17/10/2019
Doanh nghiệp là đối tượng chính chịu ảnh hưởng từ Luật Phòng chống tác hại rượu cũng đã có những động thái tích cực trong việc hưởng ứng các quy định từ luật, ông Nguyễn Tiến Vỵ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam cho biết: “Thời gian vừa qua, chúng tôi cũng ý thức được trách nhiệm của mình nên đã kết hợp với các bộ, ban, ngành tổ chức chương trình tuyên truyền về việc không uống rượu bia khi lái xe. Thực hiện kí kết với các siêu thị quy định về việc không bán rượu bia cho người dưới 18 tuổi...”.
Luật phòng chống tác hại rượu bia ưu tiên sức khỏe của người dân
Ngày 16/10 tại Hội nghị triển khai Luật Phòng, chống tác hại của bia, rượu, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh tác động rượu bia ảnh hưởng rất lớn đến nhiều vấn đề trong cuộc sống như an ninh xã hội, bạo lực gia đình, mất an toàn giao thông, xâm hại, tác động các bệnh không lây nhiễm chiếm 73% tỉ lệ tử vong các loại. Do đó, rượu bia là loại hàng hóa được hầu hết các quốc gia đưa vào kiểm soát chặt chẽ và không khuyến khích tiêu dùng. Tổ chức Y tế thế giới đã phê chuẩn Chiến lược toàn cầu nhằm giảm tác hại của việc sử dụng đồ uống có cồn vào năm 2010.
Ngày 12/2/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 244 phê duyệt Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020. Quốc hội và Bộ Y tế ưu tiên đặt vấn đề bảo vệ sức khỏe người dân lên trên lợi ích kinh tế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, phía doanh nghiệp vẫn muốn cân bằng cả lợi ích kinh tế.
Ý kiến của doanh nghiệp
Năm 2017, ngành công nghiệp rượu, bia, nước giải khát nộp ngân sách nhà nước là 50.000 tỷ đồng, tương đương 0,9 GDP. Trong khi phí tổn do rượu bia gây ra ở nước ta giả sử ở mức trung bình của thế giới là 2% GDP. Tổn thất do tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia ước tính chiếm khoản 1% GDP (WHO). Bên cạnh đó là các chi phí trực tiếp của bệnh ung thư do rượu bia hay chi phí nuôi dưỡng và chăm sóc bệnh nhân mắc rối loạn tâm thần do rượu rất cao. Ngoài ra, việc kiểm soát rượu thủ công không hiệu quả cũng làm ngân sách thất thu thuế khoảng 2.000 tỉ đồng/năm.
Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh rượu bia - đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ luật này cũng đã có những động thái tích cực trong việc hưởng ứng các quy định từ luật. Chia sẻ tại hội nghị, ông Nguyễn Tiến Vỵ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam cho biết: “Thời gian vừa qua, chúng tôi cũng ý thức được trách nhiệm của mình nên đã kết hợp với các bộ, ban, ngành tổ chức chương trình tuyên truyền về việc không uống rượu bia khi lái xe. Thực hiện kí kết với các siêu thị quy định về việc không bán rượu bia cho người dưới 18 tuổi...”.
Tăng cường quản lý rượu thủ công, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Việt, cần tăng cường quản lý rượu nấu thủ công, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, bởi đây là nguyên nhân chính gây ra những vụ ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe người dân.
Hiện nay trên thị trường ước tính vẫn còn khoảng hơn 230 - 280 triệu lít rượu thủ công chưa quản lý được (chưa cấp phép, chưa có đăng ký với chính quyền và có tới 74,3% người uống rượu sử dụng loại rượu này). Các vụ ngộ độc dẫn đến tử vong hoặc ảnh hưởng đến khả năng lao động đều có nguyên nhân là do sử dụng các sản phẩm rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, rượu có chứa cồn công nghiệp Methanol, Aldehyde vượt quá ngưỡng cho phép.
Tuy việc đề ra luật để giảm tác hại của rượu bia đối với sức khỏe của người sử dụng, giảm tác hại của rượu bia đối với an ninh trật tự xã hội nhưng vẫn tạo điều kiện cho ngành phát triển ổn định bền vững, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, phục vụ xuất khẩu, đẩy lùi hàng lậu, hàng nhái, hàng giả, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động và đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Bà Trần Thị Trang - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho hay rượu bia gây ra không chỉ tai nạn giao thông mà còn là nguyên nhân gây ra gần 200 loại bệnh, trong đó có nhiều loại ung thư, đồng thời là hệ lụy của rất nhiều tệ nạn xã hội và cũng là nguyên nhân gây suy thoái nền kinh tế do chi phí khắc phục hậu quả vô cùng lớn. Để mang tính bền vững thì cần giải quyết được căn nguyên vấn đề bằng một chính sách bền vững, phải cho mọi người nhận thức được rượu bia không phải là hàng hoá bình thường, mà có cơ chế quản lý chặt chẽ bằng các quy định pháp luật như hàng trăm quốc gia khác đã và đang làm từ vài chục thập kỷ trước. Một hành động đẹp có thể cứu sống một con người nhưng một chính sách tốt có thể cứu sống hàng vạn người và làm cho hàng triệu người khác hạnh phúc”, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế nhấn mạnh.
Liên hệ Công ty Công Nghệ KAG Việt Nam
Hotline 090 468 5252
Địa chỉ số 115 ngõ 509 Vũ Tông Phan, Thanh Xuân, Hà Nội
Website www.maythucphamkag.com
0 nhận xét