21/06/2023
Từ việc yêu thích mùi hương của thiên nhiên, nữ giảng viên Nguyễn Thị My Sa đã biến cây cỏ thành tinh dầu. Sau khi tìm hiểu chị thấy phần lớn cơ sở sản xuất tinh dầu của Việt Nam quy mô còn nhỏ và sản xuất tinh dầu theo phương pháp thủ công, thô sơ. Để tinh dầu sản xuất ra đạt được tiêu chuẩn organic, phải xây dựng được vùng nguyên liệu, đầu tư thiết bị công nghiệp hiện đại giúp quá trình chiết xuất tinh dầu được đảm bảo một cách tốt nhất.
Nữ giảng viên Nguyễn Thị My Sa xuất phát từ yêu thích mùi hương của cây, cỏ đã quyết tâm chế biến thành công tinh dầu
Chị Nguyễn Thị My Sa (sinh năm 1989, thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Păh, Gia Lai) sinh ra và lớn lên trên mảnh đất của huyện Triệu Phong (Quảng Trị). Tốt nghiệp trường Đại học Sư Phạm Huế, chị Sa làm giảng viên Trung tâm Chính trị huyện Chư Păh (Gia Lai). Khi mới vào lập nghiệp ở Gia Lai, chị Sa dành thời gian cuối tuần để đi du lịch với bạn bè. Trong chuyến đi đó, chị đã nhìn thấy rất nhiều loại cỏ, cây có mùi hương đặc biệt nên đã mang về để nghiên cứu.
Mỗi lần hết giờ làm việc trên cơ quan, chị Sa lại dành thời gian buổi tối để nghiên cứu công dụng của các thành phần của các loài cây dược liệu. Chị mong có thể biến những cây cỏ từ thiên nhiên thành tinh dầu hữu ích cho đời sống người dân.
Để học hỏi kinh nghiệm, chị đã tham gia nhóm Hiệp hội tinh dầu Việt Nam, cần mẫn học hỏi kiến thức của chuyên gia và những người thành công trong lĩnh vực chế biến tinh dầu. Đồng thời, chị cũng mày mò và tìm kiếm những công thức chiết xuất tinh dầu trên sách, báo, mạng xã hội.
Tinh dầu được chị Sa chưng cất từ cây, lá thiên nhiên
Chị Sa đã mạnh dạn thử nghiệm làm tinh dầu sả, chanh, hương nhu. Theo chị Sa, những lá này dễ tìm mua, giá lại rẻ, thậm chí khi thu hoạch lấy củ xong người ta còn cho không lá. Cây hương nhu có rất nhiều ở ngoài đồng, ruộng hay ven đường rất nhiều nên kiếm nguồn nguyên liệu để làm tinh dầu không khó.
Ban đầu, chị Sa chưng cất bằng nồi thủ công. Vì máy móc dùng còn thô sơ nên trong quá trình tách, chiết để làm tinh dầu chị gặp rất nhiều khó khăn. Mỗi lần, chị Sa chỉ tạo ra được rất ít tinh dầu sử dụng hoặc cho ra mùi hương không như mong muốn nên phải bỏ đi.
Chị Sa đã thử nghiệm hơn 10 loại tinh dầu như: sả chanh, hương nhu, long não, vỏ cam quýt, tinh dầu quế, tinh dầu bạc hà…
Để khắc phục khó khăn, chị Sa đã đi nhiều nơi để tìm hiểu, học hỏi những chuyên gia trong ngành. Chị Sa chia sẻ: "Khi đó, tôi đã tìm đến các chuyên gia và được họ giúp đỡ. Tôi đã áp dụng theo giải pháp được dạy để chưng cất thành công. Việc chưng cất phải kiểm soát nhiệt độ thường xuyên trong và ngoài nồi".
Chị Sa được Sở Công thương tỉnh Gia Lai hỗ trợ một phần kinh phí mua sắm thiết bị để phục vụ cho công việc chế biến tinh dầu. Có được máy móc hiện đại, việc sản xuất sản phẩm tinh dầu được thuận lợi và hiệu quả hơn. Việc đầu tư hệ thống chưng cất tinh dầu đã giúp chị kiểm soát được thời gian và nhiệt độ tốt, điều đó giúp cho sản phẩm tinh dầu của chị được nguyên chất và chất lượng nhất.
Chị còn trồng 4.000 m2 cây hoa atisô để làm các sản phẩm trà, sinh tố, mứt... Hoa atisô được chị Sa trồng gần 2 năm nay đã thu được hơn 6 tấn. Hiện, chị đang trồng xen thêm các cây cam, chanh, quýt, dâu tằm để làm nguyên liệu chế biến tinh dầu. Với chị Sa, trồng hoa atisô rất dễ, không cần dùng phân bón, thuốc trừ sâu,…chỉ cần gieo hạt và 4 tháng sau sẽ có hoa atisô sử dụng. Chị chế biến hoa atisô hoàn toàn bằng thủ công, tự chế biến tại nhà. Nên sản phẩm của chị luôn chất lượng, được nhiều người tin tưởng lựa chọn.
Mỗi tháng, chị Sa sản xuất với số lượng hàng trăm lọ tinh dầu, xà phòng thảo dược, còn sản phẩm từ hoa atisô tùy vào mùa thu hoạch. Trải qua nhiều lần chế biến không như ý muốn, chị Sa đã chưng cất thành công sả chanh, hương nhu với lượng tinh dầu vừa đủ dùng. Thời điểm đó, chị đã dành tặng người thân, bạn bè và số lượng còn lại chị đóng lọ đăng lên mạng xã hội để bán.
