19/12/2019
Quy trình chưng cất tinh dầu hồi với cách thức tận thu tối đa dầu từ nguồn nguyên liệu theo nghiên cứu mới nhất của đội ngũ kỹ thuật viên của KAG Việt Nam. Vì đặc trưng của hồi khác với đa số các loại nguyên liệu khác nên quy trình chưng cất tinh dầu cũng khác, bên cạnh đó, các kỹ thật viên của KAG Việt Nam nghiên cứu được hàm lượng tinh dầu trong quả hồi tươi và quả hồi khô cũng khác nhau, giúp cho việc tận thu được nhiều tinh dầu hơn. Dưới đây là Quy trình chưng cất Tinh dầu Hồi đạt hiệu quả cao nhất theo nghiên cứu của KAG Việt Nam, thiết bị sử dụng là Nồi chưng cất tinh dầu 3 lớp inox 304.
Xử lý nguyên liệu
Sau khi lấy về, quả Hồi được xử lý sơ qua nhằm loại bỏ các tạp chất như lá, cành vụn, vỏ cây, đất cát … Trong quả Hồi tươi, bộ phận cánh có hàm lượng tinh dầu cao nhất, từ 14 – 20%, tiếp đố là phần cuống, từ 5 – 6%. Bởi vậy, nếu sử dụng làm nguyên liệu sản xuất tinh dầu thì không nên loại bỏ cuống của quả Hồi.
Hoa hồi tươi là nguyên liệu tốt nhất để làm tinh đầu hồi
Đa số các quy trình hướng dẫn làm tinh dầu hồi đều nói nên phơi khô hoặc sấy khô quả Hồi, tuy nhiên quá trình sấy đã làm tổn thất một lượng tinh dầu không nhỏ (8 - 9 % lượng tinh dầu của quả Hồi), nếu với mục đích sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất tinh dầu thì không nên tiến hành sấy khô nguyên liệu.
Lưu ý, các dạng nguyên liệu từ quả hồi khô nên được ngâm trước khi chưng cất 12 - 14 giờ.
Cán dập
Sau khi xử lý, nguyên liệu quả Hồi dùng để chưng cất nên được cán dập. Công việc cán dập quả Hồi sẽ được thực hiện trên máy nghiền nguyên liệu. Hồi nghiền nhỏ được cho là nguyên liệu phù hợp nhất để chưng cất tinh dầu. Khi cán dập sẽ rút ngắn được thời gian chưng cất và tăng khối lượng riêng đổ đống của nguyên liệu, thời gian chưng cất nên chứng cất từ 360 (với quả khô) đến 480 (đối với quả tươi) để cất kiệt, cất triển để tinh dầu có trong quả hồi.
Máy nghiền nguyên liệu Hồi, máy nghiền nhỏ
Chưng cất
Đưa nguyên liệu đã phơi khô vào nồi cất sẽ có các khay chứa nguyên liệu. Lưu ý, trước khi cho nguyên liệu vào nồi cần để ý có lẫn cỏ dại hay loại lá khác không, cần loại bỏ ngay để tránh ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu. Tỉ lệ nguyên liệu chưng cất 180-200kg nguyên liệu/ dung tích nồi 1000 lit. Thời gian chưng cất 2,5-3h/mẻ.
Thời gian chưng cất: 480 phút đối với quả tươi nghiền nhỏ và quả khô cán dập, và 360 phút đối quả khô nghiền mịn. Còn khi chưng cất bằng hơi nước bảo hòa ở 140 độ C, thời gian cất kiệt được rút ngắn từ 10 – 25 % so với thời gian cất kiệt ở áp suất thường (100 độ C). Sau thời gian chưng cất, lượng tinh dầu thành phẩm sẽ bay hơi cùng với nước qua ống dẫn hơi và đến bồn làm lạnh ngưng tụ, cần khống chế nhiệt độ nước làm lạnh trong khoảng 35 – 40 độ C.
Bã tinh dầu hồi sẽ được phơi khô để làm nhiên liệu đốt hoặc làm phân bón, xem thêm Mô hình trồng sả lấy tinh dầu kết hợp làm giá thể nấm rơm tại Tiền Giang
Xử lý sản phẩm tinh dầu
Tinh dầu Hồi thu được trong quá trình chưng cất vẫn còn lẫn nước cất. Mặc dù với hàm lượng không đáng kể, nhưng nước sẽ làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng của tinh dầu Hồi.
Bởi vậy sau khi chưng cất xong, tinh dầu Hồi phải được khử bỏ nước bằng cách để lắng yên một ngày đêm trong phễu chiết, tách bỏ lớp nước phía dưới. Để dễ dàng hơn cho quá trình phân lớp, có thể cho thêm một ít muối ăn để làm tăng tỷ trọng của nước còn lẫn trong tinh dầu. Tách bỏ lớp nước phía dưới. Lớp tinh dầu còn lại phía trên phểu chiết vẫn còn chứa lẫn một lượng nước rất ít và sẽ được khử bỏ nốt bằng cách xử lý với sulphat natri khan trong bình khử.
Sấy và lọc tinh dầu Hồi đóng chai
Tinh dầu thu được sẽ đem sấy khô và bảo quản trong bình kín. Tinh dầu hoa Hồi được khử hết nước, có màu sáng, được đóng chai bảo quản bằng dây chuyền chiết rót, đóng nắp của KAG Việt Nam.
Công ty CP Công nghệ KAG Việt Nam Địa chỉ 115 ngõ 509 Vũ Tông Phan, Thanh Xuân, Hà Nội Email kagtechvn@gmail.com Website maythucphamkag.com
0 nhận xét