15/01/2018
Tận dụng các nguồn nguyên liệu thảo dược cây rừng sẵn có, các bà con vùng cao đã mang về ngâm những hũ rượu ngon tuyệt và cực kỳ bổ dưỡng. Dưới đây, là top 5 loại cây rừng thường được mọi người sử dụng nhất để ngâm rượu, vừa ngon vừa có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
1. Rượu ngâm ba kích
- Ba kích (ba kích thiên, ba cức, diệp liễu thảo, đan điền lâm vũ…) là loài cây thảo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn. Thân non màu tím, có lông, phía sau nhẵn. Bộ phận chủ yếu được sử dụng làm thuốc là rễ. Rễ dùng làm thuốc thường khô, được cắt thành từng đoạn ngắn, có nhiều chỗ đứt để lộ ra lõi nhỏ bên trong. Ba kích mọc hoang, phân bố nhiều ở vùng đồi núi thấp của miền núi và trung du các tỉnh phía Bắc nước ta.
- Rượu ngâm ba kích được xem là 1 trong 5 loại rượu ngâm với nguyên liệu lấy từ thiên nhiên của bà con vùng núi với nhiều tác dụng bổ dưỡng như “bổ thận tráng dương”, có mặt trong các bài thuốc hỗ trợ chức năng sinh lý.
- Việc lựa chọn ba kích để ngâm rượu cần phải chú ý nhiều cách chọn ba kích ngâm, cách chế biến nguyên liệu ngâm, quy trình ngâm,...làm sao để ngâm rượu một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Xem thêm: Bí quyết ngâm rượu ba kích an toàn
2. Rượu ngâm nấm ngọc cẩu
- Nấm ngọc cẩu còn có tên gọi khác là: Củ gió đất, cu pín, củ ngọc núi, hoa đất, xà cô, ký sinh hoàn, bất lão dược, địa mao cầu. Nấm ngọc cẩu thường mọc trên các vùng núi cao khoảng 1.500m so với mực nước biển, chỉ những khu vực có khí hậu lạnh mới tìm thấy loại cây thuốc này. Ở nước ta nấm ngọc cẩu mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phí bắc như: Hòa Bình, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên. Nhiều nhất là ở Hòa Bình, là một tỉnh miền núi, có khí hậu lạnh, ở các huyện vùng cao Tân Lạc, Mai Châu là nơi có nhiều cây nấm ngọc cẩu nhất. Nấm ngọc cẩu thường mọc và sống ký sinh trên rễ của những cây gỗ lớn mọc trong rừng sâu ẩm thấp.
Hàng năm vào tháng 8 đến tháng 12 người dân mới phát hiện nấm ngọc cẩu trong rừng, vào những thời điểm khác trong năm không thấy sự hiện diện của cây thuốc quý này. Bởi vậy mà nấm ngọc cẩu rất quý hiếm.
- Nấm ngọc cẩu cũng là một cái tên trong 5 loại rượu thường được sử dụng ở vùng cao. Rượu ngâm nấm ngọc cẩu là dòng rượu quý với nhiều tính năng như Chị em bị nám da dùng nấm ngọc cẩu điều trị sẽ rất hiệu quả hay nâng cao năng lực tình dục, phòng the cho các cặp vợ chồng.
Rượu ngâm nấm ngọc cẩu nằm trong top 5 rượu ngon ngâm ngon nhất của bà con vùng cao.
3. Rượu ngâm sâu chít
- Sâu chít là một trong những "đặc sản" thiên nhiên của một số vùng núi phía Bắc như: Lạng Sơn, Điện Biên, Sơn La. Người dân thu hoạch sâu chít vào tháng 11-12 hằng năm, thường là đem ngâm rượu uống. Công dụng điển hình của sâu chít được dân gian truyền miệng là "phục tráng sức khỏe".
