07/07/2020
Tửu Dược, Thuốc Rượu
Ngoài các loại Thuốc Thang, Thuốc Viên, Thuốc Bột, Thuốc Cao, Đông Y dược liệu còn có một dạng thuốc nữa gọi là Tửu Dược hay Thuốc Rượu. Thuốc rượu là dạng thuốc thể lỏng, chế bằng cách dùng rượu để rút hoạt chất của thuốc, như đem các vị thuốc ngâm vào rượu hoặc dùng rượu nhưng cách thủy, sau đó bỏ bã lấy rượu uống hay để xoa bóp bên ngoài.
Phân Loại Thuốc Rượu
Tính rượu ôn thông, giúp thuốc đi nhanh, đi khắp cơ thể, có công hiệu khu phong, hoạt huyết, uống trong thường dùng để chữa bịnh tê thấp hoặc bồi bổ cơ thể hoặc xoa ngoài cho máu huyết lưu thông. Thuốc rượu có hai loại là rượu thuốc độc vị và rượu thuốc hỗn hợp.
- Rượu thuốc độc vị: Chỉ có một dược chất như Rượu Ngũ Bì, Rượu Rết…
- Rượu hỗn hợp nhiều vị: Như Tam xà, Cửu xà, Hoàng Đế Tửu…
Cũng có loại rượu thuốc dùng để uống hoặc để xoa bóp bên ngoài trị đau nhức hoặc do chấn thương.
Thành phần của rượu thuốc chủ yếu là Thảo mộc: lá cây, vỏ rễ, củ (Đương quy, Đảng sâm, Nhân sâm) hoặc Động vật (Rắn, Tắc kè, Hải mã) hay Hóa chất (tinh dầu Bạc hà, tinh dầu Bưởi) và Chất dung môi (thường dùng nhất là rượu 30° – 90°)
Phương pháp bào chế
Bước 1: Dược liệu trước khi cho vào ngâm trong rượu cần được sơ chế, làm sạch, loại bỏ tạp chất bằng Máy rửa Dược liệu, sau đó cắt, thái nhỏ cho phù hợp với dung tích và hình dáng của bình chứa.
Bước 2: Cho dược liệu đã chế biến vào bình, thêm rượu vào. Thường tỉ lệ giữa dược liệu và rượu là 1 : 5 tức là dược liệu 1 phần, rượu 5 phần.
Nếu dược liệu có độc như Phụ tử… thì tỉ lệ là Dược liệu một phần, Rượu 10 phần.
Bước 3: Đậy kín, để nơi mát, ngâm ít nhất từ 10 ngày đến 100 ngày. Trong thời gian ngâm, thỉnh thoảng khuấy, lắc cho đều thuốc và luôn phải đậy kín bình đựng để khỏi bị bay hơi.
Rượu thuốc để lâu thường có cặn. Nên dùng Máy Lọc Rượu Thuốc để loại bỏ hoàn toàn cặn bã rượu, cặn lơ lửng, giúp rượu trong hơn, đặc biệt thích hợp với loại rượu thuốc dùng để uống.
Cách ngâm Rượu Chuối hột rừng tốt cho sức khỏe
Như đã biết chuối hột rừng là loại quả thiên nhiên có tác dụng cực tốt cho sức khỏe, đặc biệt ngâm rượu chuối hột rừng còn trị được rất nhiều bệnh khó chữa hiện nay như bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, Chữa đau lưng, nhức mỏi xương khớp, ngoài ra Rượu chuối hột rừng giúp bổ thận, lợi tiểu…
Chọn nguyên liệu ngâm rượu
Chọn quả càng nhỏ càng tốt, bẻ đôi quả chuối hột ra nhìn chi chít hột, quả chín không cần quá chín, nếu quả chín tới có thể sơ chế luôn thì rất tốt.
Rượu để ngâm chuối hột để đạt được độ ngon tốt nhất phải có nồng độ từ 45 – 47 độ, chọn loại rượu nếp là ngon nhất. Là rượu hạ thổ lâu năm thì càng tốt, loại này cần lấy rượu 50 độ trở lên, hoặc cho rượu chạy qua Máy Lão Hóa Rượu để đạt được độ tuổi nhất định.
Điều đặc lưu ý, rượu cần có nguồn gốc rõ ràng, là loại rượu đã loại bỏ được hàm lượng andehit, metanol, rượu bậc cao,... bằng thiết bị máy lọc rượu.
Quy trình ngâm rượu chuối hột rừng
Bước 1: Chọn chuối mới chín tới, sau đó cắt từng quả ra rửa sạch để ráo nước. Thái lát mỏng quả chuối cỡ 1cm. Sắp các lát chuối đã thái ra phơi, phía trên nên để 1 cái màng mỏng nhằm tránh bụi bặm, ruồi nhặng bám vào khi phơi làm mất vệ sinh. Thời gian phơi từ 5-7 nắng.
Bước 2: Dùng nước vôi để khử chất tanin có trong vỏ quả chuối, tránh việc gây ra táo bón nặng hoặc ngộ độc (nếu là chuối hột khô nguyên quả thì không cần rửa qua nước vôi). Rửa lại cho nước vôi ráo nước và khô.
Bước 3: Xếp chuối hột vào chum lọ hoặc bình thủy tinh theo từng lớp theo tỷ lệ ¼, tức 1 phần chuối hột và 4 phần rượu. Đổ rượu vào và bịt kín hũ rượu, để vào nơi có nhiệt độ ổn định từ 20-25 độ.
Bước 4: Sau khoảng 100 ngày có thể sử dụng Rượu Chuối Hột Rừng, mỗi ngày sử dụng 40ml hoặc 50ml tùy vào thể trạng của từng người. Thời gian sử dụng là mỗi ngày 1 lần sau bữa ăn tối 1h đồng hồ.
Xem thêm một số Cách ngâm rượu độc đáo mà KAG Việt Nam đã sưu tầm.
- Cách ngâm rượu sâm cau chuẩn nhất
- Hướng dẫn ngâm rượu sâu chít chuẩn nhất
- Học bí quyết làm rượu mận đơn giản tại nhà
- Cách để ngâm rượu táo mèo ngon đúng chuẩn
0 nhận xét