"Mình nghiên cứu cho ra các sản phẩm tinh dầu từ cỏ, cây vì muốn các gia đình tránh lạm dùng thuốc tây để điều trị các bệnh thông thường như: cảm, hạ sốt, nhức đầu, ho hen suyễn đến các bệnh lý mãn tính về dạ dày, gút...", chị Sa cho biết.
Phương pháp chiết xuất tinh dầu tự động
Phần lớn doanh nghiệp xuất khẩu tinh dầu của Việt Nam quy mô còn nhỏ và sản xuất tinh dầu theo phương pháp thủ công, thô sơ, muốn đạt tiêu chuẩn organic, phải xây dựng được vùng nguyên liệu, đầu tư thiết bị công nghiệp hiện đại giúp quá trình chiết xuất tinh dầu được đảm bảo một cách tốt nhất. Trong khi đó, Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước là phương pháp có từ lâu đời, nhiều tài liệu cho rằng, chưng cất tinh dầu đã xuất hiện từ nhiều nghìn năm trước công nguyên. Trên thực tế, trị liệu bằng tinh dầu vốn là một trong những phương pháp trị liệu của y học Vệ đà Ấn độ và các kỹ thuật chữa bệnh cổ xưa của Ai Cập. Trải qua lịch sử nhiều nghìn năm, cho đến nay, chưng cất lôi cuốn hơi nước vẫn là phương pháp chiết xuất tinh dầu hiệu quả và được áp dụng nhiều nhất.
Phương pháp lôi cuốn hơi nước dựa trên sự thẩm thấu, hòa tan, khuếch tán và lôi cuốn theo hơi nước của những hợp chất hữu cơ trong tinh dầu khi tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao. Sự khuếch tán sẽ dễ dàng khi tế bào chứa tinh dầu trương phồng do nguyên liệu tiếp xúc với hơi nước bão hòa trong một thời gian nhất định.
Phương pháp này thường được sử dụng với các nguyên liệu có hàm lượng tinh dầu thấp hoặc các nguyên liệu có cấp phần đễ bị thủy phân như hoa hồng, sả, bạc hà... Bên cạnh đó do phương pháp này cần đến nồi chiết xuất tinh dầu được thiết kế đặc biệt nên những loại nguyên liệu thân gỗ, vỏ cây hoặc hạt… như quế, hồi.
Trường hợp mô thực vật có chứa sáp, nhựa, acid béo… thì khi chưng cất phải được thực hiện trong một thời gian dài vì những hợp chất này làm giảm áp suất hơi chung của hệ thống và làm cho sự khuếch tán trở nên khó khăn.
KAG Việt Nam là một công ty đã hoạt động trong lĩnh vực cung cấp công nghệ máy móc thiết bị cho ngành sản xuất và chế xuất tinh dầu. Với 15 năm kinh nghiệm chúng tôi đã sản xuất các thiết bị chưng cất tinh dầu. Với công nghệ tiên tiến, công suất đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu cho các doanh nghiệp cá nhân lớn nhỏ trong nước và quốc tế.
Nồi chưng cất tinh dầu
Sử dụng nồi chưng cất sẽ chiết xuất được hàm lượng tinh dầu nhiều hơn so với việc chưng cất tinh dầu bằng phương pháp thủ công truyền thống. Cho thấy việc dùng nồi sẽ ngưng tụ và chắt lọc được rất nhiều tinh dầu. Còn khi làm bằng thủ công dễ bay hơi và mất đi một lượng tinh dầu đáng kể. Do đó, dùng nồi chưng cất nấu thu được đến 90% lượng tinh dầu có trong nguyên liệu.Thời gian chưng cất mỗi mẻ cũng được rút ngắn thời gian còn 2-4h so với phương pháp thủ công. Được thiết kế từ inox 304 không gỉ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao năng suất làm việc cũng như chất lượng sản phẩm tinh dầu luôn được đánh giá cao hơn.
Mặc dù trên thị trường đã có rất nhiều đơn vị thiết kế, chế tạo ra hệ thống chưng cất tinh dầu bằng điện tự động. Nhưng để có thể chọn được nồi chưng cất tinh dầu chất lượng mọi người cần tìm hiểu thêm để lựa chọn cho mình nồi chưng cất phù hợp với quy mô và tài chính của mình cũng như đảm bảo chất lượng.
KAG Việt Nam thiết kế nồi chưng cất tinh dầu với mục đích kết hợp giữa phương pháp chiết xuất truyền thống và hiện đại trong Máy chưng cất tinh dầu, được hoàn thiện theo nhiều công suất từ mini tới công nghiệp để phục vụ nhu cầu của người dân. Theo đó, thiết bị sử dụng công nghệ chưng cất lôi cuốn hơi nước kèm hệ thống cảm biến nhiệt lượng và rơ le tự ngắt, giúp giảm lượng điện tiêu thụ đồng thời gia tăng năng suất tận thu tối đa tinh dầu trong quá trình sản xuất.
Mọi thắc mắc về nồi chưng cất tinh dầu cũng như quy trình chiết xuất tốt nhất xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.
CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ KAG VIỆT NAM
Hotline/zalo: 0904685252
Website: www.maythucphakag.com – www.xuyena.vn
Email: Kagtechvn@gmail.com
Địa chỉ: Số 115/509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Bài viết liên quan
Nguyên lý hoạt động của nồi chưng cất tinh dầu KAG
Tình hình sản xuất tinh dầu ở nước ta hiện nay
0 nhận xét