29/01/2018
Bạn thường nghe đến "trà hoa cúc" mà không biết rằng "rượu hoa cúc" cũng đang được sử dụng nhiều với nhiều công dụng bổ ích như giảm đau đầu, cải thiện thị lực,...Dưới đây, KAG xin chia sẻ cách ngâm rượu hoa cúc đơn giản tại nhà, tự bạn cũng có thể ngâm được.
1. TÁC DỤNG CỦA RƯỢU NGÂM HOA CÚC
Vì hoa cúc có vị đắng, cay (khổ) (tân) vi hàn hơi lạnh vào các kinh tâm, can, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Dùng điều trị: Đinh nhọt, ung thũng, mắt đỏ sưng đau, nhức đầu hoa mắt, chóng mặt, cao huyết áp.
- Do vậy, rượu hoa cúc hay còn gọi là hoàng hoa tửu có tác dụng tốt với những người hoa mắt, chóng mặt, huyết áp cao.
- Ngoài ra, rượu ngâm hoa cúc còn có tác dụng giải cảm.
- Rượu ngâm hoa cúc giúp cải thiện sáng mắt cho những người thị lực bị giảm sút.
Những ly rượu ngâm hoa cúc có rất nhiều công dụng trong đời sống.
2. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH NGÂM RƯỢU HOA CÚC
Cách ngâm rượu hoa cúc khá đơn giản, bạn có thể tự mình ngâm tại nhà, nếu tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu và dụng cụ cần thiết cần ngâm rượu
Để ngâm rượu hoa cúc ngon nhất, bạn cần chuẩn bị các thứ sau: Hoa cúc, bình thủy tinh, nồi đất, bếp than hoa sạch, nong nia phơi cúc, vải và dây để buộc cúc nấu, cán gỗ đảo cúc, rượu nếp,....
- Hoa cúc: Hoa cúc có 2 mùa nên chọn thời điểm sáng sớm để cắt hoa cúc còn đọng sương trên cánh, còn tích tụ của khí trời đất...làm chuyên nghiệp, ta phải chọn thuê người trồng và chăm sóc cẩn thận.
- Rượu nếp thơm: chú ý không dùng rượu thường, nên chọn loại rượu có độ cao từ 45-50 độ, rượu được ngâm ủ sau 1 năm hoặc được lọc bằng máy lọc rượu để giảm bớt đi các hàm lượng độc tố andehit, metanol ban đầu.
Chọn hoa cúc với rượu với tỉ lệ: 300g hoa cúc tươi : 1 lit rượu
- Bình ngâm rượu thuỷ tinh hoặc bình gốm cao cấp bát tràng đã được ủ rượu
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
- Hoa cúc được tuyển chọn cẩn thận đúng thời điểm, phơi hanh khô trên giá tầm 10 ngày, đảo đều tay và không bị ruồi muỗi bám vào. Sau đó, chờ ngày thoáng mát, chuẩn bị bếp than không khói, than sạch bỏ hoa vào nồi đất sao hoa cúc, trong quá trình sao, dùng cán gỗ tay đảo đều để cho hương và dầu hoa cúc tách ra hết khỏi nhuỵ. Tuỳ theo khả năng và kích cỡ nồi to nhỏ, thời gian sao tầm 30 phút.
- Ngay sau đó, ta lấy rượu đổ xấp xấp hoa sao khô này, xấp miệng nồi sao cho khi sôi nước chỉ hơi sôi nhỏ cho đến khi mùi rượu và mùi hoa cúc hoà quyện vào nhau. Thời gian hoa ngậm rượu tầm hơn 1 tiếng ta chắt ra khăn lọc để tách nước ra khỏi bã rượu và buộc chặt để nguội.
Bước 3: Cho rượu vào ngâm
Cho rượu vào bình, rồi đổ nước cốt rượu hoa cúc này vào bình rượu. Cũng có thể cho thêm một số vị thuốc bắc như mạch môn, kỳ tử, địa hoàng, đương quy, quế chi, cam thảo đường tuỳ theo lượng rượu nhiều hay ít, tuỳ theo yêu cầu, sau đó, bịt chặt miệng bình để bảo quản nơi thoáng mát 1 năm là dùng được
.
3. HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG
Cũng như các loại rượu khác, rượu hoa cúc cũng nên được chú ý bảo quản trong điều kiện hợp lý:
- Tránh anh sáng trực tiếp chiếu vào.
- Nhiệt độ từ 20-25 độ C.
- Khô ráo, thoáng mát
Cách sử dụng hiệu quả: Mỗi ngày 2 lần, 1 lần 1 chén nhỏ, mỗi ngày không quá 100ml. Hiệu quả sẽ đạt được sau vài tháng sử dụng. Lưu ý, với những những người từng vi hư hàn (yếu lạnh) hoặc đang tiết tả (ỉa chảy) không nên dùng loại rượu này.
Chúc các bạn ngâm rượu hoa cúc hiệu quả!
Bài viết ngâm rượu hữu ích khác:
- Công thức ngâm rượu nếp với trứng gà ngon tuyệt
- Tác dụng của rượu sen và cách ngâm rượu sen tại nhà
- Học bí quyết làm rượu mận đơn giản tại nhà
0 nhận xét