Sâu chít là một loại côn trùng sống trong thân cây chít. Theo kinh nghiệm, để biết cây có sâu, người thu hái sẽ lựa những cây có dấu hiệu bệnh, không thể ra hoa. Đó chính là những cây đã bị ấu trùng ký sinh. Vào mùa thu hoạch, sâu chít được bán khá phổ biến tại chợ vùng cao. Những ngọn chít có chiều dài khoảng 35 - 40 cm được bó gọn ghẽ. Sâu được người bán hàng lấy ra bằng cách tách đôi ngọn chít. Những con sâu tươi rói có màu trắng sữa, căng mỏng được thả trong chậu rượu nhạt. Thứ rượu ấy giữ cho sâu không bị biến chất.
- Rượu ngâm sâu chít cũng được xem là 1 trong 5 top rượu ngâm ngon nhất không chỉ là bà con khu vực vùng núi mà cón là loại rượu ngon, rượu quý của nhiều người đang hướng tới. Cũng như rượu ba kích và rượu nấm ngọc cẩu, rượu sâu chít có nhiều tác dụng trong cải thiện và hỗ trợ sinh lý. Ngoài ra còn có tác dụng nâng cao sức khỏe cho người già.
Xem thêm: Hướng dẫn ngâm rượu sâu chít chuẩn nhất
4. Rượu ngâm sâm cau
- Sâm cau ( hay còn gọi là tiên mao), một thảo dược quý mọc rất nhiều ở khắp các tỉnh miền núi nước ta, qua khảo sát chúng tôi thấy các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung đều có vị thuốc này. Song đáng tiếc là người dân vẫn còn chưa biết khai thác sử dụng, hiện nay nguồn dược liệu sâm cau trong tự nhiên vẫn còn khá dồi dào chính vì vậy mà chất lượng sâm rất tốt.
- Sâm cau là loại thảo dược rừng quý hiếm mà bà con vùng cao thường tìm về để ngâm rượu. Rượu ngâm sâm cau ngoài tác dụng bổ thận tráng dương, còn có tác dụng trong điều trị các loại bệnh như hen suyễn, tiêu chảy, chữa tê thấp, đau nhức toàn thân, điều hòa huyết áp cao.
Xem thêm: Cách ngâm rượu sâm cau chuẩn nhất
5. Rượu ngâm chuối hột rừng
- Rượu ngâm chuối hột rừng là cái tên thứ 5 được nhắc đến trong top 5 loại rượu ngâm ngon nhất của bà con vùng cao. Với nhiều công dụng chữa các bệnh như hỗ trợ tiêu hóa, bổ thận, chữa đau lưng, mệt mỏi, trị kém ăn, kém ngủ, cảm sốt, hắc lào,...
- Chuối hột rừng chọn để ngâm rượu ngon có tác dụng chữa bệnh là chuối có nhiều hạt, hạt có vỏ đen bên trong có bột trắng.
- Chuối hột khô đem cắt lát vừa có thể ngâm rượu vừa dùng để sắc uống và có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
Xem thêm: Cách ngâm rượu chuối hột rừng an toàn sức khỏe
Nguyên liệu chọn lựa ngâm rượu tốt nhất là từ cây rừng lâu năm, mọc tự nhiên, không qua xử lý dùng thuốc kích thích tăng trưởng, loại rượu ngâm nên chọn là rượu có độ từ 40-45 độ, rượu phải đảm bảo nguồn gốc, thông thường là loại rượu được loại bỏ hết hàm lượng độc tố andehit, methanol,... nhờ máy lọc rượu.
Ngoài top 5 loại rượu ngâm ngon nhất mà KAG chia sẻ ở trên thì ở vùng cao bà con còn ngâm rất nhiều loại thảo dược khác như táo mèo, tam thất, đinh lăng,...hay các con vật, côn trùng khác như kiến, rắn, tắc kè,...
Hi vọng bạn sẽ có những hũ rượu ngâm ngon nhất và bổ dưỡng nhất từ các loại nguyên liệu thiên nhiên vùng cao!
0 nhận xét