cho vào các khay tủ cơm và để vào hấp trong khoảng thời gian 60-70 phút khi đảm bảo sắn chín thì ngắt điện tủ.
Sắn đã đồ chín được tãi ra cho nguội rồi được “vào” men. Quá trình “vào” men gồm có kỹ thuật rắc men và đem ủ, ủ khoảng một ngày một đêm thì được đem cho vào chum. Sắn đã được lên men được gọi là cơm rượu. Cơm rượu được để trong chum khoảng hai ngày đêm thì được chế nước, và tiếp tục ngâm trong chum cho đến khi “được” thì đem chưng cất.
- Chưng cất rượu sắn:
Quá trình chưng cất rượu sắn cũng khá đơn giản góp phần tạo nên bí quyết nấu rượu sắn độc đáo. Để có nước rượu trong, thơm, êm, không bị gắt, không nhức đầu, không có mùi lạ… đòi hỏi người nấu phải rất có kinh nghiệm và công phu. Trong đó việc lựa chọn thiết bị chưng cất cũng rất quan trọng, bạn có thể sử dụng nồi nấu rượu bằng điện để nấu rượu tiện lợi và tăng thêm 10% rượu thu được so với nấu than củi và chất lượng rượu cũng đảm bảo hơn.
Thời gian này thường mất khoảng hai ngày đêm. Như vậy, để được một mẻ rượu chúng ta phải mất khoảng một tuần.
Rượu sắn có đặc điểm: trong, thơm, có vị hơi ngọt. Nếu ta để rượu càng lâu thì chất lượng rượu sẽ càng ngon. Thông thường người ta chia rượu sắn làm hai loại là rượu “suông” và rượu “bọt”. Rượu suông “nhẹ” hơn, nồng độ cồn khoảng 30-35%, còn rượu bọt “nặng” hơn, khoảng 40% trở lên. Ta có thể kiểm tra thủ công bằng cách quan sát bọt của rượu khi ta lắc mạnh. Chai rượu nào càng nhiều bọt thì nồng độ cồn càng cao. Thông thường người uống dùng loại rượu khoảng 35-40 độ.
Dù là rượu gạo, rượu ngô hay rượu sắn với phương pháp chưng cất thủ công thông thường đều chứa 1 hàm lượng andehit, metanol,... Vì vậy, chúng ta cần sử dụng thiết bị lọc khử độc tố trong rượu nhằm loại bỏ các thành phần độc hại này để rượu đảm bảo an toàn cho khách hàng cũng như là cơ sở để đăng ký sản xuất kinh doanh.
Xem thêm bài viết hữu ích khác:
- Bí quyết nấu rượu men lá của người Nùng
- Cách nấu rượu ngô của người Bản Phố
- Chia sẻ cách nấu rượu của một số loại rượu ngon trên đất Việt
- Cách nấu rượu quê Kim Sơn chuẩn theo phương thức gia truyền
0 nhận xét